Số người đang online : 7 MỘ CỰ THẠCH HÀNG GÒN - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

MỘ CỰ THẠCH HÀNG GÒN
post image
MỘ CỰ THẠCH HÀNG GÒN

MỘ CỰ THẠCH HÀNG GÒN

 
1. Tên di tích: Mộ Cự Thạch Hàng Gòn
2. Loại công trình: Mộ đá
3. Loại di tích: Di tích văn hóa – lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 147/VH-QĐ ngày 24 tháng 12 năm 1982 của Bộ Văn hóa.

 
5. Địa chỉ: Ấp Hàng Gòn, xã Hàng Gòn, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Mộ Cự Thạch Hàng Gòn hay người dân địa phương còn gọi là “Mã Ông Đá” với một ý niệm huyền hoặc thiêng liêng được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Dưới thời Pháp thuộc, Mộ Cự Thạch Hàng Gòn nằm trên phần đất của Công ty Cao su Xuân Lộc, tổng Bình Lâm Thượng, tỉnh Biên Hòa. Sau đó thuộc ấp Xuân Thanh, xã Xuân Tân, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, hiện nay thuộc ấp Hàng Gòn, xã Hàng Gòn, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Ngôi mộ tọa lạc trên cao độ 250, cách tỉnh lộ 2 khoảng 100m về phía Tây, cách Xuân Lộc 8 km về phía Nam và cách Biên Hòa 50 km về phía Đông.
Ngôi mộ được được phát hiện vào năm 1927 bởi Jean Bouchot - kĩ sư người Pháp khi ông chủ trì công trình mở đường số 2 từ Long Khánh đi Bà Rịa. Ngay sau đó Trường Viễn Đông Bác Cổ đã nghiên cứu thực địa và giao cho Jean Bouchot chủ trì khai quật, kết quả được ông công bố nhiều lần từ năm 1927 đến năm 1930:
Mộ cự thạch Hàng Gòn có cấu trúc hình chữ nhật, dài 4,2m, ngang 2,70m, cao 1,6m, ghép bởi sáu tấm đan đá hoa cương giữ chặt với nhau nhờ hệ thống rãnh đục dưới nắm mộ và tấm đáy. Hai bên mộ là hai hàng trụ đá hoa cương và sa thạch. Trong đó có 02 trụ đá hoa cương cao 7,5m, 10 trụ sa thạch cao 3 - 4m, đặc biệt trên đầu các trụ đều được khoét lõm hình yên ngựa. Ban đầu người ta thường nghĩ đến một loại mái che, nhưng với cách bố trí hàng trụ đá song song cân đối và vững chắc làm người ta liên tưởng đến hệ thống trụ ròng rọc để nâng hạ nắp mộ. J Bouchot đã làm một bài tính căn cứ vào tỷ trọng của đá hoa cương, nắp mộ nặng khoảng 7 tấn, bốn tấm vách thẳng đứng được giữ chặt nhờ hệ thống rãnh đục trong đá hoa cương dưới nắp mộ để đảm bảo cho xác hay kho tàng bên trong.
Sau sự phát hiện và công bố của Jean Bouchot, nhà khoa học Parmentier H - chủ sự Sở Khảo cổ - ba lần khảo sát Mộ cự thạch Hàng Gòn đã phác thảo bản vẽ suy đoán dựng lại hai hàng trụ đá quanh mộ. Ông cho rằng ban đầu phòng mộ đã được xây chìm xuống đất, trụ đá được dựng theo nấc hình thang sử dụng vào việc nâng hạ tấm đan nắp trong dịp mai táng và cũng khẳng định đây là mộ tập thể của nhiều vị quan hay chiến binh.
Các nhà khoa học nổi tiếng thế giới như: Gaspardone E, Loofs H, Malleret L, Saurin E thì đánh giá đây là ngôi mộ cổ lớn nhất đại diện cho loại hình mộ dolmen châu Á so với những ngôi mộ khác tìm thấy ở bán đảo Deckken, Transjordanie, Bắc Miến Điện, Ta Va… Vì thế năm 1928, Trường Viễn Đông Bác Cổ đã xếp hạng di tích lịch sử “Mộ Đông Dương, Mộ Dolmen Hàng Gòn Xuân Lộc - Biên Hòa” và đứng thứ 38 trong bảng danh sách di tích Nam kì (1930).
Năm 1991, Mộ cự thạch Hàng Gòn được tu bổ, tôn tạo dựa trên các cứ liệu khoa học công bố. Các trụ đá hoa cương và sa thạch xếp gọn gàng quanh mộ, hệ thống hàng rào, sân đường nội bộ được thiết kế thi công, tạo nên diện mạo như ngày nay.
Năm 1995, một cuộc khai thác đất lại phát hiện một tấm đá hoa cương và hai trụ sa thạch không hoàn chỉnh cách mộ khoảng 60m ở phía nam từng làm xôn xao dư luận về khả năng có một hầm mộ thứ hai. Bảo tàng Đồng Nai đã phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học vùng Nam bộ khai quật. Kết quả cho thấy đây không phải hầm mộ mà là một công xưởng chế tác đá phục vụ cho việc dựng mộ cự thạch.
Để có cơ sở lập dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Mộ Cự Thạch Hàng Gòn, năm 2006 và 2007 Ban Quản lý Di tích - Danh thắng Đồng Nai đã phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học - Viện Khoa học vùng Nam bộ tiến hành đào thám sát và khai quật xung quanh mộ nhằm thu thập thông tin tư liệu đầy đủ để phục vụ cho công tác phục dựng và tôn tạo di tích trong những năm tới. Kết quả thu được hai Tù và, một bàn đá và nhiều mảnh gốm.
Nhiều năm trôi qua, kể từ ngày phát hiện biết bao tài liệu trên thế giới đã giới thiệu, nghiên cứu về Mộ Cự Thạch Hàng Gòn, ngày nay tham quan Mộ cự thạch Hàng Gòn là điều không thể thiếu được đối với các đoàn nghiên cứu trong và ngoài nước. Đó là bằng chứng sinh động cho thấy giá trị lớn lao của công trình kiến trúc này. Những cái lớn lao ở đây không hề lệ thuộc vào thước tấc của công trình mà chính nó chứa đựng khối óc sáng tạo của những người lao động xây dựng. Mộ Cự Thạch Hàng Gòn minh chứng cho sức mạnh đoàn kết, tài năng sáng tạo của người việt cổ Đồng Nai. Trong thời đại xã hội cách đây hàng nghìn năm con người vận chuyển bằng sức người vượt qua trở ngại thiên nhiên, nâng hạ những tấm đá hoa cương có trọng lượng hàng chục tấn bằng hệ thống ròng rọc trụ đá, cây và dây rừng để xây dựng nên hầm mộ. Đây là một thành tựu kỳ diệu, độc đáo về nghệ thuật, kĩ thuật tạo tác đá của người xưa vùng Nam Á, góp phần làm sáng tỏ nhiều điều về nền văn minh được giới khảo cổ mệnh danh là “Văn minh lưu vực sông Đồng Nai”.
7. Hoạt động nhà trường
Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo Chi đoàn trường kết hợp với Liên đội tham gia chăm sóc di tích Mộ Cự Thạch như:
-     Tổ chức các buổi tuyên truyền, giới thiệu lịch sử hình thành ngôi mộ, học sinh tham gia tìm hiểu niên đại của các cột đá ở khu lăng mộ và khu chế tác đá, vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các hoạt động giáo dụng ngoài giờ lên lớp. Ngoài ra tổ bộ môn Sử – Địa của nhà trường còn tổ chức chuyên đề: “Tìm hiểu và phát huy các giá trị của di tích Mộ Cự Thạch Hàng Gòn” giới thiệu đến các em học sinh về kiến trúc của khu lăng mộ liên hệ đến các di tích Cự thạch khác ở Việt Nam như: Đông Phổ (Quảng Ngãi), Chư Pa (Gia Lai), Hưng Yên (Nghệ An), Vũ Xá (Bắc Giang), núi Lạn Kha (Bắc Ninh)… Đưa ra những ý kiến xây dựng và phát huy giá trị di tích như: Bảo tồn khu mộ trong một công viên văn hóa, tổ chức nhiều hoạt động khác nhau, trưng bày giới thiệu những khám phá, phát hiện về mộ Cự thạch Hàng Gòn trong dòng chảy của lịch sử Đồng Nai và khu vực, lấy mộ Cự thạch Hàng Gòn làm trọng điểm, giới thiệu về mộ, về các thành tựu khảo cổ học Đồng Nai.
-     Tổ chức các buổi thăm viếng, lễ dâng hương tại khu vực khu lăng mộ và miếu thờ nằm trong khuôn viên di tích nhân kỉ niệm các ngày lễ lớn như ngày 10/3 âm lịch, ngày 26/3, 15/5... Phân công mỗi chi đội trong liên đội tham gia dọn cỏ, trồng hoa xung khuôn viên, tiến hành quét dọn vệ sinh bên trong và khu vực xung quanh khu miếu thờ, lau rửa vệ sinh các tấm bia đá của ngôi mộ và các cột đá xung quanh vì thiết nghĩ các cột đá granit tuy là loại vật liệu bền vững hàng ngàn năm nhưng trong môi trường tự nhiên thì mưa axit cũng có thể phá hủy, rỗ mặt và tạo điều kiện cho nấm và địa y phát triển xâm hại đá, công việc lau rửa các bi đá được tiến hành luân phiên giữa các chi đội trong liên đội 1 lần/ tháng.
-     Liên đội cũng đã thực hiện chuyên đề giới thiệu mô hình: "Giáo dục truyền thống gắn với các khu di tích lịch sử" trong đó đưa việc chăm sóc, bảo vệ và tôn tạo khu Mộ cổ Hàng Gòn làm nội dung chính của chuyên đề. Thông qua chuyên đề giúp cho các em đội viên, học sinh hiểu biết sâu về các di tích tại địa phương từ đó nâng cao lòng tự hào về các truyền thống quý báu của dân tộc, ra sức học tập rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt và góp phần cùng chung tay gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc.
-     Tổ chức thi vẽ tranh đề tài: "Di tích văn hóa lịch sử ở địa phương" trong đó đưa Mộ Cự Thạch Hàng Gòn làm chủ đề chính của các bức tranh thu hút hơn 200 em trong toàn liên đội tham gia. Các bức tranh cũng đã khắc họa sâu sắc vẻ đẹp huyền bí của khu lăng mộ qua những nét vẽ hồn nhiên của các em, thông qua cuộc thi này thì học sinh có dịp tìm hiểu kĩ hơn về kiến trúc của Mộ Cự Thạch, có ý thức hơn trong việc bảo vệ tôn tạo các di tích lịch sử và văn hóa tại địa phương.
-     Ngoài ra Liên đội còn tổ chức cho các đội viên tham gia cuộc thi: "Hướng dẫn viên tài năng" giới thiệu và nêu ý tưởng phát triển khu di tích Mộ cổ Hàng Gòn, các em tham gia sôi nổi và nhiệt tình, qua đó nhiều em đã thể hiện được năng khiếu của mình, giới thiệu được những giá trị đặc sắc của di tích đến các bạn học sinh giúp các học sinh hiểu thêm và ý thức hơn trong việc chăm sóc và tôn tạo khu di tích. Qua cuộc thi các em cũng nêu ra một số ý tưởng của mình về hoạt động của khu di tích trong tương lai như: tổ chức tìm hiểu giải mã cấu tạo, kết cấu công trình nhà mộ, thi tái tạo quá trình xây lắp nhà mộ, tổ  chức các phòng trưng bày triển lãm lịch sử địa phương, thành tựu kinh tế xã hội, văn hóa, nông sản đặc trưng…
8. Đề xuất kiến nghị
-     Cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh của trường đến tham quan tìm hiểu và chăm sóc khu mộ Cự Thạch. Tổ chức các hoạt động văn hóa khác nhau thu hút đông đảo thiếu niên nhi đồng ở địa phương tham gia, giúp cho các em có những sân chơi vui tươi, lành mạnh và bổ ích. Qua những hoạt động này góp phần giáo dục các em học sinh gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
9. Thông tin nhà trường
- Họ và tên hiệu trưởng:
Nguyễn Văn
Chuyên ngành đào tạo Toán, năm tốt nghiệp đại học/CĐ: 2005
Điện thoại: 061.3721905,  Di động: 0907128555.
Địa chỉ email: thcshanggon@gmail.com
- Họ và tên Tổng phụ trách Đội:  Nguyễn Anh Tuấn
Chuyên ngành đào tạo Hóa - Sinh, năm tốt nghiệp: 2004
Điện thoại: 061.3785806, Di động: 0985735546
Địa chỉ email: start201283@gmail.com
- Địa chỉ trường: ấp Hàng Gòn - xã Hàng Gòn - thị xã Long Khánh - tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại cố định của  trường: 061.3796042./.











 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành