Số người đang online : 23 NHÀ THỜ NGUYỄN HỮU - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

NHÀ THỜ NGUYỄN HỮU
post image
NHÀ THỜ NGUYỄN HỮU


NHÀ THỜ NGUYỄN HỮU




 
1.    Tên di tích:  Nhà thờ Nguyễn Hữu.
2.    Loại công trình:  Nhà thờ.
3.    Loại di tích:  Lịch sử
4.    Quyết định:  Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc  theo quyết định 13/2000/QĐ-BVHTT ngày 30 tháng 12 năm 2002.
 

 
5.    Địa chỉ di tích: Hà Long – Hà Trung – Thanh Hóa.
6.    Tóm lược thông tin di tích.

        Nhà thờ của dòng họ Nguyễn Hữu có đề 6 chữ quốc ngữ: Bình ngô khai quốc công thần. Ngôi nhà nhỏ nhưng ở trong có bàn thờ ba cấp uy nghiêm lắm. Tượng, bài vị đều sơn son thiếp vàng.
        Theo ông Nguyễn Hữu Thoại(Trưởng tộc) thì ở đây là nơi thờ tự ông tổ là Nguyễn Công Duẩn, hậu duệ đời thứ 10 của Nguyễn Bặc, bên dưới thờ Nguyễn Đức Trung và Nguyễn Văn Lang, Nguyễn Kim (Cam). Theo sử sách thì Nguyễn Công Duẩn, lập nhiều chiến tích trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn , được Lê Lợi o trách nhiệm lo hậu cần vận lương cho cuộc kháng chiến, ông Duẫn đều lo chu tất. Ông được phong tước Thái Bảo Hoành công, con cháu được đời đời làm công thần nhà Lê. Hậu duệ của Nguyễn Công Duẩn cuối đời Hậu Lê là Nguyễn Kim.
Nguyễn Kim là một tướng giỏi, có nhiều công lao được phong tước An Thành Hầu. Khi nhà Hậu Lê bị nhà Mạc cướp ngôi, năm 1527, con cháu nhà Lê chạy trốn sang Lào. Lúc bấy giờ, hầu hết các cựu thần nhà Lê ngả về họ Mạc hoặc bỏ đi nơi khác, chỉ có Nguyễn Kim là lo chiêu tập hào kiệt bốn phương lánh lên Sầm Châu vùng Thanh Hoá giáp Lào lập bản doanh phò Lê diệt Mạc. Sau đó ông đã tìm được con vua Lê là Lê Duy Ninh ở Lào và đưa về tôn lên ngôi vua là Lê Trang Tông (1533-1548). Nguyễn Kim về sau được vua Lê phong làm Thái Sư Hưng Quốc Công, nắm giữ tất cả binh quyền.
        Năm 1545, hàng tướng nhà Mạc Dương Chấp Nhất đầu độc bằng cách tẩm thuốc độc vào trong quả dưa hấu và dâng lên Nguyễn Kim. Thế là ông trúng độc mất khi 78 tuổi. Vua Lê đã truy tặng cho Nguyễn Kim tước Chiêu Huân Tĩnh Vương. Ông có hai con trai đều là tướng giỏi được phong chức Quận công. Trong đó có Nguyễn Hoàng trở thành người mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Nguyễn ở phía Nam. Nguyễn Hoàng được vua Lê phong tước Thái úy Đoan Quốc Công. Năm 1558, người ta bảo nghe Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm gợi ý Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân, ông xin vào trấn thủ Thuận Hoá, đóng đô ở Ái Tử, Quảng Trị thành Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) .
Có nguồn sử liệu ghi: Nguyễn Công Duẩn có 7 người con trai, sau phân thành 7 chi. Chi 4 là Nguyễn Như Trác sinh Nguyễn Văn Lưu. Văn Lưu sinh ra Nguyễn Kim. Hiện nay có tới 7 bộ  phả họ Nguyễn. Có  phả chép là Nguyễn Trãi (1380-1442) là hậu duệ thứ 11 của Nguyễn Bặc, Khi Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc sau vụ án oan khiên Lệ Chi Viên, có 2 người con của Nguyễn Trãi còn sống và được bổ dụng sau này.
Một người con cả là Nguyễn Công Duẩn từng tham  khởi nghĩa Lam Sơn, không có mặt ở nhà khi cả họ bị hình nên thoát nạn. Người con nhỏ là con của một người vợ thứ của Nguyễn Trãi đã có mang cũng trốn thoát khi cả nhà bị hình, sau sinh được Nguyễn Anh Vũ. Gia phả họ Nguyễn còn ghi: sau này 2 chi của Nguyễn Công Duẩn và Anh Vũ trở thành hai ngành nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, một ngành là các Chúa Nguyễn và một ngành là họ Nguyễn Hữu có Nguyễn Hữu Dật (Gia Miêu ) cũng là khai quốc công thần của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong mà hậu duệ có Nguyễn Hữu Cảnh, ông tổ khai canh của đất Sài Gòn Gia Định. Tướng tài Nguyễn Hữu Cảnh lớn lên ở Quảng Bình có công lớn giúp các chúa Nguyễn mở cõi về phía Nam 300 năm trước (Sách Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1997 của Nguyễn Ngọc Hiên và sách Tông phả kỉ yếu tân biên (2006) của Phạm Côn Sơn).
         Tuy nhiên, cũng có nhiều sử gia đã khảo cứu nhiều nguồn tài liệu, gia phả họ Nguyễn khác cũng như các sử sách để lại, thì cho rằng: Nguyễn Trãi không phải ông tổ của các Chúa Nguyễn. Theo một số nhà nghiên cứu, gia phả này chép lẫn gia phả họ Nguyễn Gia Miêu vào họ Nguyễn Nhị Khê (Nguyễn Trãi - ở Hà Tây ) do phải trốn tránh họa tru di. Có lẽ giả thuyết này có lý hơn.


 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành