CHÙA THÁI LẠC


1. Tên di tích: Chùa Thái Lạc.
2. Loại công trình: Chùa cổ
3. Loại di tích: cấp Quốc gia. Thời Lý - Trần.
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 29 VHQD ngày 13 tháng 1 năm 1964
5. Địa chỉ di tích: Thôn Quang Trung – xã Lạc Hồng - huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Chùa Thái Lạc (nay hay gọi là chùa Pháp Vân vì chùa thờ phật bà Pháp Vân), một thời được gọi là Am vì xưa kia chùa còn nhỏ chưa phát triển. Sau này đến cuối đời nhà Lý, sang đầu nhà Trần thời Quan Sĩ Nhiếp 187 - 226 mới được mở mang rộng rãi và có hệ thống Tứ Pháp về thờ. Chùa được làm trên một gò đất cao nhất xã, người ta thường gọi là làm trên lưng con rùa. Chùa được làm theo hướng đông nam là hướng mặt trời mọc, có nghĩa là phát triển sinh sôi. Trước cửa chùa là một con sông, hai bên là hai con mương chảy ra sông, chùa nằm ở giữa như là long chầu, hổ phục một cảnh đẹp chưa từng có ở vùng đất châu thổ sông Hồng. Ngôi chùa vẫn sừng sững nằm đấu chọi với thiên nhiên và trời đất và đã để lạ cho nhân dân xã Lạc Hồng một nền văn hóa trải qua gần 1000 năm.
Chùa đã tôn tạo nhiểu lần nhưng vẫn giữ được nhiều nét cổ từ thời Lý chuyển sang Trần. Chúng ta đi từ cổng vào sân, bước vào tiền Đường, cúi đầu đi vào trong Cung nhìn lên những bức chạm khắc hình rồng, hình dải lụa, hình đầu người mình chim dâng hương dâng hoa trỗi nhạc, những con rồng cuộn khúc thời Lý, toát lên vẻ đẹp đời Trần. Bao nhiêu khúc triết mạch lạc rõ ràng, từng đường nét, những ông phỗng mặc váy xòe cánh sen dang đôi vai gánh đỡ lấy những cột trụ thật là khỏe khoắn. Chúng ta ra ngoài tiền Đường nhìn lên những bức cốn chạm tứ linh tứ quý lại chuyển sang thời Nguyễn thật là uyển chuyển, hài hòa.
Chùa còn giữ được nhiều pho tượng và khuôn viên của một ngôi chùa cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua bao thăng trầm của thời tiết, chiến tranh. Nhân dân và chính quyền địa phương cố gắng giữ gìn, cho đến nay đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia năm 1964 toàn quốc và nhất nhì tỉnh Hưng Yên.
Chùa Pháp Vân được Bộ Văn hóa công nhận di tích lịch sử Văn hóa xếp hạng Văn hóa xếp hạng thứ 26 toàn quốc (1964). Căn cứ vào Ngọc phả của chùa, sử ghi vào năm Đại Định thứ 22 (1162) đời vua Lý Nhân Tông thế kỷ thứ XII, thời Quan Sĩ Nhiếp năm 187 - 226, tấm bia được dựng khắc ghi Đại trùng tu năm Dương Hòa thứ 3 (1637) cho tới nay đã được gần 400 năm. Ngọc phả đã ghi rõ truyền thuyết về Tứ Pháp và sự kiện xảy ra vào đời Linh Đế (168 - 189) sau Công nguyên.
Chùa Pháp Vân là một trong bốn chùa thờ Tứ Pháp tại xã Lạc Hồng. Tại các chùa này hiện nay còn lưu giữ nguyên mẫu các pho tượng Tứ Pháp mà tương truyền rằng được tạc từ cành dâu lấy từ chùa Dâu nói trên.
Chùa thờ Pháp Vân trải qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử và thời tiết nắng mưa chùa được tu sửa lần cuối đến nay cách đây đã gần 400 năm.
Vì vậy ngôi chùa mà chúng ta được tham quan, cầu nguyện hiện nay là kết quả của sự sáng tạo văn hóa qua các thời kỳ khác nhau dưới sự bảo trợ của các vương triều và sự đóng góp của nhân dân địa phương. Những di tích gạch cổ, ngói cổ và các hoa văn chạm khắc bằng gỗ, những cồng chiêng trên dàn cột cung chùa cho thấy chùa được xây dựng ở thời kỳ cuối nhà Lý đầu nhà Trần.
Xã Lạc Hồng huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vốn có truyền thống lâu đời thờ Phật pháp và duy trì thuần phong mỹ tục, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa của địa phương. Chùa thờ Pháp Vân trải qua bao thăng trầm lịch sử, chiến tranh, thời tiết, chùa vẫn được các đời sư trụ trì trông nom tôn tạo chu đáo.
Share on facebook 0 người thích - Thích

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 29 VHQD...
CHÙA THÁI LẠC


2. Loại công trình: Chùa cổ
3. Loại di tích: cấp Quốc gia. Thời Lý - Trần.
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 29 VHQD ngày 13 tháng 1 năm 1964

6. Tóm lược thông tin về di tích
Chùa Thái Lạc (nay hay gọi là chùa Pháp Vân vì chùa thờ phật bà Pháp Vân), một thời được gọi là Am vì xưa kia chùa còn nhỏ chưa phát triển. Sau này đến cuối đời nhà Lý, sang đầu nhà Trần thời Quan Sĩ Nhiếp 187 - 226 mới được mở mang rộng rãi và có hệ thống Tứ Pháp về thờ. Chùa được làm trên một gò đất cao nhất xã, người ta thường gọi là làm trên lưng con rùa. Chùa được làm theo hướng đông nam là hướng mặt trời mọc, có nghĩa là phát triển sinh sôi. Trước cửa chùa là một con sông, hai bên là hai con mương chảy ra sông, chùa nằm ở giữa như là long chầu, hổ phục một cảnh đẹp chưa từng có ở vùng đất châu thổ sông Hồng. Ngôi chùa vẫn sừng sững nằm đấu chọi với thiên nhiên và trời đất và đã để lạ cho nhân dân xã Lạc Hồng một nền văn hóa trải qua gần 1000 năm.

Chùa còn giữ được nhiều pho tượng và khuôn viên của một ngôi chùa cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua bao thăng trầm của thời tiết, chiến tranh. Nhân dân và chính quyền địa phương cố gắng giữ gìn, cho đến nay đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia năm 1964 toàn quốc và nhất nhì tỉnh Hưng Yên.
Chùa Pháp Vân được Bộ Văn hóa công nhận di tích lịch sử Văn hóa xếp hạng Văn hóa xếp hạng thứ 26 toàn quốc (1964). Căn cứ vào Ngọc phả của chùa, sử ghi vào năm Đại Định thứ 22 (1162) đời vua Lý Nhân Tông thế kỷ thứ XII, thời Quan Sĩ Nhiếp năm 187 - 226, tấm bia được dựng khắc ghi Đại trùng tu năm Dương Hòa thứ 3 (1637) cho tới nay đã được gần 400 năm. Ngọc phả đã ghi rõ truyền thuyết về Tứ Pháp và sự kiện xảy ra vào đời Linh Đế (168 - 189) sau Công nguyên.
Chùa Pháp Vân là một trong bốn chùa thờ Tứ Pháp tại xã Lạc Hồng. Tại các chùa này hiện nay còn lưu giữ nguyên mẫu các pho tượng Tứ Pháp mà tương truyền rằng được tạc từ cành dâu lấy từ chùa Dâu nói trên.
Chùa thờ Pháp Vân trải qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử và thời tiết nắng mưa chùa được tu sửa lần cuối đến nay cách đây đã gần 400 năm.
Vì vậy ngôi chùa mà chúng ta được tham quan, cầu nguyện hiện nay là kết quả của sự sáng tạo văn hóa qua các thời kỳ khác nhau dưới sự bảo trợ của các vương triều và sự đóng góp của nhân dân địa phương. Những di tích gạch cổ, ngói cổ và các hoa văn chạm khắc bằng gỗ, những cồng chiêng trên dàn cột cung chùa cho thấy chùa được xây dựng ở thời kỳ cuối nhà Lý đầu nhà Trần.
Xã Lạc Hồng huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vốn có truyền thống lâu đời thờ Phật pháp và duy trì thuần phong mỹ tục, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa của địa phương. Chùa thờ Pháp Vân trải qua bao thăng trầm lịch sử, chiến tranh, thời tiết, chùa vẫn được các đời sư trụ trì trông nom tôn tạo chu đáo.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận