Số người đang online : 39 Nguyễn Du (1766–1820) - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Nguyễn Du (1766–1820)
post image
Nguyễn Du (1766–1820)

Tác phẩm lớn nhất của ông là tập Truyện Kiều dài 3.254 câu, một tập truyện thơ nôm viết theo thể lục bát với ý nghĩa thăng trầm, từ ngữ giai điệu phong phú mà hầu hết người Việt Nam đều biết tới.

  • 1

    Cuộc đời đại thi hào Nguyễn Du

    Nguyễn Du (1766–1820), tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ, là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Tác phẩm lớn nhất của ông là tập Truyện Kiều dài 3.254 câu, một tập truyện thơ nôm viết theo thể lục bát với ý nghĩa thăng trầm, từ ngữ giai điệu phong phú mà hầu hết người Việt Nam đều biết tới. Ngoài ra những tập Bắc hành tạp lục, Thanh hiên thi tập, Văn tế thập loại chúng sinh của ông cũng rất nổi tiếng.

    Ông được xem như là một nhà thơ lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay, người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, ông được UNESCO tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới.

    Ông sinh ngày 03 tháng 01 năm 1766 tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh), nhưng sinh ra ở quê mẹ- làng Kim Thiều, xã Hương Mặc, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và trải qua thời thơ ấu ở Thăng Long. Ông thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt: cha là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm làm tới tể tướng dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm có 8 vợ, 21 người con). Anh khác mẹ (con bà chính) của ông là Toản Quận Công Nguyễn Khản làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều. Do là con thứ bảy nên Nguyễn Du còn được gọi là cậu Chiêu Bảy.

    Năm 1771, ông cùng gia đình Tể tướng Nguyễn Nghiễm chuyển về ở làng Tiên Điền.

    Năm 1775, lúc 10 tuổi Nguyễn Du mồ côi cha.

    Năm 1778, lúc mười ba tuổi mồ côi mẹ, ông phải ra Thăng Long ở với anh cả là Nguyễn Khản.

    Năm 1780, Nguyễn Du trở về làng Tiên Điền ở với người chú là Tiến sĩ Nguyễn Hành.

    Năm 1783, Nguyễn Du thi hương tại trường thi Nghệ An và đậu Tam trường. Vì lẽ gì không rõ, ông không tiếp tục thi lên nữa, mà đi nhận một chức quan võ ở Thái Nguyên, kế chân người cha nuôi của ông vừa mới từ trần.

    Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, đại thắng quân nhà Thanh. Nguyễn Du, vì tư tưởng trung quân phong kiến, không chịu ra làm quan cho nhà Tây Sơn.

    Từ năm 1789 đến năm 1795, ông sống ở Thái Bình- quê vợ.

    Năm 1796: Nguyễn Du dự định vào Gia Định cộng tác với Chúa Nguyễn, âm mưu bị bại lộ, bị nhà Tây Sơn bắt giam ba tháng.

    Có thể Nguyễn Du đã thai nghén Truyện Kiều vào thời gian này; năm đó Nguyễn Du đúng 30 tuổi ("Trải qua một cuộc bể dâu" - một bể dâu bằng khoảng 30 năm).
    Nhưng theo Giáo sư Nguyễn Lộc ("Từ điển Văn học" tập II - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1984) trang 455 viết: "Đoạn trường tân thanh(đoạn trường: đứt ruột; tân thanh: tiếng mới). là một truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814-20). Có thuyết nói Nguyễn Du viết trước khi đi sứ, có thể vào thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-09). Thuyết sau này được nhiều người chấp nhận".
     

    Từ 1797 đến năm 1802: Nguyễn Du ẩn dật tại Tiên Điền.

    Khi Nguyễn Phúc Ánh lật đổ nhà Tây Sơn Nguyễn Quang Toản, rồi mời Nguyễn Du ra làm quan; ông từ mãi mà không được nên miễn cưỡng tuân mệnh.

    Năm Gia Long nguyên niên (1802),ông làm tri huyện huyện Phù Dực (nay thuộc Tỉnh Thái Bình), rồi được ít lâu thăng tri phủ Thường Tín (Hà Đông).

    Năm 1805, ông được thăng Đông Các điện đại học sĩ, tước Du Đức Hầu.

    Năm 1809, ông làm cai bạ tỉnh Quảng Bình.

    Năm 1813, thăng Cần Chánh điện đại học sĩ, được cử làm Chánh Sứ đi Trung Quốc. Sau khi về nước, năm 1815, ông được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri.

    Theo Đại Nam Liệt Truyện: "Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì..."

    Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, cử ông đi sứ lần nữa, nhưng lần này chưa kịp đi thì ông đột ngột qua đời.

    Đại Nam Liệt Truyện viết: "Đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất; không trối lại điều gì."

  • 2

    Tác phẩm tiêu biểu

    Ngoài Truyện Kiều nổi tiếng ra, Nguyễn Du còn để lại

    • Văn tế thập loại chúng sinh
    • Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu
    • Thác lời trai Phường Nón (bằng chữ Nôm)

    Ba tập thơ chữ Hán điển hình

    • Thanh Hiên thi tập: viết khi làm quang dưới triều Nguyễn
    • Nam Trung tạp ngâm: viết khi làm quan ở Quảng Bình
    • Bắc hành tạp lục: viết khi đi sứ Trung Quốc

    Các bài thơ khác : Cảm Hứng Trong Tù - Đầu Sông Chơi Dạo - Đứng Trên Cầu Hoàng Mai Buổi Chiều - Đêm Đậu Thuyền Cửa Sông Tam Giang - Đêm Rằm Tháng Giêng Ở Quỳnh Côi - Lưu Biệt Anh Nguyễn - Mộ Đỗ Thiếu Lăng Ở Lôi Dương - Miếu Thờ Mã Phục Ba Ở Giáp Thành - Ngày Thu Gởi Hứng - Nói Hàn Tín Luyện Quân - Người Hát Rong Phủ Vĩnh Bình - Ngồi Một Mình Trong Thủy Các - Ngựa Bỏ Bên Thành - Ngày Xuân Chợt Hứng - Long Thành Cẩm Giả Ca - Tranh Biệt Cùng Giả Nghị - Qua Sông Hoài Nhớ Thừa Tướng Văn - Xúc Cảm Đình Ven Sông - Viếng Người Con Hát Thành La

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành