Số người đang online : 26 ĐÌNH XUÂN TRÀNG - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH XUÂN TRÀNG
post image
ĐÌNH XUÂN TRÀNG

Số 97 - QĐ ngày 21/01/1992

ĐÌNH XUÂN TRÀNG



1.    Tên di tích: Đình Xuân Tràng
2.    Loại công trình: Đình
3.    Loại di tích: Lịch sử cách mạng
4.    Quyết định: Số 97 - QĐ ngày 21/01/1992
5.    Địa chỉ di tích:  Xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, Hưng yên
6.    Tóm lược thông tin về di tích lịch sử:
     Đình Xuân Tràng:
Đình Xuân Tràng được xây dựng năm 1911, hoàn thành năm 1913 với mục đích thờ Thánh là ông Nguyễn Công Hiệt và bà Nguyễn Lương Nguyệt là hai chị em sinh đôi ngày 20/01/1040 ( giáp Dần), Hai người cùng mất ngày 21/12/1078- Bính Thìn.     Đình có tổng diện tích khuôn viên 1843m2, trong đó công trình hoạt động tín ngưỡng 01 nhà một tầng với diện tích sàn xây dựng 259m2, công trình khác một nhà, một tầng với diện tích 36m2.
Ông Nguyễn Công Hiệt quê Do Tràng Khu - Đông Than Trang – Tế Giang huyện- Thuận Thành phủ Kinh Bắc đạo. Nay là Thôn Xuân Trang, xã Đồng Than, huyện YênMỹ, tỉnh Hưng Yên. Thân phụ là cụ Nguyễn Danh Hàn, thân mẫu là cụ Trần Thị Minh, cả hai phụ mẫu đều làm việc thiện và mất năm 1064 (Giáp Thìn).
Sau khi để tang phụ mẫu 3 năm, Nguyễn Công Hiệt ra Thăng Long học hành, bà Nguyệt lấy chồng, tần tảo nuôi em ăn học. Ông Nguyễn Công Hiệt là người thông minh, học giỏi, văn võ song toàn. Lúc bấy giờ nước ta bị giặc ngoại xâm xâm lược, phía Bắc có giặc Tống, phía Nam có giặc Chiêm Thành. Vua Lý Nhân Tông cho Vời Lý Thường Kiệt triệu tập binh mã chống giặc. Lý Thường Kiệt về Kinh Bắc và gặp Nguyễn Công Hiệt, ông thấy Nguyễn Công Hiệt là người toàn tài nên đã dâng sớ tấu vua. Công Hiệt được vua triệu kiến, ông đã tỏ rõ tài năng xuất chúng của mình và được vua phong “ Nguyên Soái Thuỷ đạo tướng quân” và cùng Lý Thường Kiệt thuỷ bộ đánh sang Châu Khâm, Châu giảng, Động Sa Ma. Giặc Tống đại bại, giặc Chiêm tan tác, chiến thắng khải hoàn, vua mở yến tiệc ăn mừng và phong “ Tả Thị Lang tổng chấn Kinh Bắc” và ban thưởng mũ áo cho Công Hiệt về quê vinh quy bái tổ. Về quê Công Hiệt mở tiệc mời dânlàng, đang vui bỗng có mưa to gió lớn, có đám mây hồng chiếu vào ông và ông đã ra đi. Bà chị vì quá thương em là người tài có công với dân với nước đã mất cùng ngày với Nguyễn Công Hiệt.
Triều đình lúc bấy giờ đã sắc phong cho 2 chị em ông là hai vị thần “ Hiền Hồ hiệt tường minh trực tập phúc đại vương bản cảnh thành hoàng ngưng hưu trung đẳng thần” và “ Nguyệt tinh phu nhân linh ứng chi hiền” và cấp ruộng quan điền miễn thuế. Đến thời vua Trần Nhân Tông, Lê thái Tổ đều sắc phong. Nhân dân tưởng nhớ công lao của hai vị thánh nên đã lập đền thờ tại nền đất ở của hai vị từ thời nhà Lý. Đến năm 1923 đền được trùng tu, xây 7 gian ngoài nay còn nguyên vẹn. Thời Pháp thuộc là cơ sở hoạt động cách mạng, đến năm 1943 đình là nơi đặt quân y tỉnh Hưng Yên. Trong thời kỳ chống Mỹ ( 1972 – 1975) là nơi chưa vũ khí của Bộ quốc phòng.



 




0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành