THẮNG CẢNH CHÙA NÚI
Share on facebook 0 người thích - Thích
Được công nhận di tích theo quyết định số 43- VH/QĐ ngày 07...
THẮNG CẢNH CHÙA NÚI
1. Tên di tích: Thắng cảnh Chùa Núi
2. Loại công trình: Thắng cảnh Quốc gia
3. Loại di tích:
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 43- VH/QĐ ngày 07 tháng 01 năm 1993
5. Địa chỉ di tích: Khu phố Nam Thành, Thị trấn Thuận Nam, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Chùa núi Tà Cú (người địa phương hay gọi đơn giản là chùa Núi) là một ngôi chùa tọa lạc trên núi Tà Cú ở độ cao hơn 649 m, Chùa Núi xây dựng từ năm 1897 nhưng trước đó nhiều năm đã có chùa thờ Phật bằng mái tranh vách đất. Chùa thuộc địa phận thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, gần quốc lộ 1A, cách Phan Thiết 28 km về phía Nam. Chùa Núi do nhà sư Trần Hữu Đức trụ trì, nơi xây dựng chùa do nhà Sư chọn hiện ở đỉnh cao 563m, ở đó quanh năm có cây xanh, suối chảy, chim vượn ở ngay cạnh chùa. Về sau có nhiều lý do khác nhau, chùa tách thành hai, chùa cũ vẫn ở chỗ cũ gọi là chùa trên với tên gọi là Linh Sơn Trường Thọ và chùa dưới có tên là Linh Sơn Long Đoàn, gọi chung là Chùa Núi. Chùa núi Tà Cú đã được Bộ Văn hóa- Thông tin cấp Bằng công nhận di tích Lịch sử- Văn hóa quốc gia của Việt Nam vào ngày 17/3/1993.
Vào giữa thế kỷ 19 nhà sư Trần Hữu Đức (1812-1887) pháp danh Thông Ân, pháp hiệu Hữu Đức từ Phú Yên vào Bình Thuận dựng một thảo am ở làng Kim Thạnh (Bàu Trâm) vừa tu hành vừa bốc thuốc. Ông đã từng tu hành và góp nhiều công sức chăm lo Phật sự ở nhiều chùa tại Bình Thuận như chùa Cổ Thạch, Linh Sơn (Tuy Phong), Phước Hưng (Phan Thiết) và một số chùa ở đảo Phú Quý. Năm 1872 nhà sư lên núi Tà Cú tu hành trong một hang đá (sau này gọi là hang Tổ). Cho đến lúc mất, sư Hữu Đức không xuống núi nữa. Lúc đương thời nhà sư Hữu Đức là một thầy thuốc giỏi. Năm Tự Đức thứ 33 (1880) hoàng thái hậu bệnh nặng, chư thần tâu xin rước sư về giúp trị bệnh nhưng nhà sư từ chối, chỉ gởi người về triều. Bệnh hoàng thái hậu hết, vua Tự Đức mới ban cho tên chùa là Linh Sơn Trường Thọ và nhà sư là "Đại lão hòa thượng". Đến khi nhà sư Hữu Đức viên tịch (nhằm ngày 5 tháng 10 năm 1887 âm lịch) thì sư Tâm Hiền lập ngôi chùa mới ở phía dưới, sau này gọi là chùa Dưới hay chùa Long Đoàn và chùa Linh Sơn Trường Thọ là chùa Trên.
Chùa Núi Tà Cú kết hợp, xen kẽ với núi rừng làm nên khu danh lam thắng cảnh từ xưa. Toàn thể cảnh chùa là 1 tổng thể kiến trúc bao gồm : Cổng tam quan, điện thờ, tượng Phật, tháp mộ, hang tổ... ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ xanh tươi 4 mùa.
Từ dưới chân núi, leo lên hàng trăm bậc tam cấp theo những con đường ngoằn ngoèo giữa rừng già mới đến chùa. Ở đây không khí mát lạnh, trong lành, hơi nước toát ra từ núi đá với không khí lạnh, mát hấp dẫn trong mùa hè . Danh lam thắng cảnh Chùa núi nổi tiếng cũng nhờ phong cảnh hùng vĩ, nên thơ của núi rừng . Mặt khác bàn tay con người qua nhiều thế hệ thay nhau bồi đắp nên những công trình kiến trúc nghệ thuật đồ sộ có một không hai trong tỉnh và các tỉnh lân cận: Nằm ở độ cao 563 m (chưa tới đỉnh) là hai ngôi chùa: chùa Trên (Linh Sơn Trường Thọ) và chùa Dưới (Long Đoàn), cùng bậc thang đá cao và những ngọn tháp. Ở đây có pho tượng khổng lồ “Thích ca nhập niết bàn” dài 49 m, cao 7 m, tượng nằm ở vị trí cao nhất cách chùa khoảng 100m. Bằng tài nghệ, kỹ thuật điêu khắc và lòng sùng kính, các nghệ nhân đã tạo nên pho tượng hiếm có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam. tác phẩm do kỹ sư Trương Định Ý chủ trì vào năm 1962.
Cách pho tượng Phật nằm chừng 50m về phía dưới là nhóm Tam Thế Phật xếp thành hàng ngang, xây trên đài sen: tượng A Di Đà ở giữa cao 7 m, bên trái là tượng Quán Thế Âm và bên phải tượng Đại Thế Chí đều cao 6,5 m với nét mặt hiền hoà đang nhìn bao quát thế gian như để sẵn sàng cứu nhân độ thế.
Tháp mộ của Tổ và của các nhà sư trụ trì đã qua đời được chia thành hai cụm ở trước điện thờ và sau điện thờ. Tháp Tổ nằm trước điện thờ, bên cạnh có mộ con cọp tương truyền là đã được sư Hữu Đức thuần hóa.
Vào các mùa trong năm lúc nào cũng có khách thập phương đến viếng Phật ngắm cảnh chùa và rừng núi, nhất là dịp Xuân sang Tết đến có hàng vạn người kéo đến chùa, rồng rắn nối nhau leo núi. Để lên tới đỉnh ngọn núi nằm trong khu rừng cấm, du khách có thể cần 2 giờ để vượt qua 2.290 m đường dốc. Bằng Lăng là đoạn dốc cao nhất, nghiêng 45°. Hoặc du khách có thể ngồi 10 phút trong cabin "bay" theo đoạn dây cáp dài 1.600 m ở độ cao 500m, ngắm nhìn khu rừng xanh bao la. Những năm gần đây năm nào Huyện nhà cũng tổ chức hội thi leo núi thu hút đông đảo thanh niên từ các tỉnh miền Đông tham gia.
2. Loại công trình: Thắng cảnh Quốc gia
3. Loại di tích:
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 43- VH/QĐ ngày 07 tháng 01 năm 1993
5. Địa chỉ di tích: Khu phố Nam Thành, Thị trấn Thuận Nam, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Chùa núi Tà Cú (người địa phương hay gọi đơn giản là chùa Núi) là một ngôi chùa tọa lạc trên núi Tà Cú ở độ cao hơn 649 m, Chùa Núi xây dựng từ năm 1897 nhưng trước đó nhiều năm đã có chùa thờ Phật bằng mái tranh vách đất. Chùa thuộc địa phận thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, gần quốc lộ 1A, cách Phan Thiết 28 km về phía Nam. Chùa Núi do nhà sư Trần Hữu Đức trụ trì, nơi xây dựng chùa do nhà Sư chọn hiện ở đỉnh cao 563m, ở đó quanh năm có cây xanh, suối chảy, chim vượn ở ngay cạnh chùa. Về sau có nhiều lý do khác nhau, chùa tách thành hai, chùa cũ vẫn ở chỗ cũ gọi là chùa trên với tên gọi là Linh Sơn Trường Thọ và chùa dưới có tên là Linh Sơn Long Đoàn, gọi chung là Chùa Núi. Chùa núi Tà Cú đã được Bộ Văn hóa- Thông tin cấp Bằng công nhận di tích Lịch sử- Văn hóa quốc gia của Việt Nam vào ngày 17/3/1993.
Vào giữa thế kỷ 19 nhà sư Trần Hữu Đức (1812-1887) pháp danh Thông Ân, pháp hiệu Hữu Đức từ Phú Yên vào Bình Thuận dựng một thảo am ở làng Kim Thạnh (Bàu Trâm) vừa tu hành vừa bốc thuốc. Ông đã từng tu hành và góp nhiều công sức chăm lo Phật sự ở nhiều chùa tại Bình Thuận như chùa Cổ Thạch, Linh Sơn (Tuy Phong), Phước Hưng (Phan Thiết) và một số chùa ở đảo Phú Quý. Năm 1872 nhà sư lên núi Tà Cú tu hành trong một hang đá (sau này gọi là hang Tổ). Cho đến lúc mất, sư Hữu Đức không xuống núi nữa. Lúc đương thời nhà sư Hữu Đức là một thầy thuốc giỏi. Năm Tự Đức thứ 33 (1880) hoàng thái hậu bệnh nặng, chư thần tâu xin rước sư về giúp trị bệnh nhưng nhà sư từ chối, chỉ gởi người về triều. Bệnh hoàng thái hậu hết, vua Tự Đức mới ban cho tên chùa là Linh Sơn Trường Thọ và nhà sư là "Đại lão hòa thượng". Đến khi nhà sư Hữu Đức viên tịch (nhằm ngày 5 tháng 10 năm 1887 âm lịch) thì sư Tâm Hiền lập ngôi chùa mới ở phía dưới, sau này gọi là chùa Dưới hay chùa Long Đoàn và chùa Linh Sơn Trường Thọ là chùa Trên.
Chùa Núi Tà Cú kết hợp, xen kẽ với núi rừng làm nên khu danh lam thắng cảnh từ xưa. Toàn thể cảnh chùa là 1 tổng thể kiến trúc bao gồm : Cổng tam quan, điện thờ, tượng Phật, tháp mộ, hang tổ... ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ xanh tươi 4 mùa.
Từ dưới chân núi, leo lên hàng trăm bậc tam cấp theo những con đường ngoằn ngoèo giữa rừng già mới đến chùa. Ở đây không khí mát lạnh, trong lành, hơi nước toát ra từ núi đá với không khí lạnh, mát hấp dẫn trong mùa hè . Danh lam thắng cảnh Chùa núi nổi tiếng cũng nhờ phong cảnh hùng vĩ, nên thơ của núi rừng . Mặt khác bàn tay con người qua nhiều thế hệ thay nhau bồi đắp nên những công trình kiến trúc nghệ thuật đồ sộ có một không hai trong tỉnh và các tỉnh lân cận: Nằm ở độ cao 563 m (chưa tới đỉnh) là hai ngôi chùa: chùa Trên (Linh Sơn Trường Thọ) và chùa Dưới (Long Đoàn), cùng bậc thang đá cao và những ngọn tháp. Ở đây có pho tượng khổng lồ “Thích ca nhập niết bàn” dài 49 m, cao 7 m, tượng nằm ở vị trí cao nhất cách chùa khoảng 100m. Bằng tài nghệ, kỹ thuật điêu khắc và lòng sùng kính, các nghệ nhân đã tạo nên pho tượng hiếm có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam. tác phẩm do kỹ sư Trương Định Ý chủ trì vào năm 1962.
Cách pho tượng Phật nằm chừng 50m về phía dưới là nhóm Tam Thế Phật xếp thành hàng ngang, xây trên đài sen: tượng A Di Đà ở giữa cao 7 m, bên trái là tượng Quán Thế Âm và bên phải tượng Đại Thế Chí đều cao 6,5 m với nét mặt hiền hoà đang nhìn bao quát thế gian như để sẵn sàng cứu nhân độ thế.
Tháp mộ của Tổ và của các nhà sư trụ trì đã qua đời được chia thành hai cụm ở trước điện thờ và sau điện thờ. Tháp Tổ nằm trước điện thờ, bên cạnh có mộ con cọp tương truyền là đã được sư Hữu Đức thuần hóa.
Vào các mùa trong năm lúc nào cũng có khách thập phương đến viếng Phật ngắm cảnh chùa và rừng núi, nhất là dịp Xuân sang Tết đến có hàng vạn người kéo đến chùa, rồng rắn nối nhau leo núi. Để lên tới đỉnh ngọn núi nằm trong khu rừng cấm, du khách có thể cần 2 giờ để vượt qua 2.290 m đường dốc. Bằng Lăng là đoạn dốc cao nhất, nghiêng 45°. Hoặc du khách có thể ngồi 10 phút trong cabin "bay" theo đoạn dây cáp dài 1.600 m ở độ cao 500m, ngắm nhìn khu rừng xanh bao la. Những năm gần đây năm nào Huyện nhà cũng tổ chức hội thi leo núi thu hút đông đảo thanh niên từ các tỉnh miền Đông tham gia.
0 Bình luận