Số người đang online : 18 NƠI BÁC HỒ VỀ THĂM LÀNG CÁ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

NƠI BÁC HỒ VỀ THĂM LÀNG CÁ
post image
NƠI BÁC HỒ VỀ THĂM LÀNG CÁ

Đã xếp hạng di tích lịch sử , văn hóa cấp quốc gia theo quyết định...

NƠI BÁC HỒ VỀ THĂM LÀNG CÁ



1.    Tên di tích: Di tích lịch sử quốc gia – Nơi Bác Hồ về thăm làng cá
2.    Loại công trình: Lịch sử
3.    Loại di tích: Lịch sử  văn hóa
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử , văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 316/QĐ ngày 22/01/2009 của Bộ VHTT&DL.


 
5.    Địa chỉ di tích: Tổ dân phố 18 – Thị trấn Cát Bà – Huyện Cát Hải – Thành phố Hải Phòng.
6.    Tóm lược thông tin về di tích:
      Cầu tầu Cát Bà ( nay là cảng Cá Cát Bà ) – Bến cảng duy nhất của Đảo Cát Bà . Nằm ở phía đông nam đảo, là giao điểm giữa xóm Đông, Gốc Mít, Cầu Dài , Cầu tầu Cát Bà khi ấy là nơi cập bến cho các loại tầu đánh cá và các loại tầu khác khi vào đảo. Mỗi chiều Người dân Cát Bà đều mong ngóng tiếng tù và quen thuộc của những đoàn thuyền đánh cá trở về . Mỗi khi tiếng tù và ngân lên, bến cảng lại ồn ào, náo nhiệt. Đối với người Cát Bà từ bao đời , nơi đây đã là biểu tượng linh hồn của làng chài đảo Cát.
     Cách đây 53 năm , vào ngày 31/3/1959, trong chuyến thăm và kiểm tra tình hình phát triển kinh tế xã hội sau hòa bình lập lại ở miền Bắc và tại một số đảo thuộc vùng Đông Bắc , Bác Hồ đã về thăm cán bộ , nhân dân huyện đảo Cát Hải, Cát Bà . Trong lần về thăm này, Bác đã dành nhiều thời gian tiếp xúc, gặp gỡ các tầng lớp nhân dân, nhất là bà con ngư dân. Người nói chuyện với đồng báo cán bộ, chiến sĩ Cát Hải tại bến Gót, với nhân dân Cát Bà tại Cầu tầu Cát Bà ( nay là cảng Cá Cát Bà ) – Bến cảng duy nhất của Đảo.
      Nghe tin Bác về thăm đảo, đồng bào từ Xóm Đông, gốc Mít , Cầu dài, Phố Mới, Phố Hàn …trên đảo Cát Bà nô nức tụ họp tại Cầu Tầu Cát Bà để được gặp Bác, được lắng nghe Bác nói , được trò chuyện cùng Người . Hằng ngàn cặp mắt vui sướng hướng lên phía Bác , đón nghe từng lời dạy bảo ân cần của Bác. Bác căn dặn công nhân, nhân dân trên đảo : Tiền đồ của cá nhân không thể tách rời tiền đồ của Tổ quốc, của nhân dân, của giai cấp, của Cách mạng , của Đảng . Nếu muốn tách rời tiền đồ của nhân dân thì chỉ có cách nhảy xuống biển , như người thủy thủ muốn rời khỏi con tầu.
    Đối với ngư dân , Bác khuyên : “Ngư dân phải khỏe mạnh hơn nữa mới đi được biển …nghề cá ở đảo rồi đây phải đưa máy móc vào. Đảng và chính phủ sẽ giúp đỡ bà con sắm thuyền lưới tốt hơn để phát triển sản xuất”.
    Đối với chiến sĩ, Bác dặn đồng chí cán bộ huyện đội : “ Chú chuyển lời Bác thăm hỏi sức khỏe anh em cán bộ chiến sĩ đơn vị trong đơn vị ở đây ”.
    Trước khi rời đảo, Bác căn dặn chung toàn Đảng Bộ và nhân dân :
“ Miền Bắc nước ta đã giải phóng. Rừng vàng, biển bạc của ta , do dân ta làm chủ. Tất cả đồng bào phải thi đua tăng gia, sản xuất, thực hành tiết kiệm, chăm chỉ học tập, xóa nạn mù chữ và bổ túc văn hóa tốt hơn… ”.  
    Lần về thăm làng cá 53 năm trước đây của Bác là một sự kiện lịch sử, một phần thưởng vô giá đối với Đảng Bộ, quân, dân huyện Đảo, là sự chăm lo, tình yêu thương của Bác dành cho đồng bào, chiến sĩ nơi đảo xa. Và mãi mãi trở thành một dấu ấn không thể phai mờ trong tâm trí quân, dân huyện Đảo Ngày đó đã trở thành ngày truyền thống đậm đà sắc thái Cách mạng không chỉ riêng của Cát Hải mà còn là ngày truyền thống của ngành thủy sản Việt Nam.
    53 năm đã trôi qua, dù qua bao biến cố, bao đổi thay , trong lửa đạn khốc liệt của chiến tranh, hay phong ba, sóng gió của cuộc sống, toàn Đảng, toàn dân Cát Hải đã không ngừng khắc phục khó khăn, chiến đấu ngoan cường, dũng cảm quyết tâm bảo vệ, dựng xây huyện đảo ngày càng tươi đẹp theo con đường mà Đảng và Bác kính yêu đã soi sáng .
    Trong sâu thẳm đáy lòng người dân chài đảo Cát, Cảng cá Cát Bà mãi là một dấu ấn lịch sử thiêng liêng về tình yêu thương của vị cha già  dân tộc. Ghi lòng tạc dạ lời dạy bảo ân cần của Bác, suốt bao năm qua quân và dân huyện đảo đoàn kết một lòng , tích cực tiến quân vào mặt trận xây dựng làm cho gương mặt huyện nhà ngày càng khởi sắc. Cảng cá Cát Bà cũng ngày càng được tôn tạo mở rộng với diện tích 4.384,5m2. Khách du lịch trong và ngoài nước không chỉ biết đến Cảng cá Cát Bà như một cảng du lịch mà còn  biết  Cảng cá Cát Bà là một di tích lịch sử cấp quốc gia.
7. Một số hoạt động nhà trường đã và đang chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa  nơi Bác Hồ về thăm làng cá :
    Người dân Đảo Cát  luôn tự hào về nơi đây – Cảng cá Cát Bà – Di tích lịch sử văn hóa có giá trị to lớn. Bằng tất cả lòng kính yêu vô hạn đối với Bác, niềm tự hào về truyền thống địa phương , cùng với quân và dân trên đảo thầy và trò trường THCSTT Cát Bà  tích cực lham gia chăm sóc bảo vệ di tích lịch sử nơi Bác Hồ về thăm làng cá.
1. Công tác tuyên truyền : Nhà trường xác định ý nghĩa lịch sử của di tích cũng như ngày Bác Hồ về thăm làng cá là một trong những nội dung giáo dục truyền thống trong nhà trường ,được nhà trường đưa vào giảng dạy qua chương trình giáo dục địa phương ( lồng ghép trong các môn học lịch sử, địa lý, văn học, công dân, giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp), Đội phát thanh tuyên truyền măng non nhà trường có bài viết hàng tháng phát thanh trên loa nhà trường về di tích lịch sử nhằm nâng cao hiểu biết, bồi dưỡng tình cảm tự hào giữ gìn truyền thống lịch sử địa phương, tình cảm kính yêu bác Hồ cho học sinh.
2. Nhà trường là một trong những đơn vị tích cực và thường xuyên có mặt tham gia các hoạt động lễ hội làng cá do huyện tổ chức vào ngày 01/4 hàng năm ( Như hát múa ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tham gia cuộc thi tìm hiểu lịch sử truyền thống tự hào quê hương ).
3. Tổ chức viết bài thu hoạch để nâng cao những kiến thức hiểu biết của từng học sinh về di tích lịch sử ngày Bác Hồ ra thăm làng cá sau khi được nhà trường tuyên truyền và qua việc tự tìm hiểu, đọc tư liệu tại phòng truyền thống của huyện, tìm hiểu tại địa phương nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh. Từ đó triển khai tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giữ gìn khu di tích.
4. Hàng tháng Thầy cô giáo và Học sinh nhà trường kết hợp với Phòng VHTT, Công ty môi trường đô thị huyện, Đoàn thanh niên thị trấn Cát Bà tổ chức chăm sóc , dọn vệ sinh khu di tích .
5. Tuyên truyền tới du khách mỗi khi đến thăm quan đảo Cát Bà hiểu biết được Cát Bà có khu Di tích nơi Bác Hồ về thăm làng cá được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, nhằm thu hút du khách trong nước và ngoài nước tới  đảo ngọc Cát Bà nhiều hơn nữa.
8. Đề xuất và kiến nghị :
   Di tích lịch sử Bác Hồ ra thăm làng cá , Bác nói chuyện với nhân dân , ngư dân Cát Bà tại Cảng cá Cát Bà. Sự kiện này có giá trị quan trọng là phần thưởng vô giá với Đảng bộ, quân dân huyện đảo. Di tích này chính là khu trung tâm du lịch nổi tiếng của Thành phố Hải Phòng, một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của đảo Cát Bà. Khu vực này có tiềm năng rất lớn đối việc phát triển kinh tế du lịch. Vì vậy rất cần kinh phí hỗ trợ cho công tác bảo vệ, xây dựng khu bảo tồn di tích, xây dựng bảo tàng như nhà tưởng niệm Bác Hồ, tượng đài của Bác tại khu di tích. Đây là cơ hội để kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa của di tích. Điều đó sẽ phát huy tác dụng, hấp dẫn, lôi kéo được nhiều du khách trong nước và nước ngoài tới thăm quan.
9. Thông tin về nhà trường
Trường THCS Thị trấn Cát Bà
1. Họ tên Hiệu trưởng : Tô Thị Khâm
Chuyên ngành đào tạo : Đại Học Văn – Năm tốt nghiệp : 2008
Điện thoại cố định : 0313.688.447 . Điện thoại di động : 0982726590
Địa chỉ Email : kham thcscb@gmail.com
2. Họ tên Tổng phụ trách  : Hoàng Thị Yên
Chuyên ngành đào tạo : Cao đẳng âm nhạc  – Năm tốt nghiệp : 2008
Điện thoại cố định : 0313.688.447 . Điện thoại di động : 0977862838
Địa chỉ Email : ntcyen79@ yahoo.com.vn.
3. Địa chỉ Trường : Số 101 , Tổ dân phố số 3 đường Hà Sen Thị trấn Cát Bà huyện Cát Hải, thành phố Hải Phũng.
Điện thoại cố định : 0313.688.447 .
 


Nơi Bác Hồ thăm nhân dân huyện đảo Cát Hải

HS quét dọn nơi Bác Hồ thăm làng cá Cát Bà

HS quét dọn cầu cảng cá nơi Bác Hồ về thăm huyện đảo Cát Hải

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành