Số người đang online : 16 Đồng Nai: Lễ hội Kỳ Yên Đình Tân Lân - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Đồng Nai: Lễ hội Kỳ Yên Đình Tân Lân
post image
Đồng Nai: Lễ hội Kỳ Yên Đình Tân Lân

Lễ hội Kỳ Yên Đình Tân Lân, phường Hoà Bình, thành phố Biên Hoà, được tổ chức và từ ngày 12 tháng 14 tháng 12 âm lịch hàng năm.

Ngày 23 tháng 10 năm 1720, Trấn Biên Đô đốc tướng quân Trần Thượng Xuyên mất. Để ghi nhớ công lao của ông trong công cuộc khai phá đất đai và mở mang thương mại vùng Đồng Nai - Gia Định, nhân dân trong vùng đã lập ngôi miếu nhỏ thờ ông trong khu vực thành cổ Biên Hòa.

Ngày 14 tháng 12 năm 1861, theo kế hoạch đánh chiếm Biên Hoà do tướng Bonard phê chuẩn, liên quân Pháp và Tây Ban Nha với khoảng một ngàn quân, hai hạm thuyền tiến đánh cả đường bộ và đường thủy. Sáng ngày 17, Pháp chiếm được tỉnh lỵ Biên Hoà, và kể từ đó ngôi miếu phải hai lần dời chuyển (năm 1861 và 1906), mới đến nơi hiện nay. Năm 1935, miếu được xây dựng mới kiên cố và đặt tên là Tân Lân thành cổ miếu (gọi tắt là Đình Tân Lân).

Đình Tân Lân được Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 25 tháng 3 năm 1991, Đình thờTrấn Biên đô đốc Trần Thượng Xuyên.

Đình Tân Lân với những mảng trang trí trên là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn với yếu tố kiến trúc nghệ thuật đặc trưng vùng Hoa Nam (Trung Quốc).

Hiện nay, đình Tân Lân còn lưu giữ sắc thần của vua Tự Đức ngũ niên (1852) ban cho Trần Thượng Xuyên, những tài liệu Hán Nôm và những chất liệu gỗ gồm 8 tấm liễn đối, 12 tấm hoành phi và 2 bộ Bát bửu bằng đồng...

Lễ hội Kỳ Yên Đình Tân Lân diễn ra trong hai ngày, lễ hội gồm có các hoạt động cơ bản như: lễ nhập đoàn, lễ cung thỉnh sắc ông, lễ thỉnh sanh, lễ xây chầu đại hội, lễ hạ đàn. Những người trong Ban tổ chức trước khi tham gia các hoạt động làm lễ phải thực hiện tẩy uế bản thân bằng rượu trắng.

Trước khi rước Đức ông đi chu du trong thành, phải làm lễ khai sắc ông: đưa đức ông ra tắm rửa bằng rượu, mặc áo bào… Ngoài ra, trong lễ hội còn có nghi thức cúng tiên yết, là hoạt động cầu nguyện cho quốc thái dân an.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, dân chúng khắp nơi thường tụ tập về đây trẩy hội, thắp nhang, đưa Đức ông đi chu du trong thành, xem hát bội, hát tuồng./.

 

Sưu tầm

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành