Số người đang online : 20 CHÙA SẮC TỨ TAM BẢO - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CHÙA SẮC TỨ TAM BẢO
post image
CHÙA SẮC TỨ TAM BẢO

Được công nhận di tích theo quyết định số 191-VH/QĐ ngày 22 tháng 3...

CHÙA SẮC TỨ TAM BẢO
 

1.    Tên di tích: Chùa Sắc Tứ Tam Bảo
2.    Loại công trình: 
3.    Loại di tích:
Lịch sử nghệ thuật
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 191-VH/QĐ ngày 22 tháng 3 năm 1988.
5.    Địa chỉ di tích: phường Vĩnh Bảo, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
6.    Tóm lược thông tin về di tích
Chùa Tam Bảo Rạch Giá có tên là “Sắc Tứ Tam Bảo Tự”. Ngôi chùa này nằm trong thị xã Rạch Giá cách trung tâm chợ khoảng 800m theo hướng Đông Nam. Chùa thuộc phường Vĩnh Lạc, Chùa nằm trên một trong những trục lộ giao thông chính của thị xã đồng thời bản thân chùa Tam Bảo Rạch Giá còn là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật lớn của tỉnh, cho nên chùa Tam Bảo Rạch Giá có một vị trí và địa thế rất thuận lợi cho khách đến tham quan.
Chùa nằm trên một khu đất rộng gần 1ha phía Đông giáp với đường Ngô Quyền, phía Tây giáp với đường Nguyễn Trung Trực, phía Bắc giáp với đường Sư Thiện Ân và phía Nam giáp với khu nhà dân
Vào cuối thế kỷ XVIII, một trong những ngôi chùa thờ Phật đầu tiên được lập do một người phụ nữ tên Dương Thị Oán mà người dân thường gọi là Bà Hoặng. Trong ngôi chùa này chỉ có mỗi một mình bà Hoặng tu niệm, nên nhân dân trong vùng thường gọi chùa này là chùa Bà Hoặng.
Theo truyền thuyến, đất nước Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XVIII, xã hội Việt Nam bị xáo trộn, đất nước bị phân tranh đàn trong chúa Nguyễn, đàn ngoài chúa Trịnh. Hai bên xảy ra nội chiến liên miên, bên cạnh đó còn có giặc ngoài xâm đang đe dọa sinh mạng của đất nước. Để ổn định bờ cỏi và yên dân, nhà chiến lược đại tài Nguyễn Huệ đã cùng anh và em của ông nổi dậy làm cuộc khởi nghĩa. Tây Sơn tiến vào Gia Định, tập đoàn phong kiến đàn trong bị đánh tan rã, lúc đó Nguyễn Ánh sống sót đã chạy thoát vào Nam lánh nạn. Trên bước đường lưu vong Nguyễn Ánh đã đến nhiều nơi, nhiều chỗ. Tại Kiên Giang, Nguyễn Ánh đã lui tới nhiều lần và ở rất nhiều nơi như: Rạch Giá, Hòn Tre, Hòn Rái, Hòn Chông, Hang Tiến, Hòn Thổ Châu và Phú Quốc.
Trở lại tình hình xã hội Việt Nam lúc bấy giờ vào những năm 1790, trong lúc Nguyễn Huệ bận tiến quân ra Bắc đánh quân xâm lược Mãn Thanh. Nguyễn Ánh thừa cơ chiếm lại Gia Định một cách dễ dàng, bởi vì lúc ấy, đất Gia Định được Nguyễn Huệ giao phó cho Nguyễn Lữ. Khi dừng chân ở đất Gia Định, Nguyễn Ánh được sự ủng hộ của một số điền chủ phất lên trong buổi đầu khẩn hoang dùng nơi đây làm bàn đạp tiến quân ra Bắc và đánh thắng quân Tây Sơn. Sau đó Nguyễn Ánh phục hồi cơ nghiệp lại cho dòng họ Nguyễn. Nguyễn Ánh xưng vương đặt niên hiệu là Gia Long (1802)
Khi Nguyễn Ánh làm vua trị vì một cõi nước Nam, nhớ đến những tháng ngày lưu lạc, khốn cùng, vua Gia Long nhớ đến một vị ân nhân đã cứu sống mạng mình ở Hòn Tre. Gia Long lập tức cho người ra Hòn Tre tìm bà Hoặng để đền ơn đáp nghĩa. Nhưng Bà đã mất do tuổi cao sức yếu, chỉ còn lại một ngôi chùa mang tên của Bà tại vùng đất Rạch Giá. Gia Long cảm động trước nghĩa cử cao đẹp đó của Bà Hoặng nên Gia Long đã ra chiếu chỉ sắc phong cho chùa Bà Hoặng là "Tam Bảo Tự", do dó chùa Bà Hoặng được gọi là "Sắc Tứ Tam Bảo Tự" cốt để cho nhân dân đời đời ghi nhớ công đức của Bà Hoặng, một nữ tu sĩ đã có công với vua. Mặt khác triều đình phải có trách nhiệm giúp cho phật tử bảo quản và tôn thờ ngôi chùa lịch sử này để làm gương cho mọi người tôn thờ và noi gương. Như vậy chùa Tam Bảo có tên "Sắc Tứ Tam Bảo Tự" từ khi Nguyễn Ánh lên làm vua. Ở đây xin chú thích về tên "Sắc Tứ Tam Bảo Tự"
- Chữ "Sắc": là lệnh của Vua ban cho thần dân, đó là một loại giấy tờ cao nhất của triều đình do Vua ký và đóng dấu.
- Chữ "Tứ": Ở đây không có nghĩa là bốn, mà là ban cho
- Chữ "Tam Bảo": là ba ngôi báu: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo
- Chữ "Tự": có nghĩa là Chùa
Qua giai thoại trên đây, chứng tỏ chùa Tam Bảo Rạch Già là một ngôi chùa Phật thiêng liêng cổ kính, lâu đời tại thị xã Rạch Giá này. Quá trình hình thành ngôi chùa này là một sự tích gắn liền với lịch sử Việt Nam. Trãi qua hàng trăm năm. Chùa được xây cất lại nhiều lần và không biết đã qua bao nhiêu đời trụ trì, tuy thời gian đã trôi qua nhưng ngôi chùa này vẫn được giữ gìn, bảo quản cho đến năm 1913, nhà sư Nguyễn Văn Đồng, pháp danh là Thích Trí Thiền về đây làm trụ trì, Hòa thượng Thích Trí Thiền thế danh là Nguyễn Văn Đồng, hiệu Hồng Nguyện, Hòa thượng sinh năm 1882 trong một gia đình nông dân tại làng Vĩnh Thanh Vân – Châu Thành, Rạch Giá. Hòa thượng Thích Trí Thiền là người sớm giác ngộ đường lối cách mạng nên ông đã tham gia nhiều hoạt động tích cực để góp phần mình vào trong công cuộc đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân chống bọn thực dân xâm lược và chế độ phong kiến thuộc địa Pháp. Vào những năm 1939 – 1940, chùa Tam Bảo trở thành căn cứ kháng chiến của Đảng, nhiều cán bộ cách mạng lui tới, nhiều  Đảng viên ở lại Chùa hoạt động dưới hình thức tu hành hoặc làm công quả. Giai đoạn này Chùa còn là địa điểm hợp bí mật của Đảng, là nơi chế tạo lựu đạn bởi nhà sư Thiện Ân (Trần Văn Thâu), là nơi cất dấu vũ khí, in truyền đơn chuẩn bị cho cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa. Tất cả mọi việc làm này của cách mạng hòa thượng Thích Trí Thiền đều biết. Hơn nữa hòa thượng còn trực tiếp hoạt động cách mạng theo đường lối giải phóng dân tộc của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Hòa thượng Thích Trí Thiền đã dùng ngôi chùa Tam Bảo này làm trụ sở liên lạc của Liên Tỉnh Ủy Hậu Giang và Tỉnh ủy Kiên Giang.
Cuối những năm 1940 và đầu năm 1941, chùa Tam Bảo được dùng làm trạm giao liên và là nơi chôn dấu vũ khí của Liên Tỉnh Ủy Miền Tây và tỉnh Rạch  Giá. Tháng 6 năm 1941, cơ sở cách mạng này bị lộ. Đêm 16 tháng 6 năm 1941 lính mật thám ập vào Chùa. Hòa thượng Thích Trí thiền bị đày biệt xứ ra Côn Đảo 5 năm. Ở đấy do không chịu nổi cảnh hà khắc khốn khổ, trong lần đấu tranh tuyệt thực, hòa thượng Thích Trí Thiền đã hy sinh tại Côn Đảo vào năm 1943. Riêng đối với Thiền sư Thiện Chiếu và các đồng chí khác may mắn thoát được. Sau đó ông đã trở lại Sài Gòn nhưng ông không đeo đuổi việc phụng sự Phật Giáo nữa mà ông chỉ tiếp tục hoạt động cách mạng chống Pháp. Năm 1940, ông tham gia phong trào Nam Kỳ khởi nghĩa ở hai nơi Hóc Môn, Bà Điểm. Năm 1942, ông bị mật thám bắt được và bị chúng đầy ra Côn Đảo, ở đây bọn địch tra tấn ông đến bại liệt. Chùa Tam Bảo có được một tiếng tăm vang dội như ngày nay cũng là một phần công lao lớn của nhà sư Thiện Chiếu.
Các Thầy trụ trì qua các giai đoạn: Từ năm 1945 đên năm 1949 Hòa thượng Thích Chơn Ý làm trụ trì;  từ năm 1950 đến năm 1954  Đại đức Thích Đắc Trí trụ trì; từ năm 1957 đến năm 1962) Thượng Tọa Thích Tâm Chơn trụ trì, từ năm 1962 đến năm 1970  Hòa thượng Thích Bổn Châu  trụ trì, từ năm 1970-1974 Hòa Thượng Thích Thiện Đạo, từ năm 1974 đến năm 1995 Hòa thượng Thích Bổn Châu tiếp tục làm trụ trì, từ năm 1995 đến năm 2006  Đại Đức Thích Thiện Chơn trụ trì, từ năm 2007 đến nay Đại đức Thích Thiện Chí
        KẾT LUẬN
Chùa Phật Tam Bảo còn là nơi ghi dấu chiến tích anh hùng của thời đại chống thực dân Pháp bằng việc chế tạo và tàn trữ vũ khí, nơi in truyền đơn là đầu mối giao liên giữa xứ ủy Nam Kỳ với Tỉnh ủy Rạch Giá. Sự hy sinh cao đẹp và thiền sư Thích Thiện Ân và các nhà sư yêu nước của chùa Tam Bảo đã góp phần viết lên những trang sử oai hùng nơi ngôi chùa lịch sử này. Năm tháng có thể qua đi những hình ảnh của các nhà sư yêu nước mãi mãi sống trong tâm ồn các phật tử và đồng bào tỉnh Kiên Giang. Cùng tại nơi đây các vị sư chùa Tam Bảo đã liên tục nuôi chứa đồng chí cán bộ Đảng viên hoạt động trước cách mạng tháng tám tạo điều kiện thuận lợi để các nhà sư yêu nước thực hiện ý tưởng cao đẹp của mình.
Khi phong trào đấu tranh của toàn dân cũng như của tăng ni phật tử những năm 1945-1975 càng lên cao. Hòa nhập cùng với nhân dân và đồng bào phật tử đúng lên lật đổ ách thống trí của bọn ác ôn Mỹ Ngụy. Thể hiện tinh thần yêu nước, hòa thượng Thích Bổn Châu đã bí mật tuyên truyền vận động đường lối cách mạng trong tín đồ phật tử, bằng hết khả năng của mình ông đã làm cho tuyệt đại đa số ngày càng tin tưởng vào chính quyền cách mạng. Hòa thượng còn đi đầu torng cuộc thống nhất Phật Giáo. Với uy tín của ông Chùa Tam Bảo đã trở thành văn phòng Ban Trị Sự của Tỉnh Hội Phật Giáo Kiên Giang. Bên cạnh ông vai trò của cư sĩ Trịnh Văn Minh đối với chùa Tam Bảo củng rất lớn. Nhờ ông mà chùa Tam Bảo trở thành trung tâm Phật Giáo của tỉnh Kiên Giang, cũng từ đó mà hoạt động chùa Tam Bảo ngày một khởi sắc.    
7.    Một số hoạt động nhà trường đã làm trong nội dung chăm sóc di tích lịch sử
Trường nhận chăm sóc di tích lịch sử tại địa phương Phường Vĩnh Bảo đó là Chùa Sắc Tứ Tam Bảo.
Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng qua di tích lịch sử một cách hiệu qủa cho tất cả học sinh thông qua sinh hoạt đầu tuần; học sinh tham quan, phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch.
            Tháng 9/2009 đến nay trường đã xây dựng kế hoạch liên tịch với chùa về chăm sóc di tích lịch sử, hàng tháng tổ chức cho học sinh lao động thông qua việc lau chùi, quét dọn, chăm sóc cây kiểng trong và ngoài sân chùa.
Hàng năm nhà trường đã tổ chức cho các em trong BCH Liên chi đội  nghe Thầy Trụ trì chùa giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển ngôi chùa, đặc biệt là nơi nuôi cán bộ cách mạng và dấu vũ khí trong cuộc kháng chiến chống thực dân  Pháp và chống Mỹ.







0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành