Số người đang online : 28 VẠN AN THẠNH - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

VẠN AN THẠNH
post image
VẠN AN THẠNH

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 51 ngày...

VẠN AN THẠNH



 
1.    Tên di tích: Vạn An Thạnh
2.    Loại công trình:
3.    Loại di tích:
lịch sử
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 51 ngày 12 tháng 01 năm 1996
5.    Địa chỉ di tích: Vạn An Thạnh – Thôn Triều Dương – Xã Tam Thanh Huyện Phú Quý – Tỉnh Bình Thuận
6.    Tóm lược thông tin về di tích
Vạn An Thạnh tọa lạc trên một bãi cát trắng sát cạnh bờ biển thuộc làng Triều Dương xã Tam Thanh, Huyện Phú Quý. Vạn ở vị trí cách trung tâm 2,5 km về hướng đông nam và cách UBND xã Tam Thanh 1 km về hướng đông.
 
Vạn An Thạnh
Vạn An Thạnh là vạn có niên đại sớm nhất so với các Vạn khác ở Phú Quý. Vạn được tạo dựng vào năm Tân Sửu (1781) để tôn thờ cá Voi (Thần Nam Hải) và thực hiện các nghi lễ liên quan đến phong trào tập quán tín ngưỡng thờ cúng cá Voi của ngư dân Đảo Phú Quý.Tên Vạn An Thạnh nói lên ước nguyện có một cuộc sống an khang, thịnh vượng của bà con ngư dân nơi đây.
Ngoài chức năng chính là thờ thần Nam Hải, Vạn An Thạnh còn thờ các bậc Tiền hiền, Hậu hiền có công khẩn hoang, lập làng dựng Vạn trên đảo.
Thuở sơ khai, Vạn chỉ là một bộ khung gỗ lợp tranh vách lá, bấy giờ chưa có “Ngài” nào trôi dạt lên đảo. Đến năm Tân Sửu (1841) mới có “Ngài” đầu tiên “Hóa” (chết) dạt vào bãi cát trước Vạn. Bà con ngư dân đã tổ chức nghi lễ mai táng long trọng. Vị này to lớn và là vị đầu tiên trôi dạt lên đảo nên được gọi là “Vị Cố” và lấy ngày 15 tháng 10 âm lịch (ngày ông lụy) hàng năm làm ngày giỗ chính thức của Vạn An Thạnh và cũng là ngày Tế Thu.
 
Đây là bộ xương cá Voi lớn thứ hai ở Bình Thuận
Đối với triều Nguyễn tất cả những lăng, vạn thờ cá Ông đều được tôn trọng vì theo sự tôn sùng của nhân dân cá Ông đã nhiều lần giúp Nguyễn Ánh thoát nạn trên biển. Vạn An Thạnh được các Vua triều Nguyễn ban tặng 10 sắc phong (10 điệu sắc). Nội dung các sắc thần chủ yếu ban tặng “Nam Hải cự tộc Ngọc Lân” và những “tướng lĩnh” giúp Nguyễn Ánh thoát nạn trên đảo khi bị quân Tây Sơn đánh đuổi. 10 điệu sắc đó là: 03 điệu Vua tự Đức năm thứ 5 ngày 29 tháng 11 năm Nhâm Tý (1852) phong tặng sắc cho Vạn An Thạnh, phong cho bà Chúa Ngọc, Nam Hải cự tộc, Bắc quân Đô Đốc. Tự Đức năm 33 ngày 24 tháng 11 năm Tân Tỵ (1881) tặng cho bà Chúa Ngọc. 02 điệu Đồng Khánh ngày mồng 1 tháng 7 năm Đinh Hợi (1887): tặng cho bà chúa Ngọc 01 điệu, 01 điệu tặng cho bà chúa Quan Thánh, Nam Hải cự tộc. Duy Tân năm thứ 3 năm Mậu Ngọ (1918) tặng cho bà Chúa Ngọc. 03 điệu của Khải Định ngày 29 tháng 7 năm Giáp Tý (1924): 01 điệu tặng cho bà Chúa, ông Quan thánh, Nam Hải, 01 điệu cho Trấn Bắc quân Đô Đốc là điệu Khải Định, 01 điệu cho Nam Hải cự tộc Ngọc Lân.
Ngoài 10 sắc thần, Vạn An Thạnh còn nhiều hiện vật quan trọng khác tạo nên di sản văn hóa của cư dân vùng đảo, bao gồm tượng thần “thủy lân”, gia phả, văn tế, hoành phi, liên đối…Có hai câu đối ở chánh điện có từ thời Lê đó là:
“Nam Hải dương oai phò hà hải
Thân ân quy mộ hộ vạn trung”
(Thần Nam Hải dương oai phò hộ ngư dân ngoài biển cả
Khi về mộ Thần vẫn linh hiển phò hộ chúng dân).
Vạn An Thạnh là di tích kiến trúc tôn giáo liên quan đến tín ngưỡng ngư nghiệp của ngư dân Phú Quý. Hướng chính quay về phía Nam nhìn ra biển khơi. Các bộ phận kiến trúc chính của Vạn gồm Chính điện, Võ ca và Tiền hiền được bố trí dạng chữ Tam. Ngoài ra trong khuôn viên còn có các bộ phận phụ khác như: Khu mai táng xác ông bà, công quán, cổng vào, án phong, nhà khói…Trong chánh điện chính giữa thờ Thần, phía đông có bàn Tiên sư, phía tây thờ bà Thủy, có 08 bộ bát bửu, 02 gươm hầu thần, giá trống, giá chiêng…
Từ khi thành lập đến nay, Vạn đã trải qua rất nhiều lần sửa chữa, trùng tu nhưng lần trùng lớn nhất là vào năm Kỷ Tỵ (1989), ngày 27 tháng 10 âm lịch (2011) Vạn bắt đầu lắp ráp bộ cốt ông bà như hồi mới sinh tiền. Tại đây hiện đang lưu giữ và phụng thờ trên 70 bộ xương cốt cá Voi và một số sinh vật biển khác. Hàng năm tại Vạn diễn ra 2 đợt tế lễ chính: Tế Xuân từ ngày 10 – 20 tháng giêng, Tế Thu (cũng là ngày giỗ vị Cố) vào ngày 15 tháng 10 âm lịch. Trong lễ hội Tế Xuân và Tế Thu của Vạn An Thạnh, có các loại hình văn hóa dân gian như: dân ca nghi lễ, hát chèo Bả Trạo… là những làn điệu cổ truyền, những sinh hoạt văn hóa truyền thống đó không thể thiếu trong ngày hội văn hóa của toàn dân. Đây là dịp để mọi người ôn lại truyền thống khai phá dựng đảo, tăng cường tình đoàn kết, mối tương thân, tương ái giữa các ngư dân, củng cố và tăng cường sức mạnh trong sự nghiệp lao động và xây dựng đảo Phú Quý ngày càng giàu đẹp hơn.
 
Vạn An Thạnh được trùng tu xây dựng hoàn thành năm 2010
 
 


















         
 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành