
Tống Duy Tân xưa là một phố vừa nhỏ vừa ngắn, một đầu chọc thằng vào đường Trần Phú, một đầu đổ ra phố Nguyễn Thái Học, Cửa Nam. Song song với phố hẹp là đường tàu vào ga Hàng Cỏ. Cái phố nhỏ tĩnh lặng này chục năm về trước lèo téo mấy sạp hàng bày bán yên xe đạp cũ sửa lại kèm phụ tùng các loại Tây Tàu thế mà chỉ mấy năm gần đây thay đổi hẳn hình hài, phố xưa bừng tỉnh sôi động hẳn lên. Nhà cửa tôn tạo, xây cao có tới vài ba khách sạn mini hiện đại. Nhưng cái bất ngờ lại là sự biến dạng đến chóng mặt của các hàng gà tần bình dân, đùa là “Phố gà tần”. Từ xa đã nhìn thấy các tấm biến to nhỏ với những dòng chứ sơn kẻ nghiêm chỉnh: “Gà tần – qui thục, táo tàu, hạt sen, kỷ tử, ngải cứu”.
Xa xưa nhà có gái đẻ, người mới ốm dậy yếu sức kém ăn, các bà cụ đã vội tìm mua gà mái mơ mang về hầm với qui thục ngải cứu cho chồng con ăn mau lại sức. Ngày nay làm con gà với đủ lệ bộ như thế quả là phức tạp phiền toái vô cùng. Thời buổi công nghiệp lấy đâu ra thời gian nhàn rỗi hầu hạ nhau, hơn nữa tự nấu lấy cũng quá tốn kém. Chi bằng đến thẳng phố Tống Duy Tân, chỉ cần vài ba ngàn đồng đã có ngay một bát đùi gà nóng hổi dậy mùi thuốc Nam thuốc Bắc ăn xong đã thấy tỉnh táo dễ chịu.
Hàng ngày “Phố gà tần” tiêu thụ trên dưới 200 con gà giò từ 8 đến 10 lạng/con. Từ dạo biên giới Việt Trung đi lại mua bán dễ dàng giá cả nhiều vị thuốc bắc hạ hẳn xuống không cong là “biệt dược” nữa thì thục, qui, táo tàu thứ thiệt mua bao nhiêu cũng sẵn không lo của rởm nữa. Ngải cứu thì có người trồng tại chỗ, bó thành từng mớ đưa đến tận nơi hoặc nhỡ thì lấy của bà hàng lá ngoài chợ lúc nào cũng đủ. Một bát ngải cứu trần rồi cũng phải mất đến vài chục mớ ngải cứu tươi. Một bà cụ rửa thuê cả một rổ lớnn gải cứu gần vòi nước cho chủ hàng. Nước chảy mạnh cũng phải tiếng rưỡi mới nhặt rửa xong, ít nước thì phải trên hai tiếng mà cũng chỉ được trả có một ngàn rưỡi. Có hàng khoán gọn khâu này cho một cô gái trả lương tháng 40 ngàn đồng, mỗi ngày như thế chỉ được ngàn ba nhưng công việc ổn định thường xuyên. Tiền công rẻ mạt như vậy mà vẫn phải làm bởi khối người thất nghiệp đứng ngoài thèm muốn.

Gà giò cũng vậy, lái gà đưa đến tận nơi, mỗi ngày một lồng đúng tiêu chuẩn đặt hàng. Gà yếu gà gầy gà không đủ cân tha hồ trả lại: nếu cung cấp không đều đặn, không đúng yêu cầu sẵn sàng gọi thầu. Chỉ trong vòng một hai tiếng khối lái gà mới nộp đơn nhận thầu ngay. Cắt tiết làm lông cũng có người thầu trọn gói với giá 200đ/con. Có người làm mỗi ngày tới 40 con thu nhập 8000 đ chưa đầy 300 ngàn/tháng. Công rẻ như vậy vì xí nghiệp ít việc ngày làm ngày nghỉ, đành phải đi kiếm việc làm thêm. Chỉ lợi cho chủ hàng “ngồi mát ăn bát vàng” chẳng vất vả gì. Chỉ ít lâu sau đã tậu nổi “cúp nữ hoàng” đỏ. Kinh doanh gà tần phát đạt như vậy vì hàng bán rất chạy. Có quán chỉ bán buổi sáng đến tầm 9-10 giờ đã nghỉ. Có quán chuyên bán từ chiều tới khuya đón khách ăn đêm đủ loại: người mới trên tàu xuống, người đạp xích lô ngoài ga Hàng Cỏ, người lái xe lam từ cầu Long Biên tới, tốp ca sĩ nhạc công vừa chạy sô ở đầu tới làm một bát cho ấm lòng. Khách đông, nhà hàng huy động cả nhà làm không hết việc. Chồng nấu nướng, vợ ngồi bán, con cái rửa bát nhưng kéo dầimĩ như thế không nổi đành thuê người làm đỡ. Thuê làm quanh năm, thuê khoán từng việc mỗi kiểu một giá nhưng đều rẻ mạt vì người thiếu công ăn vuệc làm từ quê ra ngày một đông tha hồ thuê mướn nhân công, tha hồ đặt giá dìm giá. Người được thuêer mấy cũng xông vào dù ít dù nhiều cũng được miễn là tạm thời sống đã. Thời buổi của khôn người khó người giàu cứ giàu người nghèo càng túng quẫn, xã hội cạnh tranh, thị trường mở rộng nên phải thế chẳng có gì lạ.
Share on facebook 0 người thích - Thích