Số người đang online : 96 Hoàng Ngọc Phách - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Hoàng Ngọc Phách
post image
Hoàng Ngọc Phách

Hoàng Ngọc Phách (1896-1973)

Hoàng Ngọc Phách (1896-1973): Quê ở làng Đông Thái xã Yên Đường ( nay là xã Tùng Ảnh) tổng Việt Yên, huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh, hiệu là Song An, cha ông là một nhà nho từng tham gia phong trào Cần Vương.

Sau khi phong trào Cần Vương thất bại để tránh khủng bố gia đình Hoàng Ngọc Phách chuyển ra Thuận Thành Bắc Ninh (nay là Hà Bắc). Cả hai miền quê điển hình của Việt Nam ấy đều có ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp nhà giáo, nhà văn của Hoàng Ngọc Phách. Hồi nhỏ học chữ Nho với thân phụ, năm 1911 học tiếng Pháp tại Hà Nội, năm 1913 đỗ bằng khoá sinh, năm 1914 đỗ bằng tiểu học Pháp - Việt và trúng tuyển vào trường Trung học Bảo hộ, năm 1919 đỗ bằng Cao Đẳng tiểu học Pháp và bằng Thành Chung cũng năm ấy ông trúng tuyển vào trường Cao đẳng sư phạm và tốt nghiệp năm 1922. Suốt 20 năm dạy học dưới chế độ thực dân do có liên quan xa gần đến phong trào yêu nước trong các trường đại học ông luôn bị chuyển đến hết nơi này đến nơi khác. Năm 1935 về dạy học tại Bắc Ninh nhiều lần giữ chức Giám đốc học khu Bắc Ninh cho đến tận Tổng khởi nghĩa. Cách mạng tháng Tám thành công ông giữ những trọng trách trong ngành giáo dục, sau ngày hoà bình lập lại ông công tác ở Ban tu thư Bộ giáo dục, tham gia sưu tầm biên soạn các công trình về văn học cổ điển, cận đại dân gian Việt Nam.

Hoàng Ngọc Phách ra đời vào giai đoạn chuyển giao giữa hai thế kỷ, giai đoạn mà xã hội Việt Nam đòi hỏi những bước chuyển mình từ cái cũ sang cái mới. Đó là giai đoạn mà những tinh hoa của nền văn học Phương Tây, tiêu biểu là văn học Pháp tác động mạnh mẽ và tạo nên những biến đổi về chất trong văn học Việt Nam và thấm dần vào các tầng lớp trí thức tạo nên những bước chuyển mạnh mẽ trong ý thức của họ. Lịch sử văn học Việt Nam đã chọn Hoàng Ngọc Phách làm người thể hiện những bước chuyển về chất ấy - người mở cánh cửa đầu tiên cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Với tác phẩm “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách đã tạo nên một cuộc cách tân lớn trong nghệ thuật, ông trở thành người đi tiên phong mở đường cho cả phong trào tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn sau này. Lần đầu tiên một cuốn tiểu thuyết hiện đại đặt ra một vấn đề xã hội bức xúc bấy giờ: đó là cuộc đấu tranh chống lại những ràng buộc khắt khe trong lễ giáo phong kiến mà đỉnh cao là cuộc đấu tranh âm thầm cho tình yêu chân chính xuất phát từ con tim. Nhưng ý nghĩa lớn lớn lao trong tác phẩm của ông chính là ở chổ nó đã chứa đựng những giá trị khách quan vượt khỏi ý muốn của tác giả. Tố Tâm khẳng định quyền sống, quyền tự do lựa chọn trong tình yêu hôn nhân cũng như sự dũng cảm của lớp người mới dám hy sinh cho tình yêu đó trước quyền uy của lễ giáo phong kiến khắc nghiệt. Vấn đề giải phóng cá nhân của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học đã có từ trước nhưng phải đến Hoàng Ngọc Phách nó mới trở thành nhu cầu cấp bách của toàn xã hội, mới đầy đủ có điều kiện để dần đần biến thành một cuộc đấu tranh, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách chính là phát pháo đầu tiên của cuộc đấu tranh ấy. Chỉ với một cuốn tiểu thuyết gần 100 trang giấy ông đã đặt ra hàng lọat vấn đề của thể loại làm thay đổi hẳn những quan điểm nghệ thuật xưa cũ.

Hoàng Ngọc Phách không chỉ đến với chúng ta với tư cách là một nhà văn có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học và sự trưởng thành của khoa học xã hội mà ông còn là một nhà giáo thế hệ của những người khai sinh ra nền giáo dục của chế độ mới.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành
купить диплом магистра