Số người đang online : 15 ĐÌNH LẠC CẦU - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH LẠC CẦU
post image
ĐÌNH LẠC CẦU

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 141-QĐ/VH...

ĐÌNH LẠC CẦU

    1.  Tên di tích: Đình Lạc Cầu
    2.  Loại công trình : Kiên cố
    3.  Loại di tích : Lịch sử - Văn hóa
    4.  Quyết định :  Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 141-QĐ/VH ngày 23/01/1997 .
    5. Địa chỉ di tích : Thôn Lạc Cầu, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên
    6. Tóm lược thông tin về di tích
        Thôn Lạc Cầu trước đây có Đình Đông và Nghè Tây thờ hai vị Thành Hoàng. Sau nhân dân dồn về xây dựng ngôi đình hiện naycó tên là Đình Lạc Cầu ( Lấy tên thôn đặt tên cho Đình)
        Đình Lạc Cầu được xây dựng trên khu đất rộng, cao ráo, ở trung tâm thôn với thế Rồng chầu, hổ phục. Có dòng sông chảy qua trước mặt . Trước ngôi Đình có qui mô lớn: Cổng có cột đồng  trụ to, Đại môn hình vòng cung, hai bên là giải vũ. Trải qua nhiều biến cố nay Đình còn kiểu chữ Đinh. Đinh là một kiến trúc cổ, các đầu bẩy ở hiên chạm kênh bóng rồng cuốn khỏe mạnh, cửa bức bàn, tòa tiền tế năm gian, mái lợp ngói ta, tòa tiền tế kiểu lòng thuyền tứ trụ. Có 16 cột lim, kiến trúc gỗ chủ yếu kiểu con chồng, đẩu se, kẻ chuyền cuốn bưng chạm khắc kênh bong. Gian trung tâm hai vì đầu dư chạm đầu rồng, râu, vây uốn lươn xoắn hình số 8. Toàn bộ các gian kiến trúc thời Nguyên và 2gian cuối còn mang phong cách kiến trúc thời Lê.
    Hậu cung, có bàn thờ hai vị thành Hoàng đặt trên hai cỗ ngai thờ hai Thành Hoàng được làm từ thời Nguyễn. Trong nôi tự còn có nhiều đồ thờ tự cổ.
    Gian trung tâm của tòa tiền tế có hai bức đại tự, một bức ghi " Thánh cung vạn tuế", còn một bức ghi " Phù vương cứu quốc" tức phù vua cứu nước  trong đình có bốn câu đối ghi công đức của Thành Hoàng. :
    Câu 1.
            Một trận xuất quân đánh tan giặc Bắc                                                                       Bốn phương nghiêm trang cung kinh tuân hành lệnh vua nước nam   
        Câu 2
        Một thời anh cùng em đánh giặc
       Ngàn thu dấu tích linh thiêng tướng như thần
  Câu 3:
        Một ngày dẹp yên được giặc
            Ba năm giúp vận nước có Trưng Vương
  Câu 4:
        Chiến công hiển hách như tiếng sấm vang động cứu yên đất nước
                   Uy vũ linh thiêng lẫm liệt ,gió mưa che chở cho dân an toàn.     Đình Lạc Cầu là di tích thờ hai vị anh hùng lớn là từ chính quê hương đó là: Trương Công Tuấn và Lý Công Mẫn. Là con của người có tên là Trương Công Nghiệp, vợ là Lý Thị Vi quê ở Minh Linh, Châu Bố Chính, nổi tiếng thơ văn và tình hình hiếu đễ
     (Trương Công Tuấn là con đẻ , Lý Công Mẫn là con nuôi) Lúc bấy giờ nước ta  thuộc thời Tây hán nước ta bị Phương Bắc đô hộ dưới quyền của Thái Thú Tô Định .
-        Trương Công Nghiệp được bổ làm quan  huyện Tế Giang, phủ Thuận An, đạo Kinh Bắc. Một  lần đi du ngoạn thấy đất Lạc Cầu có thế đất tốt bèn xây dựng tòa nhà làm nơi nghỉ ngơi và giúp đỡ dân lành. Tại đây ông sinh hạ Trương Công Tuấn và nuôi Lý Công Mẫn, hai ông là người học giỏi, thông minh, văn võ kiên  toàn, trên thông thiên văn, dưới tường địa lí . Do thù nhà nợ nước (cha ông bị Tô Định vu cho làm phản và chem. đầu) . Hai ông dã tích trữ lương binh kết giao anh hùng tìm chờ minh chúa và trở về cung sở ở lạc cầu  vài tháng sau ở đạo Tây Sơn Hai chị em Trưng Vương khởi binh  hai ông tìm đến và được hai Bà sai về đạo Kinh Bắ.c uý lạo dân dan tình thu phục anh hung  Về  Lạc Cầu hai ông truyền hịch kêu gọi hào kiệt, tiêu diệt Tô Định. Quan hai ông có hang vạn người khí giới tinh nhuệ đánh cho Tô định đại bại . Sau thành công hai Bà  phong cho hai ông là Đại Vương và ban cho câu " Tiết Cùng Phủ Việt". Hai ông về lại Lạc Cầu chia là Đông và Tây lập hai cung riêng là Tây Cung và Đông Cung, khuyến dân làm ruộng, dệt vải đẹp và có tiếng là làm việc nghĩa.
           Khi đất nước bị quân Mã Viên xâm lược hai ông được Hai Bà tiến cử làm tướng   tiên phong cầm quân dẹp giặc cùng các vị tướng nổi danh như Mai Thiện, Lê Chân
    Trương Công Tuấn và Lý Công Mẫn dũng cảm xung trận, khởi nghĩa thất bại Hai ông  anh dũng hy sinh. Nhân dân thôn Lạc Cầu để ghi nhớ công lao đã lập đình thờ cúng và tôn hai ông làm Thành Hoàng .
        Hai ông là hai vị anh hùng có tài thao lược và lòng yêu nước tha thiết đã theo Hai Bà Trưng  dốc lòng dốc sức cho cuộc kháng chiến và đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc ở thế kỷ thứ nhất ( năm 40). Lịch sử của vị tướng đã được ghi vào Thần tích năm 1572.
        Trải qua các triều đại phong kiến đều phong sắc và Thần hiệu cho làng Lạc Cầu thờ cúng, mãi ngày nay làng còn giữ được ba đạo sắc thời Nguyễn.
        Đình Lạc Cầu thời hiện đại còn ghi lại nhiều  sự kiện lịch sử ở địa phương năm 1945 là nơi họp các đồng chí tham gia cách mạng trong kháng chiến chống Phạp đó là cuộc họp của chi bộ Lạc Cầu, Ngọc Long, Đồng Than.
    * Hội làng được mở vào ngày 10 tháng 3 là ngày sinh của Trương Công Tuấn và ngày 15 tháng 8 là ngày sinh của Lý Công Mâu.   







































































   










   









   


























0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành