CHÙA LÁNG CÁT
1. Tên di tích: Chùa Ranataransĩ (Chùa Láng Cát)
2. Loại công trình: kiến trúc nghệ thuật chùa Khmer
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 921 – QĐ/BT ngày 20 tháng 7 năm 1994.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Được công nhận di tích theo quyết định số 921 – QĐ/BT ngày 20...
CHÙA LÁNG CÁT
1. Tên di tích: Chùa Ranataransĩ (Chùa Láng Cát)
2. Loại công trình: kiến trúc nghệ thuật chùa Khmer
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 921 – QĐ/BT ngày 20 tháng 7 năm 1994.
5. Địa chỉ di tích: 325đường Ngô Quyền, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Chùa Láng Cát là một ngôi chùa có lịch sử hình thành từ thế kỉ XV, nghệ thuật kiến trúc thể hiện nét đặc trưng của dân tộc Khmer. Láng Cát có tên chữ là Ranataransĩ, trước đây còn có tên là Ang-Kor Chum, Ang-Kor Chun-Woong-Xa.
Vào những năm đầu thế kỉ XV, vùng này vốn hoang vu hẻo lánh và ở sát bờ biển. Một số người Khmer quần tụ lại làm ăn sinh sống, dần hình thành nên một sóc dân cư thưa thớt. Năm 1412, hòa thượng Rích Thi Chi người tỉnh Kam-pong-Kray đã đến sóc này truyền đạo, quy tụ đồng bào phật tử người Khmer lập nên một ngôi chùa bằng tre lá đơn sơ ở phía đông nam chính điện ngày nay. Qua nhiều lần dời đổi và xây dựng lại chùa mới chính thức mang tên Ranataransĩ. Chùa “Ang-Kor Chum” xưa, qua “Ang-Kor Chum-Woong-Xa” đến Ranataransĩ ngày nay đã qua 31 đời các vị hòa thượng, đại đức trụ trì.
Trong hơn năm thế kỉ tồn tại của chùa, hầu hết các vị đại đức trụ trì chùa là những người chân tu, chăm lo đoàn kết các phật tử Khmer, vừa chăm sóc phần tâm linh và cả phần đời sống thường ngày của các phật tử. Lịch sử của chùa Ranataransĩ đã có những trang sử gắn liền với phong trào yêu nước trong mấy năm cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX và phong trào đấu tranh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, có hai sự kiện nổi bật là:
- Năm 1882, hòa thượng Tăng Phô (tự Trần Phổ) về trụ trì chùa Ranataransĩ. Được sự vận động của nhà yêu nước Đào Công Bửu, ông chủ trương đoàn kết phật tử trong xóm ấp Khmer, khơi dậy lòng yêu nước của các vị Acha và các cụ già, những phật tử thân cận noi theo gương ái quốc của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tham gia phong trào chống Pháp (trong đội nghĩa quân của cụ Nguyễn Trung Trực có Thạch Búp và khá nhiều binh sĩ người Khmer tham gia).
- Ngày 10 tháng 6 năm 1974, ở Rạch Giá đã nổ ra một cuộc biểu tình đấu tranh chống Mỹ- Ngụy bắt sư sãi đi lính, vu khống tôn giáo, miệt thị dân tộc, chống chính sách ngu dân… do Tỉnh ủy Rạch Giá chỉ đạo. Ban Khmer vận và các Huyện ủy đã vận động sư sãi, phật tử ở các chùa và đồng bào ở Châu Thành B, thị xã Rạch Giá, Gò Quao, Giồng Riềng, Châu Thành A, Hà Tiên tham gia đông đảo. Kết quả, ta hy sinh 4 vị sư và địch đã phải thả 2.000 người bị bắt lính ở Cần Thơ về trong đó có 160 đồng bào dân tộc Khmer.
Trong hai cuộc kháng chiên chống Pháp và chống Mỹ, chùa Láng Cát là một trong những cơ sở cách mạng trung kiên, nơi lãnh đạo phật tử người Khmer đứng lên chống ngoại xâm.
Kiến trúc
Chùa Ranataransĩ cổng chánh quay mặt ra hướng đông, cổng chùa có 3 cửa vào, một cửa chính giữa và hai cửa hai bên đúc bằng xi măng, vôi, vữa và đá xanh vụn. Phía trên cửa chính có hàng chữ đắp nổi Ranataransĩ, phiên âm là “Răk năk tăk răng xây”, có nghĩa là “hào quang của viên ngọc”, gọi tắt là ngọc quang. Tên chùa gắn liền với đạo lí của Phật là Tam bảo, Phi bảo, Pháp bảo.
Bên trong cổng là khuôn viên chùa hình chữ nhật rộng 10.521 m², chiều dài 167m, chiều rộng 63m.
Đi vào phía bên trái là một nhà “liêu” (nhà dùng cho chư tăng ở). Nhà trệt, xây bằng gạch.
Từ cổng vào ở chính giữa là ngôi chánh điện, diện tích 174 m². Nhà xây bằng gạch, mái lợp 3 lớp ngói, kiến trúc theo kiểu chùa Khmer, góc của 3 lớp mái đều đắp đầu rồng có sợi râu uốn cong vươn lên cao, đường viền quanh các lớp mái đều trang trí hoa văn cánh sen.
Chánh điện có hành lang rộng 92m², nét bao quanh bởi các mảng tường thấp với các hàng trụ tròn chống đỡ mái, tường và trụ đều có các mảng đắp nổi hoa văn và hình người. Nội thất của chánh điện là một gian phòng rộng, bài trí đơn giản, trên bàn thờ xây bằng gạch phía trái có một bao lan trang trí hình rồng và hoa lá.
Chính giữa là tượng Thích Ca Mâu Ni Phật đúc bằng xi măng tô sơn với tư thế ngồi thiền. Các tượng khác trên bàn thờ đều bằng gỗ, tô sơn. Từ ngoài nhìn vào ở bên tay phải là tượng SOHATHER đã đắc đạo thành La Hán ở tư thế đứng. Bên trái là tượng UTTEHATHEHA đã đắc đạo thành La Hán cũng ở tư thế đứng. Hai vị đệ tử này là người gần gũi đức Thích Ca Mâu Ni Phật từng bảo vệ Phật khi ngài thuyết pháp. Đồng thời là hai vị thay cho Phật truyền bá giáo lý cho phật tử phái Nam Tông.
Phía trước tượng Phật lớn là tượng hai vị La Hán. Bên trái là tượng SHIPUTTATHEHA, là vị đệ tử của Phật có phép thần thông biến hóa. Bên phải là tượng MO là vị đệ tử gần gũi Phật, có cặp mắt nhìn thấu suốt vạn vật, còn gọi là Thiên Nhãn. Ở giữa là một tượng Phật thu nhỏ, cao 60cm ở tư thế ngồi thiền.
Phía tay phải tượng Phật nhỏ là là một tượng Phật nằm (tượng dài 50cm) là lúc sau khi Phật thành đạo có ông BRAMHA (gọi là Phạm Thiên) vóc dáng to lớn cao hơn trời là người được dân gian tôn sùng, tin tưởng, nghe tin Phật thành đạo đã đến xem. Lúc đó, Phật biết trước, sai đệ tử lấy gối để Phật nằm. Phạm Thiên đến nhìn không thấy vì Phật quá lớn. Phạm Thiên cao to hơn trời vẫn không nhìn thấy Phật.
Phía sau bồ đoàn Phật Thích Ca là tượng bà Keo Koong Hân Trắc Phôni là người làm chứng cho Phật thành đạo và bồ đoàn là của ngài. Bà là người làm chủ quả đất.
Hai bên chánh điện, về phía hai bên trái, phải từ cổng chùa đi vào là 2 hàng mỗi hàng có 11 tháp mộ của các vị đại đức, chư tăng của chùa đã viên tịch kể từ đại đức trụ trì đầu tiên là Rích Chi Thi.
Phía sau chánh điện có 3 nhà Xà-la (tức là giảng đường của chùa). Bên trái là nhà Xà-la nhỏ, nhà trệt. Chính giữa cũng là một nhà Xà-la nhỏ đã hư hại nhiều. Bên phải là một nhà Xà-la 8 căn, 2 tầng, đúc bằng xi măng, xây gạch. Xà-la này hiện vẫn đang dùng tầng dưới để dạy học cho các chư tăng. Tầng trên là trụ sở của Hội đoàn kết các sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang. Ở đầu hồi phía đông lầu trên, cạnh cầu thang có một căn phòng là nơi nghỉ của các đại đức trụ trì. Năm 1974, đồng chí Thu Hà đã được đại đức Danh Chướp cho lánh vào phòng cải trang để tránh địch lùng bắt.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Chùa Láng Cát là một ngôi chùa có lịch sử hình thành từ thế kỉ XV, nghệ thuật kiến trúc thể hiện nét đặc trưng của dân tộc Khmer. Láng Cát có tên chữ là Ranataransĩ, trước đây còn có tên là Ang-Kor Chum, Ang-Kor Chun-Woong-Xa.
Vào những năm đầu thế kỉ XV, vùng này vốn hoang vu hẻo lánh và ở sát bờ biển. Một số người Khmer quần tụ lại làm ăn sinh sống, dần hình thành nên một sóc dân cư thưa thớt. Năm 1412, hòa thượng Rích Thi Chi người tỉnh Kam-pong-Kray đã đến sóc này truyền đạo, quy tụ đồng bào phật tử người Khmer lập nên một ngôi chùa bằng tre lá đơn sơ ở phía đông nam chính điện ngày nay. Qua nhiều lần dời đổi và xây dựng lại chùa mới chính thức mang tên Ranataransĩ. Chùa “Ang-Kor Chum” xưa, qua “Ang-Kor Chum-Woong-Xa” đến Ranataransĩ ngày nay đã qua 31 đời các vị hòa thượng, đại đức trụ trì.
Trong hơn năm thế kỉ tồn tại của chùa, hầu hết các vị đại đức trụ trì chùa là những người chân tu, chăm lo đoàn kết các phật tử Khmer, vừa chăm sóc phần tâm linh và cả phần đời sống thường ngày của các phật tử. Lịch sử của chùa Ranataransĩ đã có những trang sử gắn liền với phong trào yêu nước trong mấy năm cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX và phong trào đấu tranh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, có hai sự kiện nổi bật là:
- Năm 1882, hòa thượng Tăng Phô (tự Trần Phổ) về trụ trì chùa Ranataransĩ. Được sự vận động của nhà yêu nước Đào Công Bửu, ông chủ trương đoàn kết phật tử trong xóm ấp Khmer, khơi dậy lòng yêu nước của các vị Acha và các cụ già, những phật tử thân cận noi theo gương ái quốc của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tham gia phong trào chống Pháp (trong đội nghĩa quân của cụ Nguyễn Trung Trực có Thạch Búp và khá nhiều binh sĩ người Khmer tham gia).
- Ngày 10 tháng 6 năm 1974, ở Rạch Giá đã nổ ra một cuộc biểu tình đấu tranh chống Mỹ- Ngụy bắt sư sãi đi lính, vu khống tôn giáo, miệt thị dân tộc, chống chính sách ngu dân… do Tỉnh ủy Rạch Giá chỉ đạo. Ban Khmer vận và các Huyện ủy đã vận động sư sãi, phật tử ở các chùa và đồng bào ở Châu Thành B, thị xã Rạch Giá, Gò Quao, Giồng Riềng, Châu Thành A, Hà Tiên tham gia đông đảo. Kết quả, ta hy sinh 4 vị sư và địch đã phải thả 2.000 người bị bắt lính ở Cần Thơ về trong đó có 160 đồng bào dân tộc Khmer.
Trong hai cuộc kháng chiên chống Pháp và chống Mỹ, chùa Láng Cát là một trong những cơ sở cách mạng trung kiên, nơi lãnh đạo phật tử người Khmer đứng lên chống ngoại xâm.
Kiến trúc
Chùa Ranataransĩ cổng chánh quay mặt ra hướng đông, cổng chùa có 3 cửa vào, một cửa chính giữa và hai cửa hai bên đúc bằng xi măng, vôi, vữa và đá xanh vụn. Phía trên cửa chính có hàng chữ đắp nổi Ranataransĩ, phiên âm là “Răk năk tăk răng xây”, có nghĩa là “hào quang của viên ngọc”, gọi tắt là ngọc quang. Tên chùa gắn liền với đạo lí của Phật là Tam bảo, Phi bảo, Pháp bảo.
Bên trong cổng là khuôn viên chùa hình chữ nhật rộng 10.521 m², chiều dài 167m, chiều rộng 63m.
Đi vào phía bên trái là một nhà “liêu” (nhà dùng cho chư tăng ở). Nhà trệt, xây bằng gạch.
Từ cổng vào ở chính giữa là ngôi chánh điện, diện tích 174 m². Nhà xây bằng gạch, mái lợp 3 lớp ngói, kiến trúc theo kiểu chùa Khmer, góc của 3 lớp mái đều đắp đầu rồng có sợi râu uốn cong vươn lên cao, đường viền quanh các lớp mái đều trang trí hoa văn cánh sen.
Chánh điện có hành lang rộng 92m², nét bao quanh bởi các mảng tường thấp với các hàng trụ tròn chống đỡ mái, tường và trụ đều có các mảng đắp nổi hoa văn và hình người. Nội thất của chánh điện là một gian phòng rộng, bài trí đơn giản, trên bàn thờ xây bằng gạch phía trái có một bao lan trang trí hình rồng và hoa lá.
Chính giữa là tượng Thích Ca Mâu Ni Phật đúc bằng xi măng tô sơn với tư thế ngồi thiền. Các tượng khác trên bàn thờ đều bằng gỗ, tô sơn. Từ ngoài nhìn vào ở bên tay phải là tượng SOHATHER đã đắc đạo thành La Hán ở tư thế đứng. Bên trái là tượng UTTEHATHEHA đã đắc đạo thành La Hán cũng ở tư thế đứng. Hai vị đệ tử này là người gần gũi đức Thích Ca Mâu Ni Phật từng bảo vệ Phật khi ngài thuyết pháp. Đồng thời là hai vị thay cho Phật truyền bá giáo lý cho phật tử phái Nam Tông.
Phía trước tượng Phật lớn là tượng hai vị La Hán. Bên trái là tượng SHIPUTTATHEHA, là vị đệ tử của Phật có phép thần thông biến hóa. Bên phải là tượng MO là vị đệ tử gần gũi Phật, có cặp mắt nhìn thấu suốt vạn vật, còn gọi là Thiên Nhãn. Ở giữa là một tượng Phật thu nhỏ, cao 60cm ở tư thế ngồi thiền.
Phía tay phải tượng Phật nhỏ là là một tượng Phật nằm (tượng dài 50cm) là lúc sau khi Phật thành đạo có ông BRAMHA (gọi là Phạm Thiên) vóc dáng to lớn cao hơn trời là người được dân gian tôn sùng, tin tưởng, nghe tin Phật thành đạo đã đến xem. Lúc đó, Phật biết trước, sai đệ tử lấy gối để Phật nằm. Phạm Thiên đến nhìn không thấy vì Phật quá lớn. Phạm Thiên cao to hơn trời vẫn không nhìn thấy Phật.
Phía sau bồ đoàn Phật Thích Ca là tượng bà Keo Koong Hân Trắc Phôni là người làm chứng cho Phật thành đạo và bồ đoàn là của ngài. Bà là người làm chủ quả đất.
Hai bên chánh điện, về phía hai bên trái, phải từ cổng chùa đi vào là 2 hàng mỗi hàng có 11 tháp mộ của các vị đại đức, chư tăng của chùa đã viên tịch kể từ đại đức trụ trì đầu tiên là Rích Chi Thi.
Phía sau chánh điện có 3 nhà Xà-la (tức là giảng đường của chùa). Bên trái là nhà Xà-la nhỏ, nhà trệt. Chính giữa cũng là một nhà Xà-la nhỏ đã hư hại nhiều. Bên phải là một nhà Xà-la 8 căn, 2 tầng, đúc bằng xi măng, xây gạch. Xà-la này hiện vẫn đang dùng tầng dưới để dạy học cho các chư tăng. Tầng trên là trụ sở của Hội đoàn kết các sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang. Ở đầu hồi phía đông lầu trên, cạnh cầu thang có một căn phòng là nơi nghỉ của các đại đức trụ trì. Năm 1974, đồng chí Thu Hà đã được đại đức Danh Chướp cho lánh vào phòng cải trang để tránh địch lùng bắt.
0 Bình luận