Số người đang online : 29 NHÀ TÙ HÀ TIÊN - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

NHÀ TÙ HÀ TIÊN
post image
NHÀ TÙ HÀ TIÊN

Được công nhận di tích theo quyết định số 1570-VH/QĐ ngày 05 tháng 9...

NHÀ TÙ HÀ TIÊN


1.    Tên di tích: Nhà tù Hà Tiên
2.    Loại công trình: Lịch sử
3.    Loại di tích:
4.    Quyết định
: Được công nhận di tích theo quyết định số 1570-VH/QĐ ngày 05 tháng 9 năm 1989
5.    Địa chỉ di tích: Đường Mạc Công Du, khu phố III, phường Đông Hồ, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
6.    Tóm lược thông tin về di tích
Nhà tù Hà Tiên hiện tại nằm ở cuối đường Mạc Công Du gần cụm cơ quan Đảng và chính quyền thị xã Hà Tiên. Trước đây, được gọi là Khám Hà Tiên do thực dân Pháp xây dựng vào những năm 1897 hết 1.800 đồng Đông Dương. Khu khám hình chữ nhật, với chiều dài khoảng 30m, chiều rộng 25m, bên trong có 3 dãy phòng giam kiên cố có song sắt, không cửa sổ, chỉ có khe nhỏ lấy ánh sáng. Xung quanh được bao bọc bởi 4 bức tường đá dày 0,5m, cao 4m với 4 tháp canh. Từ cổng chính đi vào là hai dãy phòng canh của lính, phòng quản ngục, phòng lấy cung, tra tấn.
Từ khi xây dựng xong cho đến khi Nhật đảo chính Pháp, nơi đây là nơi giam cầm tù chính trị và thường phạm với thời gian từ vài tháng đến 5 năm. Người tù bị tra tấn, bắt phục dịch khổ sai như đổ phân (vì nhà tù không có nhà vệ sinh), đào đất, đắp đường, lấn biển (con đường Mạc Thiên Tích rộng lớn từ trung tâm thị xã đến núi Pháo Đài hiện tại hay đường Trần Hầu, chợ Hà Tiên cũ là do tù nhân ngày xưa đắp). Nếu tù nhân trốn sẽ bị cạo trọc nửa đầu, bôi dầu hắc. Lao động khổ cực thế nhưng tù nhân chỉ được ăn cơm ít ỏi với cá ươn, lại còn bị tra tấn dã man như kẹp điện vào mang tai cho điện giật,… Chính trong cảnh khắc nghiệt ấy, ý thức đấu tranh chính trị đã dâng cao, nhất là từ tháng 5/1930 nhà tù có thêm nhiều tù nhân chính trị và chi bộ Đảng cộng sản Hà Tiên (gồm 5 đồng chí do Nguyễn Viết Thị làm Bí thư) đã ra đời, nhanh chóng phát triển, lãnh đạo tù nhân đấu tranh đòi được chăm sóc về đời sống, giảm giờ làm khổ sai, cải thiện chế độ ăn uống,… Mặc dù bị đàn áp dã man nhưng phong trào đấu tranh vẫn phát triển, kết nạp nhiều đảng viên, lan tỏa ra quần chúng nhân dân tạo nên tiếng vang và được đông đảo nhân dân ủng hộ, trong đó có cả thân nhân và gia đình binh sĩ. Nhật đảo chính Pháp, quản tù Nguyễn Văn Lợi đã mở ngục cho gần 500 tù nhân thoát ra ngoài, trong đó có hàng trăm tù chính trị và đó là những hạt giống cách mạng lãnh đạo phong trào cho đấu tranh của mãnh đất Hà Tiên và nhà tù Hà Tiên đã trở thành niềm tự hào của Đảng, của quân và dân Hà Tiên vì đã thành lập được chi bộ Đảng trong những ngày đầu cách mạng.
Từ năm 1946 đến 1960, nơi đây được Pháp dùng làm nơi tạm giam rời-chuyển tù nhân đi nhà tù khác kiên cố hơn. Từ năm 1960 đến 1975 (trước giải phóng), bọn Mỹ - Ngụy làm kho chứa vũ khí.
Đất nước giải phóng, nhà tù Hà Tiên đã trở thành chứng nhân lịch sử cho sự tàn khốc của thực dân Pháp đối với những người dân thuộc địa và cũng là nơi chứng kiến sự ra đời của chi bộ đảng – một trong những chi bộ ra đời sớm nhất trong phong trào cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, ngày 05 tháng 9 năm 1989, Bộ Văn hóa đã ban hành quyết định số 1570-VH-QĐ công nhận nhà tù Hà Tiên là di tích lịch sử để các thế hệ mai sau biết được sự tàn khốc của bọn thực dân và tự hào cho lịch sử đấu tranh của dân tộc.  






0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành