Số người đang online : 30 ĐÌNH LIÊU TRUNG - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH LIÊU TRUNG
post image
ĐÌNH LIÊU TRUNG

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số...

ĐÌNH LIÊU TRUNG
    

 
1. Tên di tích: Đình Liêu Trung.
2. Loại công trình:   Đình
3. Loại di tích:  Đình cổ di tích Lịch sử cách mạng
4. Quyết định:  Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 22/1999/QĐ-BVHTT, ngày 06 tháng 04 năm 1999.
 
5. Địa chỉ di tích: Thôn Liêu Trung, Xã Liêu Xá, huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên.
6. Tóm lược thông tin về di tích:
● Di tích lịch sử Đình Liêu Trung - Liêu Xá - Yên Mỹ - Hưng Yên.
    Sự kiện, nhân vật lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đình Liêu Trung đã được lưu giữ trong nhiều văn bản trong viện HÁN NÔM và bảo tồn bảo tàng TW
I. SỰ KIỆN VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ ĐÌNH LIÊU TRUNG.
    Vào đầu TK XIII chính quyền TW triều Lý Suy tàn, các thế lực phong kiến tranh dành quyền lực, nổi dậy âm mưu cát cứ chống đối lẫn nhau. Đất nước lâm vào cảnh loạn lạc, nhân dân rất cực khổ. Trước tình  hình đó ở làng Liêu Trung có anh em cụ:
- Lưu Gia Mạnh Cả
- Lưu Gia Hoàng Ân
- Lưu Gia Hồng Phúc
- Lưu Gia Hồng Đức
    Tổ chức nhân dân khởi binh, bảo vệ xóm làng các ông cùng Đức Đoàn Thượng hiệu là Đông Hải Đại Vương kêu gọi bầy tôi nhà Lý chống lại tập đoàn phong kiến nhà Trần. Với lễ giáo phong kiến “TRUNG THẦN BẤT SỰ NHỊ QUÂN” nghĩa là bề tôi trung thành không có hai vua.
    Năm 1226 triều Lý suy tàn, nhà Trần thay thế nắm quyền cai quản đất nước. tướng quân Đoàn Thượng quyết không quy phục nhà Trần tự xưng là Đông Hải Đại Vương.
    Đức Đoàn Thượng cùng ba ông: Ông Cả, ông Ân, ông Phúc chống lại nhà trần khoảng 10 năm giao chiến 18 trận.
    Trận cuối cùng, trận đánh lớn ở cánh đồng Giao thuộc Bần Yên Nhân, Đức Đoàn Thượng bị chém đứt đầu, thân ngài vẫn trụ vững trên mình ngựa tới tận Mao Nghé cách Bần Yên Nhân khoảng 8 cây số thân ngài mới chịu dời ngựa để lại câu chuyện “Đầu Bần - thân Mao” truyện này có suất sứ từ chuyện chép trong “Việt Điện U Linh” của Lý Tế Xuyên.
    Đức Đoàn Thượng tử nạn ngày 25 tháng chạp. Nhân dân biết ơn Đức Đoàn Thượng tôn vinh làm thần Hoàng, được tôn thờ ở nhiều nơi, trong đó có đình làng Bần Yên Nhân. Đức Đoàn Thượng mất, các cụ họ Lưu gia chỉ chống cự được vài năm và cũng hi sinh.
Nhân dân Liêu Trung biết ơn sâu sắc công lao của các cụ với dân làng. Nhân dân Liêu Trung tôn vinh các cụ là Thần của làng.
Cụ Lưu Gia Mạnh Cả thờ ở miếu xóm đông.
Cụ Lưu Gia Hoàng Ân thờ ở đình làng.
Cụ Lưu Gia Hồng Phúc thờ ở miếu Kinh.
Cụ Lưu Gia Hoàng Ân thờ ở đình làng. Nhân dân tôn vinh cụ là thần Hoàng của làng, bốn mùa hương khói tỏ lòng biết ơn các cụ.
Đình làng Liêu Trung xưa từ thế kỷ XII, XIII nay là thế kỷ XXI là một thời gian quá dài trong lịch sử đất nước, lịch sử của một làng, cũng làm cho đình làng thay đổi rất nhiều về địa điểm, hình khối và kiến trúc.
II. KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT ĐÌNH LIÊU TRUNG.
Đình Liêu Trung đã được làm đi làm lại nhiều lần. Đình ngày nay to, đồ sộ, hiện nay trong tỉnh Hưng Yên không có đình nào to bằng đình Liêu Trung. Đình Liêu Trung ngày nay được làm vào năm 1927 năm Đinh Mão (Biên Niên Bảo Đại).
Đình Liêu Trung tôn thờ thần Hoàng Lưu Gia Hoàng Ân trải qua năm tháng và chiến tranh di tích vẫn còn đồng bộ, dấu tích kiến trúc, điêu khắc mỹ thuật hiện hữu mang dấu ấn đời Nguyễn, kết cấu công trình theo kiểu chữ Công.
Đặc biệt là toà trung tự (Ống Muống) kiến trúc trồng diềm tạo ra bước đột  khởi chiều cao cho nơi thờ tự thoáng khí và sáng sủa. Chạm khắc mỹ thuật và các mảng cốn đầu dư, đầu bẩy tinh sảo thể hiện tài năng nghệ thuật dân gian trong việc kế thừa, sáng tạo, xứng đáng được bảo tồn và nghiên cứu lâu dài về nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc nghệ thuật của các nghệ nhân.
Cùng với kiến trúc nghệ thuật đình làng Liêu Trung nằm trong cảnh quan khá đẹp. Đình nằm ở trung tâm của làng tiêu biểu cho các di sản văn hóa làng quê Việt Nam “Cây đa, giếng nước, sân đình”.
Hiện nay đình Liêu Trung còn lưu giữ rất nhiều hiện vật có giá trị lịch sử và điêu khắc nghệ thuật. Đình Liêu Trung đã được các triều đại phong sắc:
- Cảnh Thịnh  2 đạo sắc 1756
- Duy Tân 1 đạo sắc 1907 - 1916
- Khải Định 1 đạo sắc 1916-1925
    Ngày 06/01/1999 - Bộ Văn Hóa, Bộ TT nước CHXHCN Việt Nam Quyết định: Công nhận Đình Liêu Trung là: “DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA”
   
 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành