Số người đang online : 16 MIẾU NAM - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

MIẾU NAM
post image
MIẾU NAM

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp  quốc gia theo quyết định số 34 VHQĐ...

MIẾU NAM


 
1.    Tên di tích:  Miếu Nam - xã Bắc Sơn, huyện An Dương,Thành phố Hải Phòng.
2.    Loại công trình:
3.    Loại di tích: Di tích lịch sử cấp quốc gia.
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp  quốc gia theo quyết định số 34 VHQĐ ngày 22 tháng 2 năm 1990.


 
5.    Địa chỉ di tích: Thôn 5- xã Bắc Sơn, huyện An Dương,Thành phố Hải Phòng.
6.    Tóm lược thông tin về di tích
        Di tích lịch sử văn hoá nghệ thuật Miếu Nam xã Bắc Sơn, huyện An Dương,Thành phố Hải Phòng. Nơi thờ Thăng Đô Ngự Sử- Danh tướng Nguyễn Hồng – Người có công phò vua Lý đánh giặc Nguyên Lương bảo vệ nhà nước Vạn Xuân thế kỉ VI.
        Miếu Nam với diện tích rộng  trên 3  ha thuộc địa phận thôn 5 của xã Bắc Sơn, phía Nam giáp với xã Lê Lợi, phía Bắc giáp xã Tân Tiến, phía trước của ngôi đình là  tuyến quốc lộ 10 nối liền giữa các tỉnh : Quảng Ninh- Hải Phòng- Thái Bình- Nam Định- Ninh Bình, song song với quốc lộ 10 là dòng  sông Hà Liên quanh năm nước  trong xanh hiền hoà ngày đêm không ngừng nghỉ  cung cấp nước cho thành phố suốt cả 4 mùa, xa xa là dãy núi  thiên Văn – Kiến An  sừng sững như một bức tường thành vững chắc bao bọc  che chở, nó tô điểm thêm cho cuộc sống thanh bình, hạnh phúc cho con ngưòi và vạn vật,  những khung cảnh ấy như vẽ ra trước mắt du khách một bức tranh sơn thuỷ đẹp lộng lẫy đồng thời  nó còn tô thêm vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm của ngôi miếu.
       Giữa sân miếu là một cây đề  hàng ngàn  trăm năm tuổi nó đứng sừng sững như chiếc ô khổng lồ che mưa chắn nắng cho ngôi miếu và chứng kiến từng  sự đổi thay của ngôi miếu. Chính giữa khu di tích là nơi thờ Thăng Đô Ngự Sử - Danh tướng Nguyễn Hồng. Còn phía bên trái là nơi thờ thánh phụ, thánh mẫu. Phía trước là tượng thờ Phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát. Bên trong miếu là những đồ thờ được chạm khắc rất tinh xảo, sơn son thiếp vàng rất lộng lẫy, đặc biệt là bộ  kiệu Bát Cống – một trong những bộ kiệu cổ xưa nhất của miền Bắc còn lưu giữ được đến ngày nay.
       Thần phả kể lại rằng: Cha mẹ của Nguyễn Hồng là người đầu tiên xây dựng lên đất Hà Liên vì tỉnh Hải Dương – phủ Kinh Môn – huyện Thuỷ Đường – làng Hà Liên xưa có một  gia đình nghèo, ông là Nguyễn Huý Thành, bà là Đào Thị Ngọc. Ông, bà quê ở đâu không rõ đến lập ấp – ấp đó chính là làng Hà Liên ( Thôn 5 xã Bắc Sơn huyện An Dương ngày nay)
       Vốn dĩ  là nhà thi thư học nghiệp, tôn kính đạo giáo, lễ nghi, nhà tranh vách đất, nghèo đói. Ông, bà đã ngoài 30 tuổi vẫn chưa có con, khi ấy ông bà than thở cầu trời mình là người hiền lành, tu nhân tích đức mà sao số phận muộn mằn, ông bà bàn nhau lập ngôi chùa cầu tự, ngộ may trời đất có giáng phúc cho vợ chồng ta chăng ? Ngay nửa đêm hôm ấy, bà có chiêm thần mộng, khi thức dậy bà cả mừng, liền lạy tạ trời đất, cầu sao được vậy. Mấy  ngày sau, bà chuyển động tâm thần, biết là mình đã có bào thai. Thai đúng tháng ngày đến giờ ngọ ngày 16 tháng 2 năm mậu Tý (508) sinh được một người con trai, thân thể to lớn, mặt mũi vuông đẹp, ông bà quý như hạt châu bèn đặt tên là Nguyễn Hồng Công. Nuôi dưỡng đến năm 12 tuổi, năm Kỷ Hợi (519) ông bà cho đi học. 5 năm sau, văn hay chữ tốt, tuổi nhỏ nhưng trí học cao, mặc dầu nhà nghèo, nhưng vẫn vui với thú vị văn chương.
       Nhưng than ôi ! Văn chương đang luyện, sách đèn đang say, thì đâu đến mồng một tháng tám năm Tân Hợi (531), thân sinh qua đời, lúc ấy ông vừa 24 tuổi, mẹ goá con côi, nhà nghèo, lễ an táng rất đơn bạc. Đến khi mãn tang thân sinh thì vừa năm Kỉ Mùi, ông vừa 32 tuổi (539) nhà Vua mở khoa thi, ông thưa với mẹ: “Nhà Vua có mở lịch khoa thi chọn anh tài ra giúp nước, xin với mẹ cho con đi thi”. Thời nhà Lý, khi vào trường thi nộp quyển đề tên ông, ông trúng tuyển Khôi Nguyên cập đệ, rồi ông được mời vào chầu vua. Vua phong chức Hộ bộ Thượng thư kiêm Tham tán mưu soát trong triều.Song Vua cho ông vinh quy bái tổ, lạy tạ tổ tiên vào ngày 11 tháng 10 năm Kỷ Mùi. Khi vinh quy bái tổ về bản hương, dân chúng bản hương đều mừng yến tiệc, yến tiệc xong ông lại về triều nhận chức. Nhận chức khá lâu thì thân mẫu từ trần vào ngày 13 tháng 1. Vì lòng thương mẹ khôn xiết, ông đệ trình với Vua xin về chịu tang thân mẫu, Vua bằng lòng cho ông về lo tang cho thân mẫu. Vừa được một năm chịu tang thì có tin giặc Ma La đến, giặc rêu giao nước tiểu mạt tạo, nếu không thì sẽ đánh, chúng liền đề binh mã, kéo sang đe doạ triều đình. Vua Lý lo lắng cho triều, các quan văn võ triều đình bàn kế đánh giặc. Song vua lại có sớ cấp triệu ông Nguyễn Hồng về triều nhận chức, ông lập tức về triều phụng mệnh.Vua phán rằng : “Nay triều việc cấp bách, biết ông là người mưa tài, trí giỏi, phong cho ông chức Thăng đô ngự sử, quyền đốc quân các châu quận trong cả nước đêm đi chống giặc” Vua bèn cho ông thay mặt Vua, tiến quân bình Ma La tặc Lương, nguyên bên Tàu vào năm Kỷ Hợi (579) ông vừa 72 tuổi. Lúc ấy trong tay ông Nguyễn Hồng có 3 vạn tinh binh, gồm 1vạn ngựa tốt, 1vạn thuyền tốt và 1 vạn bộ binh tốt, chia các mũi tiến quân trên bộ dưới thuỷ đồng tiến thẳng đến đồn giặc ở ven sông Bạch Đằng, khi ấy tướng Ma La tặc nghe thấy ông tiến quân đến đánh, vô cùng sợ oai ông mà khiếp đảm, giặc Ma La nhà Lương đã phải tẩu tán, thoái binh.
       Khi Vua xuống chiếu chỉ ông Nguyễn Hồng lĩnh mệnh tức tốc lên đường, tướng với quân đồng lòng quyết chiến, đồng lòng gìn giữ non sông. Lúc ấy quân kéo đi rợp trời đất, quân trang khố bao khăn vắt, người, ngựa màu đỏ rợp trời, khí thế xung thiên tiền hô hậu hét nhằm hướng Bạch Đằng giang thẳng tiến. Giặc Ma La của Nguyên, Lương từ tướng đến quân tan tác bỏ chạy,binh tảu tán.
Sau khi quân giặc tán tác thoái binh, ông kéo binh về triều tâu lại với Vua: Nay tôi vâng lệnh dẹp giặc đã yên, dân chúng an cư lạc nghiệp, muôn họ hoan hỷ, Bệ hạ cả mừng, bèn sai mở tiệc khao thưởng tướng sĩ ba quân. Đất nước từ ấy được thái bình, ông đệ trình bệ hạ xin về bản hương, Vua chấp thuận ông  về bản hương thăm, chăm, lạy cha mẹ và chịu tang mẹ xong, đồng thời mở tiệc khao đãi dân chúng. Sau, ông lại về triều nhận chức, đến năm Bính ngọ (586) ông vừa 79 tuổi, được về trí sĩ tại quê nhà. 4 tháng sau, không tác bệnh mà ông từ trần vào ngày 21 tháng chạp, thọ 79 tuổi.
       Đêm hôm ấy, trời bốc mưa to gió lớn, sấm chớp không bình thường, sáng hôm sau nhân dân ra đã thấy thành kỳ ngôi mộ lớn tại ngôi nhà ở khuôn viên đất mà ngài sinh ra. Nhân dân thấy sự vô cùng lạ, liền tâu lên nhà Vua, Vua vô vùng thương tiếc, xét người là người có công lao lớn đối với đất nước, bèn hạ chiếu sai quan đem sắc chỉ về bản hương, truyền cho dân lập miếu thờ, kèm theo 100 quan tiền để lập miếu thờ ngài vạn đại huyết thực, muôn đời ngàn kiếp ghi nhớ công ơn ngài. Nhà vua đã ban tặng ông 4 câu thơ rằng :
“ Thiên bẩm sinh trần bất nhiễm trần
Văn Tinh cát tú tại tu thân
Hoá thân bất diệt sơn hà tại
Bảo quốc phù dân  vạn cổ thần”
 
      Những câu thơ đó có nghĩa là danh tiếng công đức của ông còn lưu truyền mãi mãi với non sông đất nước và truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là di tích lịch sử văn hoá nghệ thuật miếu Nam  hôm nay. Miếu Nam được dựng ngay tại nơi Nguyễn Hồng mất mà dấu tích để lại đến nay là phần mộ được giữ gìn ngay trong hậu cung của miếu, bên trái là thần tượng uy nghi trong khán thờ.
      Trải qua những năm kháng chiến chống Pháp, miếu Nam đã bị tàn phá, chỉ còn hậu cung với lòng thành kính, dần dần người dân địa phương đã bỏ nhiều công sức, tiền của xây dựng lại ngôi miếu ngày càng khang trang, sạch đẹp. Ngày  nay khi tham quan khu di tích miếu Nam, xã Bắc Sơn ta lại bắt gặp ở đây nét uốn cong của mái đình, ngói mũi hài cổ kính xưa kia nó mang nét đặc trưng của đình làng Việt Nam
      Với những giá trị nhiều mặt về vật thể và phi vật thể, năm 1990 nhà nước xếp hạng di tích lịch sử miếu Nam xã Bắc Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng là di tích lịch sử văn hoá quốc gia.
      Cứ đến ngày12 đến 16 âm lịch hàng năm miếu làng lại mở hội để tưởng nhớ vị anh hùng có công với nước với dân.Và theo truyền thồng của làng 3 năm một lần nhân dân xã Bắc Sơn lại tổ chức rước kiệu.
7.  Một số hoạt động nhà trường đã thực hiện để góp phần chăm sóc khu di tích lịch sử
      Bằng những hành động thiết thực và việc làm cụ thể,  các em học sinh trưòng  Trung học cơ sở Bắc Sơn có thêm điều kiện để hiểu hơn về lịch sử nước nhà, chung tay góp sức tôn tạo bảo vệ  khu di tớch và được chia làm nhiều đợt khác nhau như tìm hiểu di tích thông qua các giờ học ngoại khoá trồng cây xanh, dọn vệ sinh ...
      Để học sinh thêm hiểu lịch sử quê hương đất nước, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trường THCS Bắc Sơn có kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng cho tất cả học sinh bằng các giờ sinh hoạt ngoại khóa được tổ chức tại khu di tích đã khiến học sinh  hiểu sâu hơn, kĩ hơn về khu di tích và cảm thấy tự hào về quê hương.
     Trong  ngày đầu xuân và những ngày giỗ, ngày vinh quy bái tổ, ngày sinh của danh tướng Nguyễn Hồng, Thánh phụ, Thánh mẫu . Để tưởng nhớ công ơn những người có công với nước và để chăm sóc tôn tạo khu di tích thầy, cô giáo  và  các  em học sinh trường Trung học cơ sở Bắc Sơn, An Dương, Hải Phòng thường xuyên  tổ chức lao động dọn vệ sinh,  trồng cây xanh ...những việc làm nhỏ bé của các em đã góp phần không nhỏ trong việc tham gia tô điểm thêm vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm của khu di tích lịch sử văn hóa đó được xếp hạng.










 
8. Đề xuất kiến nghị
      Giá trị về văn hoá của khu di tích miếu Nam trên mọi lĩnh vực đều rất to lớn. Chúng ta cần phải gắn việc tu bổ, tôn tạo di tích giữa văn hoá phi vật thể  với tôn tạo và tu bổ văn hoá vật thể. Các cấp chính quyền hỗ trợ thêm kinh phí để tu sửa, mở mang khu di tích, duy trì lễ hội đặc biệt lễ rước kiệu để tưởng nhớ công ơn của Danh tướng, phát huy nét đẹp lễ hội truyền thống để khu di tích ngày một khang trang hơn và mang đậm bản sắc văn húa của dân tộc.
9. Thông tin của nhà trường
Trường THCS Bắc Sơn
1. Họ và tên hiệu trưởng: Hà Thị Thư
   Chuyên ngành đào tạo: Toán- tin năm tốt nghiệp đại học1998.
   Điện thoại: 0313602443. Di động: 0984199666.
   Địa chỉ email: hathupgd@gmail.com
2. Họ và tên Tổng phụ trách Đội: Nguyễn Thị Phương Yến.
   Chuyên ngànhđào tạo: Cao Đẳng sư phạm Văn- Đoàn đội, Năm tốt nghiệp: 2010
   Điện thoại di động:0983946803.
3. Địa chỉ trường: Trung học cơ sở Bắc Sơn. Huyện An Dương Thành phố Hải Phòng
    Điện thoại cố định của trường: 0313602443.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành