Số người đang online : 30 ĐỀN TỐNG TRÂN - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐỀN TỐNG TRÂN
post image
ĐỀN TỐNG TRÂN

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số:2307-QĐ...

ĐỀN TỐNG TRÂN
 
1. Tên di tích: Đền Tống Trân
2. Loại công trình: đền thờ
3. Loại di tích:  Lịch sử văn hoá cấp quốc gia
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số:2307-QĐ ngày 30 tháng 12 năm 1991 của Bộ văn hoá thông tin.
5.  Địa chỉ:  Thôn An cầu - xã Tống Trân - Huyện Phù Cừ - Tỉnh Hưng Yên
6. Tóm lược thông tin về di tích:
            Ngày ấy cách đây 1449 năm ở xã An Đô tổng Võng Phan, huyện Phù Hoa thuộc Khoái lộ phủ: tức là thôn An Cầu - Xã Tống Trân - Huyện Phù Cừ - Tỉnh Hưng Yên ngày nay.Có người họ Tống tên là Thiệu Công dòng dõi thi thư, trong nhà hiếu lễ ngoài xã hội khoan hoà nhân hậu. Vợ tên là Đào Thị Kuông người xã Phù Oanh tổng Kim Phương nay là thôn Phù Oanh xã Minh Tiến cùng huyện. Hai người sống với nhau rất thuận hoà thường tu nhân tích đức, các đền chùa miếu mạo dột nát hai cụ đều xuất tiền của trùng tu. Đến tuổi lục tuần mới có con, bà cụ mang thai hơn 11 tháng đến đầu giờ Dần ngày 15 tháng 4 Bính Ngọ (556) một nam tử ra đời mặt khôi ngô tuấn tú tục truyền lúc ấy trong nhà có ánh hào quang sáng loáng suốt ba ngày đêm mơí hết. Hai cụ mừng rỡ bèn đặt con tên là Tống Trân, Tống Trân lớn nhanh như thổi mới lên ba tuổi đã thông thái tinh tường hết âm luật. Nhưng hoạ phúc trùng lai mừng rỡ mới được ba thu thì tin buồn từ đâu ập đến cụ ông lâm bệnh qua đời , cảnh nhà xa sút mẹ goá con côi, già yếu lên 5 tuổi Tống Trân phải dắt mẹ đi ăn xin cầu thực , cầu tài. Đến miền đất Sơn Tây xin vào lý đường tiên sinh để học thấy người hàn sỹ Cúc Hoa con nhà trưởng giả động lòng thương mến, nàng dấu cha, dấu mẹ đem của cho chàng ăn học, khi cha mẹ biết cấm đoán không được liền đánh đập đuổi đi. Được người mẹ đẻ thương con gái dấu vuốt cho mang theo đồ trang sức , nàng đã bán đi rồi rước thầy dạy nuôi chàng ăn học. Tống Trân khí tiết thông minh thiên tư sáng suốt học một biết mười trên thông thiên văn dưới tường địa lý mọi việc đều am hiểu tinh tường không việc gì là không biết, không việc gì là không hiểu, thiên kinh vạn quyển người đã thuộc làu. Năm Tống Trân lên bảy tuổi vua Tiền Lý Nam Đế mở hiếu niêm khoa tuyển nhân tài giúp nước, ngày 19/9 năm ấy Tống Trân vào kinh đô ứng thí , ba kì đấu đáp ông đều dành phần thắng hạng đầu. Ngày 1/2 năm Quý Sửu đỗ đệ nhất giáp cập , đệ nhất danh Trạng Nguyên vua khen rằng :Quốc sĩ vô song tướng tài qủa nhị trong nước chỉ có một ông là danh sĩ tướng tài cũng chỉ có một mình ông .Ngày 10/4 năm 563 vua ban cờ một nghìn vuông gấm lụa và 10 đĩnh vàng cho vinh qui bái tổ .Tống Trân bái lĩnh lên xe về làng tới nhà làm lễ bái yết tổ tiên thăm hỏi hai bên họ hàng nội ngoại khao vọng trong vòng một tháng rồi cưới bà Cúc Hoa làm vợ .Tống Trân làm nhà ở quê mẹ tại xã Phù Oanh để vợ trông nom mẹ già rồi trở lại Kinh thành nhận chỉ được 3 tháng vua sai sứ Tàu Tống Trân vâng mệnh sang Bắc quốc tới kinh thành vào yết kiến vua Tàu là Linh Long Kiểu Huy vua Tàu thử văn chương võ nghệ người đều đối đáp được đâu ra đấy ,vua khen là kì đồng cho đứng đầu bá quan của 18 nước chư hầu ,phong làm trạng nguyên của hai nước Hán Việt
            Lại nói ở nhà từ khi Trạng Nguyên đi sứ Cúc Hoa và một lòng thuỷ chung nuôi dưỡng mẹ thay chồng rất là hiếu thảo nhưng cha nàng ông trưởng giả tham lam, độc ác. Trạng Nguyên vắng nhà bèn bắt con gái gả cho Đình Trưởng một tham quan hiếu sắc nhưng bà quyết một lòng không thuận theo chết thực hiện : (Nhất nữ bất canh nhị phụ) bà đến từ bi mẹ chồng rồi vào rừng tự tử thấy cảnh trái ngang sơn thần hiện lên can ngăn khuyên bà gắng sống chờ đợi Trạng về rồi bảo bà viết thư sơn thần mang đi cho Trạng. Sơn thần hoá thành sư tử mang thư đến gặp Trạng Nguyên. Được tin Tống Trân dâng sớ xin về Nam Việt thăm song đường vua Linh Long Kiều hậu chuyển tấu ban cho bộ ngọc thông thiên Tống Trân bái tạ trở về Nam Việt. Chưa biết thực hư Trạng Nguyên đóng giả người hành khất vào dò la tin tức đến gặp mẹ biết rằng Cúc Hoa một lòng trung hiếu, Trạng Nguyên lấy làm cảm kích và căm giận thay cho trưởng giả lòng nang dạ thú bèn đem quân lính kéo về, trong nhà trưởng giả đang ăn uống linh đình chờ ngày đình trưởng đến đón dâu thấy Trạng Nguyên đã về ai lấy đều rất sợ hãi, Trạng Nguyên chấn an dân chúng rồi hỏi tội đình trưởng ngài ra phạt đáng lẽ để tang 3 năm giảm xuống còn một năm để cho Cúc Hoa khỏi tủi thân , công việc xong xuôi Trạng Nguyên trở lại Bắc Quốc làm nốt sứ mệnh vua giao . Hết hạn 10 năm Trạng Nguyên trở về Nam Việt, vua Đại Việt là Triệu Quang Phục nối nghiệp nhà Lý thấy Trạng tài cao trí dũng phong là phụ Quốc Thượng Tể , thấy Cúc Hoa tiết nghĩa trung hậu phong là Quận Chúa Phu nhân . Ở Bắc Quốc vua tàu gả con gái là Bạch Hoa Công Chúa cho Tống Trân. Trạng Nguyên khước từ không được đành phải nhận, khi ngài về nước được vài năm Bạch Hoa công chúa tâu với vua cha xin xuất giá theo chồng đến Nam Việt , vua tàu thương con đành phải cho đi ban lệnh phái 300 quân tướng sĩ đi thuyền buồm hộ tống đến vùng cửa biển Phố Hiến (nay thuộc Thành phố Hưng Yên) bị phong ba bão táp thuyền đắm quân sĩ chết đuối trôi dạt vào bờ còn Bạch Hoa công chúa thì được bầy khỉ bày cừu đem hoa quả đến cho ăn lưu lạc trong rừng.
            Nhân lúc ấy Trạng nguyên đem quân đi săn bắn rong ruổi trong rừng gặp bầy cừu non và khỉ chạy rồi kêu cứu , tới nơi thấy Bạch Hoa Công Chúa Trạng Nguyên mừng rỡ hỏi ra thì mới hay biết bèn cho quân sỹ chôn cất những người xấu số và rước bà về kinh gia đình đoàn tụ. Cúc Hoa vui mùng đón nhận hai người nhường nhau không ai chịu làm cả chỉ chịu làm thứ, Cúc Hoa cho rằng Bạch Hoa Công Chúa là con vua, bà chỉ là con quan trưởng giả . Bạch Hoa công chúa cho mình là lấy sau cũng không dám nhận, Trạng Nguyên nghĩ ra một cách thi tài để chọn ngôi chính vị đưa cho mỗi người một vuông gấm ai may được áo trước thì người đó làm cả, hai người căm cụi cắt may đều xong cùng một lúc đem áo dâng lên Trạng Nguyên cả hai đều giỏi từ đường kim mũi chỉ đến kích thước không chê vào đâu được , ngài lại nghĩ ra một cách đưa cho hai người một đấu gạo, một liêu đất và một bó mía tươi ai thổi được cơm chín người đó làm chính cung, hai bà vâng lệnh mang ra chỉ ngồi thở dài, Trạng đi qua thấy vậy bèn đọc hai câu thơ (Vừa ăn vừa nấu mới hay xưa kia nuôi mẹ nuôi thầy làm sao). Nghe được đến đây Cúc Hoa vui vẻ hẳn lên bà vo gạo đổ vào nồi rồi tước mía ngồi ăn nhai bã cho kiệt bật diêm châm lửa bã mía bắt lửa cháy đùng đùng chẳng mấy chốc nồi sối cơm chín dâng lên, còn Bạch Hoa công chúa bắt trước làm châm lửa bã mía của bà không sao cháy được , cơm mãi không sôi đem ra vẫn còn nguyên gạo. Bach Hoa công chúa quỳ xuống xin Trạng Nguyên cho làm thứ thiếp.
            Đến tuổi lục tuần Trạng Nguyên được nhà vua cho treo ấn từ quan về nghỉ ở làng quê và được vua ban lộc điền hàng năm thư thuế ở huyện Phù Hoa để dưỡng tuổi già , bà Cúc Hoa bị chứng đau bụng mới có 3 ngày thì viên tịch ngày 3/3 , Trạng Nguyên thương xót làm ma an táng tại đống Phượng Hoàng và lập đền thờ ngay trên phần mộ.
            Được vua cắt cho 3 mẫu ruộng hậu thần giao nhân dân xã Phù oanh phụng sự, Trạng Nguyên về làng mở trường dạy học cho con cái thần dân trăm họ học không phải mất tiền. Ai nghèo khó còn được chu cấp thêm tiền gạo, mới đợc 5 năm thì Trạng Nguyên lâm bệnh mã đao và viên tịch.
            Ngày 5/5/621 vua được tin thương nhớ bầy tôi trung dũng bèn phong sắc thượng đẳng phúc thần và sai quan đại thần là Nguyễn Khắc Huy đem sắc chỉ chuẩn xã An Đô phúc sự sau lại phong thượng đẳng tối linh phụ quốc thượng tể, song tuấn Tống Đại Vương làm ma an táng và lập đền thờ tiên cư tự. Vua cắt cho 13 mẫu ruộng làm hậu để nhân dân địa phương phụng sự. Hằng năm tháng 2 và tháng 8 vua ra ban cho 80 quan tiền sai quan lại đại thần về làm lễ tế Trạng Nguyên.




 



0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành