Nguyễn Huy Hổ (Qúi Mão 1783-Tân Sửu 1841)
Nhà thơ thời Minh Mạng, có tên khác nữa là Nhậm, tự Cách Như, hiệu Liên Pha, sinh ngày 17-9-1783. Ông là con thứ hai của ông Nguyễn Huy Tự (tác giả truyện thơ Hoa Tiên) và bà Nguyễn Thị Đài là con thứ của ông Nguyễn Khản, ông gọi Nguyễn Du bằng cụ.
Từ năm 20 tuổi ông chán cảnh loạn lạc cuối đời Hậu Lê, sang triều Tây Sơn tranh hùng với chúa Nguyễn, ông vẫn không ra thi cử, ở ẩn đọc sách, cày ruộng. Anh ông là Nguyễn Huy Phó đỗ Giải Nguyên cuối đời Hậu Lê, cũng bỏ quan về ở Chung Sơn.
Đến năm 39 tuổi (1882), vua Minh Mạng triệu dụng ông, bổ làm Linh đài lang (một chức thuộc tòa Khâm thiên giám chuyên về thiên văn, lịch số). Từ đây ông thường được nhà vua và các quan trong triều vời đến làm thuốc chữa bệnh, nổi tiếng danh y, danh sĩ.
Năm Tân Sửu 1841, ngày 8 tháng 10 Duơng lịch ông mất, hưởng dương 58 tuổi.
Ông sáng tác văn học khá nhiều, nay còn truyền một tập truyện thơ: Mai Đình mộng kí.
Nguyễn Huy Hổ sinh ngày 17 tháng 9 năm 1783 (Quý Mão) trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng ở làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).
Ông là con trai thứ của danh sĩ Nguyễn Huy Tự (tác giả truyện thơ Hoa tiên) và bà Nguyễn Thị Đài (con gái Tham tụng Nguyễn Khản, gọi danh sĩ Nguyễn Du bằng chú). Vợ Nguyễn Huy Hổ là cháu gái vua Lê Hiển Tông.
Sống trong giai đoạn lịch sử rối ren và loạn lạc, Nguyễn Huy Hổ học giỏi, nhưng không đi thi, và cũng không ra làm quan.
Năm 1823, vua Minh Mạng nghe ông giỏi nghề thuốc và giỏi thiên văn, nên triệu ông vào cung làm thuốc, và cho giữ chức Linh đài lang ở Tòa khâm thiên giám.
Ngày 8 tháng 10 năm 1841 (Tân Sửu), Nguyễn Huy Hổ mất, hưởng dương 58 tuổi.
Tác phẩm để lại có Mai đình mộng ký (Ghi chép giấc mộng ở đình Mai) gồm 298 câu thơ bằng thể lục bát có xen 2 bài thơ ngũ ngôn luật.