ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG HOÀI ĐỨC- BẮC RUỘNG
Share on facebook 0 người thích - Thích
Được công nhận di tích theo quyết định số 3211 QĐ/BT ngày 12 tháng...
ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG HOÀI ĐỨC- BẮC RUỘNG
1. Tên di tích: Địa điểm chiến thắng Hoài Đức- Bắc Ruộng
2. Loại công trình: Bia tưởng niệm
3. Loại di tích:
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 3211 QĐ/BT ngày 12 tháng 12 năm 1994
5. Địa chỉ di tích: Thôn 2, xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
6. Tóm lược thông tin về di tích
Bắc Ruộng là trung tâm quận Hoài Đức được chính quyền Ngụy xây dựng từ những năm 1950.
Đây cũng là nơi Cách mạng ta xây dựng khu căn cứ để tiến hành cuộc kháng chiến chống lại địch, bởi Bắc Ruộng có vị trí đặc biệt về kinh tế và quân sự; là nơi tiếp giáp giữa vùng rừng núi trùng điệp và vùng đồng bằng rộng, trù phú, vừa thuận lợi cho việc xây dựng khu căn cứ cách mạng, thực hiện các hoạt động chống đuổi giặc, bảo vệ căn cứ cách mạng; kết nối, liên hệ được với các vùng miền của tỉnh nhà và với vùng chiến lược Di Linh, Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng và các vùng lân cận tỉnh Đồng nai, vừa là nơi để quân dân ta sản xuất lương thực, khai thác sản vật để tiếp tế, chi viện lâu dài cho kháng chiến.
Do có vị trí quan trọng như vậy, kẻ thù rất sợ Cách mạng làm chủ vùng này nên ra sức bảo vệ; chúng đưa nhiều quân đến, lập các đội bảo an, dân vệ; xây dựng đồn bốt, dồn dân, lập khu tập trung để ngăn chặn dân liên hệ với Cách mạng, ngăn chặn cuộc chiến đấu của quân dân ta.
Từ năm 1957, địch tiến hành chiến dịch “Thượng du vận” đánh phá vùng căn cứ kháng chiến của ta ở Tánh Linh và Di Linh (quận Tánh Linh trước đây nay là các xã thuộc phía Nam sông La Ngà của huyện Tánh Linh hiện nay; còn quận Hoài Đức trước đây nay thuộc các xã phía Bắc sông La Ngà của huyện Tánh Linh hiện nay).
Để có một quận ở miền núi vững mạnh nhằm đánh phá, ngăn chặn cách mạng, vừa khai thác tiềm năng đất đai, lâm sản trù phú ở đây, bọn địch đã tiến hành càn quét, dồn đồng bào dân tộc thành lập các khu, đưa dân từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi vào lập các khu dinh điền; với riêng Bắc Ruộng, bọn địch chọn xây dựng thành khu trung tâm của quận Hoài Đức, tập trung ở đây một lực lượng lớn lính bảo an, cảnh sát, dân vệ.
Về phía Cách mạng, nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu căn cứ miền núi vững mạnh, phá khu tập trung để đưa dân về lại các xã, Tỉnh ủy Bình Thuận đã chủ trương đánh chi khu quận lỵ Hoài Đức. Ngày 31 tháng 7/1960, bộ đội ta đã mở đợt tấn công vào chi khu Hoài Đức- Bắc Ruộng và đã tiêu diệt hoàn toàn quận lỵ này, đưa hơn 4 ngàn dân từ khu tập trung về căn cứ cách mạng.
Chiến thắng Hoài Đức- Bắc Ruộng có ý nghĩa lớn đối với quân và dân tỉnh Bình Thuân và huyện Tánh Linh, “Là chiến thắng đầu tiên của tỉnh Bình Thuận đánh thắng một chi khu quận lỵ và phá tan khu tập trung của địch ở vùng rừng núi. Đây cũng là chiến thắng đầu tiên của quân và dân Tánh Linh, là niềm tự hào của nhân dân Bắc Ruộng hôm nay. Thắng lợi này mở đầu cho phong trào đánh địch trong tỉnh Bình Thuận” (Trích “Bắc Ruộng- Những mốc son lịch sử” của Đảng bộ xã Bắc Ruộng)
Nhằm ghi lại dấu ấn, chiến tích cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân huyện Tánh Linh nói chung, quân và dân xã Bắc Ruộng nói riêng, ghi lại mốc son lịch sử kháng chiến chống giặc, đánh giặc giải phóng nhân dân, bảo vệ khu căn cứ Cách mạng của quân, dân xã Bắc Ruộng, ghi nhớ công lao to lớn của các anh hùng cách mạng, của quân và dân Tánh Linh; trên cơ sở nguyện vọng của nhân dân, các vị lãnh đạo địa phương, các cựu chiến binh, ngày 31/7/1991 di tích lịch sử Chiến thắng Hoài Đức- Bắc Ruộng được khởi công xây dựng.
Trong buổi lễ khởi công xây dựng di tích có cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (lúc ấy là nguyên Tổng bí thư) về dự và đặt viên đá đầu tiên trước hàng trăm người dân, các vị lãnh đạo địa phương, các cựu chiến binh đã từng bám trụ tại căn cứ cách mạng về dự.
Công trình di tích- tượng đài- đúc bằng bê tông, ốp đá; phần trên có dạng quyển sách mở ra, một bên ghi tóm tắt diễn biến trận đánh vào chi khu Hoài Đức- Bắc Ruộng, một bên ghi tên các lực lượng, các vị chỉ huy tham gia trận đánh, chính giữa là bức phù điêu – tượng bộ đội và du kích người kinh và người dân tộc; phần dưới là khối trụ vuông.
Toàn cục tượng đài toát lên một ý nghĩa- là trang sử ghi lại một mốc son, một trận đánh quyết định của quân dân Tánh Linh mở đầu cho những chiến thắng tiếp theo trong cuộc kháng chiến chống giặc của vùng đất miền núi này.
Công trình khu di tích được xây dựng trên diện tích khoảng 600m2, thuộc trung tâm xã Bắc Ruộng, sát bên đường 336- đường liên huyện; địa điểm này gần nơi lập chi khu của quân ngụy trước kia, nơi còn lại 1 lô cốt của địch.
2. Loại công trình: Bia tưởng niệm
3. Loại di tích:
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 3211 QĐ/BT ngày 12 tháng 12 năm 1994
5. Địa chỉ di tích: Thôn 2, xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
6. Tóm lược thông tin về di tích
Bắc Ruộng là trung tâm quận Hoài Đức được chính quyền Ngụy xây dựng từ những năm 1950.
Đây cũng là nơi Cách mạng ta xây dựng khu căn cứ để tiến hành cuộc kháng chiến chống lại địch, bởi Bắc Ruộng có vị trí đặc biệt về kinh tế và quân sự; là nơi tiếp giáp giữa vùng rừng núi trùng điệp và vùng đồng bằng rộng, trù phú, vừa thuận lợi cho việc xây dựng khu căn cứ cách mạng, thực hiện các hoạt động chống đuổi giặc, bảo vệ căn cứ cách mạng; kết nối, liên hệ được với các vùng miền của tỉnh nhà và với vùng chiến lược Di Linh, Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng và các vùng lân cận tỉnh Đồng nai, vừa là nơi để quân dân ta sản xuất lương thực, khai thác sản vật để tiếp tế, chi viện lâu dài cho kháng chiến.
Do có vị trí quan trọng như vậy, kẻ thù rất sợ Cách mạng làm chủ vùng này nên ra sức bảo vệ; chúng đưa nhiều quân đến, lập các đội bảo an, dân vệ; xây dựng đồn bốt, dồn dân, lập khu tập trung để ngăn chặn dân liên hệ với Cách mạng, ngăn chặn cuộc chiến đấu của quân dân ta.
Từ năm 1957, địch tiến hành chiến dịch “Thượng du vận” đánh phá vùng căn cứ kháng chiến của ta ở Tánh Linh và Di Linh (quận Tánh Linh trước đây nay là các xã thuộc phía Nam sông La Ngà của huyện Tánh Linh hiện nay; còn quận Hoài Đức trước đây nay thuộc các xã phía Bắc sông La Ngà của huyện Tánh Linh hiện nay).
Để có một quận ở miền núi vững mạnh nhằm đánh phá, ngăn chặn cách mạng, vừa khai thác tiềm năng đất đai, lâm sản trù phú ở đây, bọn địch đã tiến hành càn quét, dồn đồng bào dân tộc thành lập các khu, đưa dân từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi vào lập các khu dinh điền; với riêng Bắc Ruộng, bọn địch chọn xây dựng thành khu trung tâm của quận Hoài Đức, tập trung ở đây một lực lượng lớn lính bảo an, cảnh sát, dân vệ.
Về phía Cách mạng, nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu căn cứ miền núi vững mạnh, phá khu tập trung để đưa dân về lại các xã, Tỉnh ủy Bình Thuận đã chủ trương đánh chi khu quận lỵ Hoài Đức. Ngày 31 tháng 7/1960, bộ đội ta đã mở đợt tấn công vào chi khu Hoài Đức- Bắc Ruộng và đã tiêu diệt hoàn toàn quận lỵ này, đưa hơn 4 ngàn dân từ khu tập trung về căn cứ cách mạng.
Chiến thắng Hoài Đức- Bắc Ruộng có ý nghĩa lớn đối với quân và dân tỉnh Bình Thuân và huyện Tánh Linh, “Là chiến thắng đầu tiên của tỉnh Bình Thuận đánh thắng một chi khu quận lỵ và phá tan khu tập trung của địch ở vùng rừng núi. Đây cũng là chiến thắng đầu tiên của quân và dân Tánh Linh, là niềm tự hào của nhân dân Bắc Ruộng hôm nay. Thắng lợi này mở đầu cho phong trào đánh địch trong tỉnh Bình Thuận” (Trích “Bắc Ruộng- Những mốc son lịch sử” của Đảng bộ xã Bắc Ruộng)
Nhằm ghi lại dấu ấn, chiến tích cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân huyện Tánh Linh nói chung, quân và dân xã Bắc Ruộng nói riêng, ghi lại mốc son lịch sử kháng chiến chống giặc, đánh giặc giải phóng nhân dân, bảo vệ khu căn cứ Cách mạng của quân, dân xã Bắc Ruộng, ghi nhớ công lao to lớn của các anh hùng cách mạng, của quân và dân Tánh Linh; trên cơ sở nguyện vọng của nhân dân, các vị lãnh đạo địa phương, các cựu chiến binh, ngày 31/7/1991 di tích lịch sử Chiến thắng Hoài Đức- Bắc Ruộng được khởi công xây dựng.
Trong buổi lễ khởi công xây dựng di tích có cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (lúc ấy là nguyên Tổng bí thư) về dự và đặt viên đá đầu tiên trước hàng trăm người dân, các vị lãnh đạo địa phương, các cựu chiến binh đã từng bám trụ tại căn cứ cách mạng về dự.
Công trình di tích- tượng đài- đúc bằng bê tông, ốp đá; phần trên có dạng quyển sách mở ra, một bên ghi tóm tắt diễn biến trận đánh vào chi khu Hoài Đức- Bắc Ruộng, một bên ghi tên các lực lượng, các vị chỉ huy tham gia trận đánh, chính giữa là bức phù điêu – tượng bộ đội và du kích người kinh và người dân tộc; phần dưới là khối trụ vuông.
Toàn cục tượng đài toát lên một ý nghĩa- là trang sử ghi lại một mốc son, một trận đánh quyết định của quân dân Tánh Linh mở đầu cho những chiến thắng tiếp theo trong cuộc kháng chiến chống giặc của vùng đất miền núi này.
Công trình khu di tích được xây dựng trên diện tích khoảng 600m2, thuộc trung tâm xã Bắc Ruộng, sát bên đường 336- đường liên huyện; địa điểm này gần nơi lập chi khu của quân ngụy trước kia, nơi còn lại 1 lô cốt của địch.
Ngoài giá trị lịch sử, khu di tích còn mang lại giá trị tinh thần, giá trị về giáo dục to lớn cho cán bộ, nhân dân và học sinh của xã Bắc Ruộng. Hằng năm, vào ngày lễ kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt nam, ngày tết Nguyên đán, cán bộ, nhân dân, học sinh trong xã đến đây để ghi nhớ, ôn lại truyền thống của cha anh trong cuộc đấu tranh chống giặc và thắp nhang tưởng niệm các anh hùng đã hy sinh; hoạt động Ngoài giờ lên lớp, giáo viên cũng dẫn học sinh đến đây để tìm hiểu về lịch sử vùng đất này.
0 Bình luận