DI TÍCH THẮNG CẢNH BA HÒN
Share on facebook 0 người thích - Thích
Được công nhận di tích theo quyết định số 1570-VH/QĐ ngày 05 tháng...
DI TÍCH THẮNG CẢNH BA HÒN
1. Tên di tích: di tích thắng cảnh Ba Hòn: Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Quéo
2. Loại công trình:
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 1570-VH/QĐ ngày 05 tháng 09 năm 1989
2. Loại công trình:
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 1570-VH/QĐ ngày 05 tháng 09 năm 1989
5. Địa chỉ di tích: xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
6. Tóm lược thông tin về di tích
Khu di tích lịch sử Hòn Đất có tên gọi là Ba Hòn, bao gồm: Hòn Đất, Hòn Me và Hòn Quéo, nằm trên địa bàn xã Thổ Sơn - huyện Hòn Đất – Tỉnh Kin Giang, là căn cứ cách mạng trong 2 thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp được Bộ Văn hoá công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1989.
- Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Hòn Quéo là địa điểm hoạt động chuẩn bị cho Nam Kỳ khởi nghĩa.
+ Vào những năm đầu TK XX, nhà sư Nguyễn Văn Đồng đã chọn Hòn Quéo làm nơi tu hành, được 3 năm đắc đạo ông về trụ trì chùa Tam Bảo ở Rạch Giá và được phong hoà thượng.
+ Năm 1931 ông đi Sài Gòn, ở tại chùa Linh Sơn, làm việc tại hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học.
+ Năm 1935 ông trở về Rạch Giá tham gia hoạt động cách mạng.
+ Năm 1941 hoà thượng Đồng bị giặc Pháp bắt và ngày 26/ 6/ 1943 ông hy sinh tại nhà tù Côn Đảo.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà sư Nguyễn Văn Đồng là tấm gương sáng của giới Phật tử tỉnh Kiên Giang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, vùng Ba Hòn nhất là khu vực Hòn Me, Hòn Đất là căn cứ kháng chiến, là cơ sở hoạt động của huyện Châu Thành A và Thị xã Rạch Giá. Tất cả các cơ quan của huyện Châu Thành A như: huyện ủy, ban tuyên huấn, ủy ban lâm thời, huyện đội, công an, y tế, hội phụ nữ … đều đặt tại Hòn Me và Hòn Đất để chỉ đạo, lãnh đạo phong trào CM đấu tranh. Điều đặc biệt là các cơ quan nói trên không dựng nhà, cất lán trại mà sử dụng ngay những hang đá do tự nhiên tạo ra để ẩn náu, tránh bom đạn và chiến đấu chống lại các cuộc càn quyét của Mỹ - Ngụy.
Những ai đã từng đi qua cuộc chiến tranh nơi đây mới nhận ra rằng: từ những vòm đá lộ thiên và đi sâu vào bên trong là cả một vùng địa đạo với hàng trăm, hàng ngàn những khe đá, hốc đá ăn thông với nhau, chạy len lỏi khắp một vùng gần sát chân Hòn.
Nhờ địa thế lợi hại này, trong những năm đánh Mỹ, Hòn Đất đã được các lực lượng vũ trang huyện Châu Thành A sử dụng như một cứ điểm phòng ngự vững chắc. Đây là địa điểm của các cơ quan chỉ đạo kháng chiến huyện Hòn Đất, là nơi tập kết của nhiều đơn vị thanh niên xung phong hoạt động trên tuyến đường 1C và cũng là nơi dừng chân của các đơn vị bộ đội chủ lực trên đường hành quân về vùng đất U minh Cà Mau.
Trong những thời điểm ác liệt nhất của cuộc chiến đấu, Hòn Đất là nơi đọ sức quyết tử giữa ta và địch. Tại đây, quân và dân đã dựa vào địa hình hiểm trở của từng hốc đá, hang đá rồi dụ địch đến đánh, biến Hòn Đất thành mồ chôn mọi ý đồ xâm lược của Mỹ - Ngụy.
Nơi đây đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, tiêu biểu với nhiều tấm gương anh hùng liệt sĩ đã ghi vào lịch sử như: trận đánh 11 ngày đêm năm 1962; trận đánh 78 ngày đêm năm 1969 và trận đánh 132 ngày đêm năm 1971;
- Trận đánh 11 ngày đêm năm 1962, lực lượng địch do đai tá tỉnh trưởng Hoàng Văn Lạc chỉ huy với 20 đại đội lính bảo an, 180 thanh niên cộng hoà cùng lính chủ lực thuỷ quân lục chiến từ các nơi kéo đến.
- Lực lượng ta do đồng chí Trần Quang Quýt là tỉnh ủy viên lãnh đạo. Đội biệt động thị xã Rạch Giá có 21 người , vũ khí của ta rất ít, chỉ có 2 khẩu súng trường, 1 khẩu súng ngắn, 1 khẩu cạc bin, 27 quả lựu đạn, cối 12 ly và nhiều bàn chông tự tạo.
- Địch chủ động tấn công ta, chúng lấp cửa hang, xông khói cay vào miệng hang. Ta vì có ít đạn nên cố thủ và bắn tỉa, có lúc chúng liều lĩnh xông vào hang nhưng vì chúng không thuộc địa hình hiểm trở của từng hang hốc đá nên lợi dụng thời cơ đó ta diệt được trên 100 tên. Sau 11 ngày đêm chiến đấu, mạc dù lực lượng ta rất ít nhưng địch không thể nào tấn công vào được, buộc chúng phải rút lui với tổn thất nặng nề. Trong trận đánh này ta đã hy sinh 2 đồng chí, trong đó có đồng chí Phan Thị Ràng.
- Phan Thị Ràng là tên thật của chị Sứ, (như chúng ta đã từng biết đến chị Sứ qua tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức). Chị còn có biệt danh là Tư Phùng. Chị sinh năm 1937, là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Quê ở xã Lương Phi - huyện Xà Tón (Tri Tôn-An Giang).
+ Năm 1950 Chị tham gia đội thiếu niên cứu quốc, bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng.
+ Năm 1958 Chị được tổ chức Đảng ở núi Đài giao nhiệm vụ làm công tác trinh sát tại Xà Tón.
+ Năm 1959, chi dự một lớp đào tạo cô đỡ (cô mụ đỡ đẻ).
+ Năm 1960, toàn miền Nam Đồng Khởi. Chị được Huyện ủy giao nhiệm vụ phụ trách thanh niên đi phá lộ, đắp cản và bao vây đồn bót của giặc từ Vàm Rầy đến Tám Ngàn. Thời gian này Chị cũng đã chỉ đạo 3 cuộc đưa nhân dân đi đấu tranh với địch, cả 3 cuộc đều thắng lợi.
Sau đó Chị được Huyện ủy phân công về công tác ở xã Thổ Sơn - Huyện Hòn Đất. Tại đây, Chị đã tích cực vận động quần chúng nhân dân xây dựng lực lượng, dự trữ lương thực, vận động thanh niên nhập ngũ và tổ chức chiến đấu. Chị được bà con rất tin yêu quý mến.
+ Tháng 1 năm 1962, địch tập trung hơn 2.000 quân đánh vào vùng căn cứ của ta ở Ba Hòn. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra vô cùng ác liệt. Chị Ràng lúc này vừa liên lạc giữa các đơn vị trong khu căn cứ, vừa tổ chức vận động nhân dân đấu tranh chính trị, binh vận, phối hợp với các hoạt động quân sự, buộc địch phải bỏ dỡ cuộc càn quyét.
+ Đêm mùng 8 rạng sáng ngày mùng 9 tháng 01 năm 1962, trên đường đi làm nhiệm vụ đến giữa khu vực Hòn Me và Hòn Đất, chị Ràng bị lọt vào ổ phục kích của giặc (cách điểm hẹn với đồng đội không đầy 50 mét). Bọn giặc bắt Chị và tra tấn rất dã man, kể cả dùng nhục hình và dụ dỗ, nhưng Chị vẫn kiên quyết không khai.
+ Biết không thể nào làm lung lạc được tinh thần và ý chí của người chiến sỹ cách mạng, chiều ngày 9/ 1/ 1962 bọn giặc đem Chị đến ngay chân Hòn Đất và hành quyết. Giặc đã treo Chị lên cây me rồi lóc từng miếng thịt trên cơ thể của Chị. Trước lúc hy sinh Chị vẫn còn nhớ và lo lắng đến các đồng chí, hướng về phía hang Hòn mà hô to: “Các đồng chí có khoẻ không? đừng uống nước suối, chúng nó đã bỏ thuốc độc”.
Chị Phan Thị Ràng đã hy sinh lúc 1giơ 00&; ngày 09/01/1962, lúc Chị vừa bước sang tuổi 25 - một tuổi đời còn rất trẻ.
Sự hy sinh và tấm gương sáng ngời của Chị đã truyền thêm sức mạnh và lòng căm thù giặc sâu sắc cho các lực lượng vũ trang nhân dân vùng Ba Hòn quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương.
Cuộc đời son trẻ, lòng gan dạ, dũng cảm của Chị Sứ xứng đáng là mẫu người nữ thanh niên “Miền Nam thành đồng Tổ quốc”.
Ngày 20/ 12/ 1994 chị Phan Thị Ràng được chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Giới thiệu Hang Hòn kỳ bí
Từ chân núi, leo lên bậc thang cỡ chừng... mười tầng lầu là tới hang Quân Y. Muốn vô hang phải len theo từng ngách nhỏ ngoằn ngoèo, đầu cúi, lưng khom. Trong hang tối om, giơ bàn tay không thấy, hơi lạnh toát ra như vô phòng máy lạnh. Trong hang có nhiều phiến đá bằng phẳng, được bố trí làm giường nằm cho thương binh. Góc hang có hồ nước nhỏ xây vuông vức.
Cái hay của hang là các “phòng” thông nhau bằng những lối đi hẹp. Lỡ có phòng nào bị đánh thì phòng kia vẫn an toàn. Đặc biệt, trên đỉnh hang có những lỗ thông gió tự nhiên, khói hun vô đều theo đó thoát ra hết. Bởi thế trong thực tế địch chưa bao giờ léng phéng được tới miệng hang, vì mới lò dò lên triền núi đã bị bắn tỉa “rụng nụ”. Còn chuyện xông khói vô hang nhằm làm ngộp anh em là không thể, cho nên trong Hòn Đất có cảnh địch bị khói hất ngược trở lại cũng rất đúng.
Bây giờ trong hang đã làm các bậc thang có tay vịn để du khách có lối đi tham quan. Quanh quẩn trong hang, luồn qua những ngõ ngách chật hẹp.
Ngoài hang Quân Y, Hòn Đất còn có nhiều hang hấp dẫn và kỳ bí. Hàm Ếch, Ông Cọp, Ô Sâu, Cà Rem, Sáu Thiều, Sân Tiên…
6. Tóm lược thông tin về di tích
Khu di tích lịch sử Hòn Đất có tên gọi là Ba Hòn, bao gồm: Hòn Đất, Hòn Me và Hòn Quéo, nằm trên địa bàn xã Thổ Sơn - huyện Hòn Đất – Tỉnh Kin Giang, là căn cứ cách mạng trong 2 thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp được Bộ Văn hoá công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1989.
- Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Hòn Quéo là địa điểm hoạt động chuẩn bị cho Nam Kỳ khởi nghĩa.
+ Vào những năm đầu TK XX, nhà sư Nguyễn Văn Đồng đã chọn Hòn Quéo làm nơi tu hành, được 3 năm đắc đạo ông về trụ trì chùa Tam Bảo ở Rạch Giá và được phong hoà thượng.
+ Năm 1931 ông đi Sài Gòn, ở tại chùa Linh Sơn, làm việc tại hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học.
+ Năm 1935 ông trở về Rạch Giá tham gia hoạt động cách mạng.
+ Năm 1941 hoà thượng Đồng bị giặc Pháp bắt và ngày 26/ 6/ 1943 ông hy sinh tại nhà tù Côn Đảo.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà sư Nguyễn Văn Đồng là tấm gương sáng của giới Phật tử tỉnh Kiên Giang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, vùng Ba Hòn nhất là khu vực Hòn Me, Hòn Đất là căn cứ kháng chiến, là cơ sở hoạt động của huyện Châu Thành A và Thị xã Rạch Giá. Tất cả các cơ quan của huyện Châu Thành A như: huyện ủy, ban tuyên huấn, ủy ban lâm thời, huyện đội, công an, y tế, hội phụ nữ … đều đặt tại Hòn Me và Hòn Đất để chỉ đạo, lãnh đạo phong trào CM đấu tranh. Điều đặc biệt là các cơ quan nói trên không dựng nhà, cất lán trại mà sử dụng ngay những hang đá do tự nhiên tạo ra để ẩn náu, tránh bom đạn và chiến đấu chống lại các cuộc càn quyét của Mỹ - Ngụy.
Những ai đã từng đi qua cuộc chiến tranh nơi đây mới nhận ra rằng: từ những vòm đá lộ thiên và đi sâu vào bên trong là cả một vùng địa đạo với hàng trăm, hàng ngàn những khe đá, hốc đá ăn thông với nhau, chạy len lỏi khắp một vùng gần sát chân Hòn.
Nhờ địa thế lợi hại này, trong những năm đánh Mỹ, Hòn Đất đã được các lực lượng vũ trang huyện Châu Thành A sử dụng như một cứ điểm phòng ngự vững chắc. Đây là địa điểm của các cơ quan chỉ đạo kháng chiến huyện Hòn Đất, là nơi tập kết của nhiều đơn vị thanh niên xung phong hoạt động trên tuyến đường 1C và cũng là nơi dừng chân của các đơn vị bộ đội chủ lực trên đường hành quân về vùng đất U minh Cà Mau.
Trong những thời điểm ác liệt nhất của cuộc chiến đấu, Hòn Đất là nơi đọ sức quyết tử giữa ta và địch. Tại đây, quân và dân đã dựa vào địa hình hiểm trở của từng hốc đá, hang đá rồi dụ địch đến đánh, biến Hòn Đất thành mồ chôn mọi ý đồ xâm lược của Mỹ - Ngụy.
Nơi đây đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, tiêu biểu với nhiều tấm gương anh hùng liệt sĩ đã ghi vào lịch sử như: trận đánh 11 ngày đêm năm 1962; trận đánh 78 ngày đêm năm 1969 và trận đánh 132 ngày đêm năm 1971;
- Trận đánh 11 ngày đêm năm 1962, lực lượng địch do đai tá tỉnh trưởng Hoàng Văn Lạc chỉ huy với 20 đại đội lính bảo an, 180 thanh niên cộng hoà cùng lính chủ lực thuỷ quân lục chiến từ các nơi kéo đến.
- Lực lượng ta do đồng chí Trần Quang Quýt là tỉnh ủy viên lãnh đạo. Đội biệt động thị xã Rạch Giá có 21 người , vũ khí của ta rất ít, chỉ có 2 khẩu súng trường, 1 khẩu súng ngắn, 1 khẩu cạc bin, 27 quả lựu đạn, cối 12 ly và nhiều bàn chông tự tạo.
- Địch chủ động tấn công ta, chúng lấp cửa hang, xông khói cay vào miệng hang. Ta vì có ít đạn nên cố thủ và bắn tỉa, có lúc chúng liều lĩnh xông vào hang nhưng vì chúng không thuộc địa hình hiểm trở của từng hang hốc đá nên lợi dụng thời cơ đó ta diệt được trên 100 tên. Sau 11 ngày đêm chiến đấu, mạc dù lực lượng ta rất ít nhưng địch không thể nào tấn công vào được, buộc chúng phải rút lui với tổn thất nặng nề. Trong trận đánh này ta đã hy sinh 2 đồng chí, trong đó có đồng chí Phan Thị Ràng.
- Phan Thị Ràng là tên thật của chị Sứ, (như chúng ta đã từng biết đến chị Sứ qua tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức). Chị còn có biệt danh là Tư Phùng. Chị sinh năm 1937, là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Quê ở xã Lương Phi - huyện Xà Tón (Tri Tôn-An Giang).
+ Năm 1950 Chị tham gia đội thiếu niên cứu quốc, bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng.
+ Năm 1958 Chị được tổ chức Đảng ở núi Đài giao nhiệm vụ làm công tác trinh sát tại Xà Tón.
+ Năm 1959, chi dự một lớp đào tạo cô đỡ (cô mụ đỡ đẻ).
+ Năm 1960, toàn miền Nam Đồng Khởi. Chị được Huyện ủy giao nhiệm vụ phụ trách thanh niên đi phá lộ, đắp cản và bao vây đồn bót của giặc từ Vàm Rầy đến Tám Ngàn. Thời gian này Chị cũng đã chỉ đạo 3 cuộc đưa nhân dân đi đấu tranh với địch, cả 3 cuộc đều thắng lợi.
Sau đó Chị được Huyện ủy phân công về công tác ở xã Thổ Sơn - Huyện Hòn Đất. Tại đây, Chị đã tích cực vận động quần chúng nhân dân xây dựng lực lượng, dự trữ lương thực, vận động thanh niên nhập ngũ và tổ chức chiến đấu. Chị được bà con rất tin yêu quý mến.
+ Tháng 1 năm 1962, địch tập trung hơn 2.000 quân đánh vào vùng căn cứ của ta ở Ba Hòn. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra vô cùng ác liệt. Chị Ràng lúc này vừa liên lạc giữa các đơn vị trong khu căn cứ, vừa tổ chức vận động nhân dân đấu tranh chính trị, binh vận, phối hợp với các hoạt động quân sự, buộc địch phải bỏ dỡ cuộc càn quyét.
+ Đêm mùng 8 rạng sáng ngày mùng 9 tháng 01 năm 1962, trên đường đi làm nhiệm vụ đến giữa khu vực Hòn Me và Hòn Đất, chị Ràng bị lọt vào ổ phục kích của giặc (cách điểm hẹn với đồng đội không đầy 50 mét). Bọn giặc bắt Chị và tra tấn rất dã man, kể cả dùng nhục hình và dụ dỗ, nhưng Chị vẫn kiên quyết không khai.
+ Biết không thể nào làm lung lạc được tinh thần và ý chí của người chiến sỹ cách mạng, chiều ngày 9/ 1/ 1962 bọn giặc đem Chị đến ngay chân Hòn Đất và hành quyết. Giặc đã treo Chị lên cây me rồi lóc từng miếng thịt trên cơ thể của Chị. Trước lúc hy sinh Chị vẫn còn nhớ và lo lắng đến các đồng chí, hướng về phía hang Hòn mà hô to: “Các đồng chí có khoẻ không? đừng uống nước suối, chúng nó đã bỏ thuốc độc”.
Chị Phan Thị Ràng đã hy sinh lúc 1giơ 00&; ngày 09/01/1962, lúc Chị vừa bước sang tuổi 25 - một tuổi đời còn rất trẻ.
Sự hy sinh và tấm gương sáng ngời của Chị đã truyền thêm sức mạnh và lòng căm thù giặc sâu sắc cho các lực lượng vũ trang nhân dân vùng Ba Hòn quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương.
Cuộc đời son trẻ, lòng gan dạ, dũng cảm của Chị Sứ xứng đáng là mẫu người nữ thanh niên “Miền Nam thành đồng Tổ quốc”.
Ngày 20/ 12/ 1994 chị Phan Thị Ràng được chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Giới thiệu Hang Hòn kỳ bí
Từ chân núi, leo lên bậc thang cỡ chừng... mười tầng lầu là tới hang Quân Y. Muốn vô hang phải len theo từng ngách nhỏ ngoằn ngoèo, đầu cúi, lưng khom. Trong hang tối om, giơ bàn tay không thấy, hơi lạnh toát ra như vô phòng máy lạnh. Trong hang có nhiều phiến đá bằng phẳng, được bố trí làm giường nằm cho thương binh. Góc hang có hồ nước nhỏ xây vuông vức.
Cái hay của hang là các “phòng” thông nhau bằng những lối đi hẹp. Lỡ có phòng nào bị đánh thì phòng kia vẫn an toàn. Đặc biệt, trên đỉnh hang có những lỗ thông gió tự nhiên, khói hun vô đều theo đó thoát ra hết. Bởi thế trong thực tế địch chưa bao giờ léng phéng được tới miệng hang, vì mới lò dò lên triền núi đã bị bắn tỉa “rụng nụ”. Còn chuyện xông khói vô hang nhằm làm ngộp anh em là không thể, cho nên trong Hòn Đất có cảnh địch bị khói hất ngược trở lại cũng rất đúng.
Bây giờ trong hang đã làm các bậc thang có tay vịn để du khách có lối đi tham quan. Quanh quẩn trong hang, luồn qua những ngõ ngách chật hẹp.
Ngoài hang Quân Y, Hòn Đất còn có nhiều hang hấp dẫn và kỳ bí. Hàm Ếch, Ông Cọp, Ô Sâu, Cà Rem, Sáu Thiều, Sân Tiên…
0 Bình luận