Số người đang online : 12 Quảng trường Sông Phố - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Quảng trường Sông Phố
post image
Quảng trường Sông Phố

Di tích Quảng trường Sông Phố được xếp hạng cấp quốc...

Quảng trường Sông Phố - Di tích thuộc phường Thanh Bình, thành phố Biên Hoà. Trước năm 1945, Quảng trường Sông Phố tiếng Pháp là Place Morène và là vòng xoay ngã ba của đường Nguyễn Hữu Cảnh, Trịnh Hoài Đức.

Hiện nay, Quảng trường Sông Phố là khu vực giao lộ của hai tuyến đường Cách mạng tháng Tám và đường 30 tháng 4. Đây là hai trục giao thông chính: một từ hướng Quảng trường tỉnh chạy dọc xuống và một chạy ngang chiều con sông Đồng Nai tạo thành hình chữ T trong nội ô Biên Hòa. Người dân quen gọi là Quảng trường Sông Phố với tên thân thương Bùng binh Trung tâm vì nó tọa lạc gần  các công sở của tỉnh và từ đây có những ngả đường tỏa đến các địa điểm trên địa bàn thành phố Biên Hòa.

Sau khi đánh chiếm và bình định Biên Hòa, vào đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng nhiều công sở trên vùng đất nầy để phục vụ cho chính quyền thuộc địa. Quảng trường Sông Phố được xây dựng cùng với kiến trúc của Toà Bố Biên Hòa, Dinh tỉnh trưởng tạo nên một khung cảnh hài hòa giữa lòng thành phố có qui mô vừa phải bên sông Đồng Nai thơ mộng.

Trước đây, tại khu vực giao lộ, một hồ nước được xây dựng kiên cố nhưng hài hòa trong cảnh quan chung của các tuyến giao thông. Trong hồ có bệ đài phun nước với giá đỡ là tác phẩm gốm của nghệ nhân Biên Hòa tạo tác. Những con cá trong thế rồng dựng dáng vờn nước trông đẹp mắt qua các tia nước được luân chuyển phun lên. Toàn cảnh với lối bố trí kiến trúc giữa giao lộ tạo thêm vẻ mỹ quan của  khu vực Quảng trường bên cạnh các kiến trúc công sở, tôn giáo duyên dáng. Hiện nay, công trình bồn nước được tôn tạo với đài phun nước nhiều màu độc đáo.

Quảng trường Sông Phố đã đi vào lịch sử xứ Biên Hòa từ những ngày sôi động khi quần chúng nổi dậy cướp chính quyền mùa thu năm 1945. Trong những ngày cuối tháng Tám năm 1945, trước làn sóng cách mạng dâng cao, bộ máy chính quyền thuộc địa ở Biên Hòa hầu như bị tê liệt. Các lực lượng cách mạng, yêu nước được tập họp: Thanh niên Tiền Phong, tự vệ chiến đấu, quần  chúng yêu nước dưới sự lãnh đạo của Ủy ban khởi nghĩa Biên Hòa nhanh chóng chiếm lấy các cơ sở địch. Ngày 26/8/1945, đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa tập trung hàng trăm quần chúng tiến vào Toà Bố Biên Hòa treo lá cờ đỏ sao vàng. Đồng bào Biên Hòa vui mừng, reo hò vang dậy, ngắm lá cờ Tổ quốc tung bay. Ủy ban khởi nghĩa Biên Hòa buộc chính quyền thuộc địa bàn giao chính quyền cho cách mạng, báo hiệu một thời kỳ mới của độc lập, tự do mà người dân đứng lên làm chủ.

Ngày 27 tháng 8 năm 1945, nơi đây đã diễn ra cuộc mít tinh trọng thể chào mừng chính quyền cách mạng lâm thời đầu tiên của tỉnh Biên Hòa. Hàng ngàn người từ các địa phương của tỉnh Biên Hoà tập trung tại đây tham gia mít tinh. Trong không khí trào dâng của thắng lợi cách mạng, đồng chí Dương Bạch Mai – cán bộ Xứ ủy Nam kỳ đại diện mặt trận Việt Minh ở Nam Bộ diễn thuyết về đường lối cách mạng, của Đảng được quần chúng hoan nghênh nhiệt liệt . Đồng chí Hoàng Minh Châu, trưởng ban khởi nghĩa, tuyên bố chính quyền về tay nhân dân và công bố Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Biên Hòa: Hoàng Minh Châu – Chủ tịch, Huỳnh Văn Hớn – phó chủ tịch kiêm trưởng ban tuyên truyền, Nguyễn Văn Long – phụ trách cảnh sát tỉnh, Ngô Hà Thành – phụ trách quốc gia tự vệ cuộc (công an tỉnh), Ông Nguyễn Văn Tàng – phụ trách Ban quản trị tài sản quốc gia.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành