Số người đang online : 12 TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC
post image
TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số...

TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC


 

1.     Tên di tích:  Từ đường họ Mạc
2.     Loại công trình:  Kiến trúc
3.     Loại di tích:        Lịch sử
4.     Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 24/2002/QĐ-BVHTT ngày17 tháng 09 năm 2002


 
5.     Địa chỉ di tích:  Xã Ngũ  Đoan , Huyện Kiến Thuỵ ,  Thành Phố Hải Phòng
6.     Tóm lược thông tin về di tích
      Từ đường họ Mạc tại Cổ Trai xã Ngũ Đoan Kiến Thụy là một di tích lịch sử nổi tiếng, được sử sách nước ta cũng như những câu chuyện lưu truyền trong dân gian nhắc đến như một chốn địa linh vì đây là nơi phát tích của dòng họ nhà Mạc mà người đầu tiên  chính là Mạc Đăng Dung. Đồng thời nơi đây còn được biết đến với tư cách là kinh đô thứ 2 hồi thế kỷ 16 khi đế nghiệp của dòng họ Mạc đang thời thịnh trị.
      Cũng như các ngôi tư đường của các dòng họ Việt Nam,từ đường họ Mạc cũng đã được bà con trong dòng họ Mạc ở làng Cổ Trai xã Ngũ Đoan xây dựng lên để tôn thờ các vị tổ tiên của dòng họ. Tuy nhiên, từ đường họ Mạc ở Cổ Trai là một di tích đặc biệt bởi lịch sử xây dựng cũng như tồn tại của từ đường này gắn bó mật thiết với một vương triều trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam tồn tại trong suốt thế kỷ 16 đó chính là Vương triều Mạc.
      Tại di tích còn lưu giữ nhiều hiện vật bằng gốm, sứ, gỗ, bia ký, đồ tế tự….có liên quan đến việc thờ cúng, tưởng niệm của các vua của vương triều Mạc.Tập văn khấn chữ nho, ngai án, bài vị, hai vị vua kế tiếp là con trai trưởng Mạc Đăng Doanh, cháu đích tôn là Mạc Phúc Hải, đồng thời tập văn khấn cũng đề cập đến một số vị tướng lĩnh cao cấp gần gũi với vương triều như Vũ tướng công, Phạm tướng công, đồng thời là tổ của dòng họ Mạc xung quanh khu vực Cổ Trai hiện giờ.
      Cách đây hơn 400 năm, tại làng Cổ Trai phủ Kinh Môn trấn Hải Dương, Mạc Đăng Dung được sinh ra từ một gia đình làm nghề đánh cá. Thời trai trẻ đã có sức khoẻ hơn người. Vào thời vua Lê Uy Mục, Mạc Đăng Dung đã dự thi môn đô vật và trúng danh hiệu Đô lực sĩ xuất thân, được xung vào đội túc vệ. Sau 17 năm từ một người lính túc vệ, ông trở thành một người chỉ huy toàn quân,nắm giữ toàn bộ quân đội nhà Lê thời Chiêu Tông.Xã hội Việt Nam từ lúc thịnh trị thời Lê sơ thế kỷ 14,15 đã bước sang sự suy tàn ở thế kỷ 16. Sử sách đã phải ghi lại hình ảnh của những ông “vua quỷ” Lê Tương Dực, “vua lợn” Lê Uy Mục ăn chơi sa đoạ, bất lực trước cảnh đất nước rối ren, loạn lạc. Lúc này, Mạc Đăng Dung đã nổi lên như một nhà chính trị quân sự có tài, từng dẹp yên sự loạn lạc ở bên ngoài và các phe phái trong hoàng cung nên được nhiều người ủng hộ. Trước đòi hỏi của lịch sử lúc ấy, Mạc Đăng Dung đã từng bước gạt bỏ vương triều Lê khỏi vũ đài chính trị, lập lên triều đại mới, vương triều Mạc. Sử thần Lê Quý Đôn trong sách “Đại Việt thông sử” đã chép về sự kiện này như sau: “Tháng này, (tức tháng 6 năm 1527) Đăng Dung vào kinh thành, ngự nơi chính điện, tế trời ở đàn Nam Giao, dựng tôn miếu, lấy Hải Dương làm Dương Kinh”.Từ đó,  Đăng Dung bước lên ngôi báu trị vì đất nước với tư cách là ông vua khai sáng của vương triều Mạc, đóng đô ở Thăng Long, đặt ấp thang mộc ở Dương Kinh, dựng đền miếu, lập cung điện ở Cổ Trai quê hương. Đến năm 1530 thì truyền ngôi cho con trai trưởng là Mạc Đăng Dung lên làm Thái Thượng hoàng sau khi đã ở ngôi được 3 năm. Truyền đến vua thứ 5 là Mạc Mậu Hợp thì nhà Mạc chính thức có thời gian trị vì đất nước được 65 năm. Năm 1592 Bình An vương Trịnh Tùng đánh bại nhà Mạc ở Thăng Long, giành lại ngôi báu cho nhà Lê. Nếu tính cả thời gian cát cứ ở Cao Bằng thì Vương triều này tồn tại khoảng 150 năm trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.
        Sau khi nhà Mạc thất thủ ở Thăng Long, toàn bộ vương triều và dòng họ Mạc đã phải chịu sự thù hận rất dữ dội của tập đoàn Lê –Trịnh. Các cung điện, tôn miếu, lăng tẩm của nhà Mạc ở Cổ Trai đã bị quân Lê–Trịnh từ Thăng Long tràn xuống san phẳng hoàn toàn. Những cung điện ở Cổ Trai như Hưng Quốc, Tường Quang, hay Mả Lăng giờ chỉ còn dấu tích.
        Năm 1592 nhà Mạc bị lật đổ. Lăng tẩm, tô miếu nhà Mạc bị chúa Trịnh tàn phá, san phẳng. Họ hàng thân thích nhà Mạc phải phiêu bạt, thay tên đổi họ, lưu lạc khắp nơi, tránh sự trả thù tàn sát của chúa Trịnh. Sau một thời gian dài, đến đời Nguyễn, (vua Duy Tân), những hậu duệ của dòng họ Mạc đã trở lại quê hương chung sức dựng ngôi Từ đường làm nơi thờ cúng các bậc tiền nhân dòng họ. Từ đường họ Mạc tại thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng hiện tại là một công trình kiến trúc có quy mô vừa phải mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, được dựng vào mùa xuân tháng 2 (Duy Tân năm thứ 10 - năm 1916). Ngôi từ đường hiện nay là kết quả của việc xây dựng lại vào thời gian này. Trong Từ đường hiện nay còn bảo lưu được tấm bia đá dựng năm 1926, đời vua Nguyễn Bảo Đại thứ 2 mang tên “Tiên tổ bi ký”. Theo nội dung tấm bia thì Từ đường họ Mạc trước khi bị nhà Lê-Trịnh phá huỷ là nơi tôn thờ 14 vị tổ họ Mạc qua các thời kỳ. Trong đó ghi tên vị đệ nhất tổ của dòng họ là Mạc Hiển Tích, đỗ tiến sĩ triều Lý, thế kỷ 11, làm quan đến chức Thượng thư Bộ Công. Sang thời Trần, thế kỷ 13 ghi danh vị tổ thứ 3 là Mạc Đĩnh Chi, đỗ trạng nguyên thời Trần, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển. Thời Lê sơ thế kỷ 15 ghi danh vị tổ thứ 5 là Mạc Công Địch. Khi Mạc Đăng Dung lên ngôi vua và lập ra triều Mạc vào thế kỷ 16, lúc mất được phong là Thái tổ Nhân minh cao Hoàng đế, xếp vào vị tổ thứ 9. Các lớp con cháu sau của Mạc Đăng Dung mà được kế vị ngôi vua đều thấy ghi danh là các vị tổ của dòng họ như Mạc Đăng Doanh là tổ thứ 10, Mạc Phúc Hải là vị tổ thứ 11 cho đến vị tổ thứ 14 ghi trên tấm bia này là Mạc Kính Vũ, vị vua cuối cùng của triều Mạc đóng đô ở Cao Bằng.
       Đây là một di tích hiện còn trên vùng đất Cổ Trai, quê hương của vương triều Mạc. Sự tồn tại của di tích này không chỉ với chức năng đơn thuần là nơi thờ cúng tổ tiên và hội họp riêng của dòng họ Mạc mà nó còn là một dấu ấn vật chất mang những nội dung về một Vương triều được sử sách ghi danh với cả vinh quang và những oan khiên đã và đang được người đời sau làm sáng tỏ trong sự nhìn nhận và đánh giá là một Vương triều có nhiều đóng góp tiến bộ.Từ đường họ Mạc ở Cổ  trai  xã Ngũ Đoan đã được Bộ văn hoá thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 24/2002/QĐ-BVHTT ngày 17 tháng 09 năm 2002     
7.  Hoạt động chăm sóc di tích
   - Ngay từ đầu năm học, tổng phụ trách Đội phổ biến mục tiêu, yêu cầu và nội dung về việc  hưởng ứng phong trào  " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ".   
   - Chào cờ tuyên truyền giáo dục các em lịch sử truyền thống, đạo đức cách mạng và những giá trị tốt đẹp của con người và dân tộc Việt Nam.
   - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu và trao đổi trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp những di tích lịch sử có trên địa phương , thực hiện một số chương trình phát thanh măng non giới thiệu di tích Từ đường họ Mạc,khu tưởng niệm các vua Mạc
   -  Giáo viên chủ nhiệm phối hợp tốt với cha mẹ học sinh để tăng cường giáo dục lễ giáo cho các em. Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động tập thể giúp các em có dịp tham gia để phát huy tính tích cực, chủ động và rèn luyện kỹ năng sống.
   - Tổ chức ngoại khóa thăm viếng di tích lịch sử nằm ở trên địa bàn xã như: Từ đường họ Mạc , khu tưởng niệm vương triều Mạc , tham gia các hoạt động  luyện tập võ thuật và biểu diễn võ thuật nhân dịp kỉ  niệm ngày giỗ Mạc Thái Tổ (22/8 âm lịch) , tham gia lễ khai bút đầu xuân Nhâm Thìn   ...vv
   - Duy trì tốt hoạt động chăm sóc cây cảnh , vệ sinh khuôn viên ,trồng hoa ..vv











 
 
8. Thông tin về nhà trường
1.     Họ và tên hiệu trưởng:       Phạm Văn Bé
       Chuyên ngành đào tạo Toán.  Năm tốt nghiệp đại học : 2002
       Điện thoại: 0313881 427             Di động:   0914502988
       Địa chỉ email:  thcsngudoan@kienthuy.edu.vn
2.    Họ và tên Tổng phụ trách Đội :   Trần Quang Huỳnh
       Chuyên ngành đào taọ Âm nhạc.  Năm tốt nghiệp 2002
3.    Địa chỉ trường: THCS Ngũ Đoan –Xã Ngũ Đoan, Huyện Kiến Thuỵ Thành  phố Hải Phòng
       Điện thoại cố định của  trường:  0313 881 427

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành