ĐÌNH LÀNG ĐÌNH TRUNG
ĐÌNH LÀNG ĐÌNH TRUNG

Share on facebook 0 người thích - Thích

ĐÌNH LÀNG ĐÌNH TRUNG

1. Tên di tích: Đình làng Đình Trung
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích: Kiến trúc
4. Quyết đinh: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 106/2004/QĐ - BVHTT. Ngày 15 tháng 12 năm 2004
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích: Kiến trúc
4. Quyết đinh: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 106/2004/QĐ - BVHTT. Ngày 15 tháng 12 năm 2004

5. Địa chỉ di tích: Làng Đình Trung – xã Hà Yên - Thanh Hóa
6. Tóm lược thông tin về di tích
Làng Đình Trung (nơi có di tích Đình làng), trước cách mạng tháng 8/1945 thuộc tổng trung bạn huyện Tống Sơn. Sau cách mạng nằm trong xã Yên Sơn đến đầu thời kỳ cải cách ruộng đất đổi là xã Hà Yên . Trong tổng 25 xã của huyện Hà Trung- tỉnh Thanh Hoá.
Là một vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng của Thanh Hoá, Hà Yên thuộc dạng địa hình của một vùng đồng chiêm trũng. Bao quanh 3 phía Tây Bắc, Tây Nam là sườn đông của dẫy đồi đất và núi đá vôi từ Thạch Thành, Vĩnh Lộc đổ xuống. Những đồi đất và núi đá vôi này phần lớn là thấp, xen giữa những dẫy núi đồi đất và núi đá vôi này là những xóm làng đồng chiêm trũng của xã Hà Tiến, Hà Tân, Hà Yên...
Làng đình Trung xã Hà Yên nằm ở phía Tây huyện Hà Trung, Phía Nam giáp Hà Bình, phía Đông giáp Hà Dương, phía Tây giáp Hà Tân, phía Bắc giáp Hà Bắc. Với địa thế núi sông bao bọc, Hà Yên như 1 thung lũng nhỏ hết sức lợi hại, do dẫy núi Tam Điệp chấn giữa phía Bắc, dãy núi đá vôi trước Đình án ngữ 1 phần phía Nam, cùng với dãy núi đồi Sến của xã Hà Tân tạo thành một bức tường thành vững chắc chạy dài tới huyện Thạch Thành và đến biên giới Việt-Lào. Sông Tống chạy qua địa phận xã Hà Yên cùng với sông Hoạt ở phía Bắc tạo thành một mạng lưới giao thông đường thuỷ thuận lợi cho giao lưu kinh tế văn hoá với các vùng.
Vị trí địa lí tiếp giáp với vùng núi rừng rộng lớn vùng Thạch Thành, lại là một nền có nhiều đồi núi sót và các dòng sông lớn đi qua như Hoạt Giang, Tống Giang. Vì thế Hà Yên đã từng là miền đất có con người di cư xây dựng xóm mạc từ lâu đời. Cách Hà Yên không xa về phía Nam là di chỉ khảo cổ học cồn Cổ Ngựa Hà Lĩnh thuộc văn hoá Đa Bứt (cách ngày nay khoảng trên dưới 7 nghìn năm). Về phía Tây cách khoảng 3km là xã Hà Tiến. Năm 1978 các nhà khảo cổ học Việt nam đã phát hiện ra di chỉ khảo cổ học hang chùa, tại di chỉ này có 3 ngôi mộ với một số di cốt như: đoạn xương hàm, những mảnh sọ của 3 cơ thể của 2 phụ nữ trưởng thành và trẻ em khoảng 9 tuổi nằm trong tầng văn hoá Hoà Bình.
Ở phía Bắc Hà Yên là Hà Long vùng Gia Miêu ngoại trang là đất tổ của vua triều Nguyễn. tổ tiên là Nguyễn Đức Trung chức thái uý, đến thiệu tổ nguyễn Kim Tôn lập Trang Tông, Trung hưng cơ nghiệp nhà Lê.
Mặt khác vùng đất Hà Yên lại nằm lên trục đường "thiên lý", vì vậy nó đã chứng kiến nhiều đổi thay của lịch sử. Vào thế kỷ thứ VI, vùng đất Hà Yên là nơi dừng chân của vua Lý Nam Đế (Lý Bôn), khi ông cùng Tả tướng Triệu Quang Phục đem quân đánh đuổi giặc Lương ở Nghệ An mang lại nền thái bình cho đất nước, lập nên nhà nước Vạn Xuân độc lập. Đến thời Lý, vua Lý Thái Tổ (1010-1028), khi đem quân đi đánh chiêm thành tại Quảng Bình cùng đoàn quân của mình nghỉ tại đất này, để rồi đến núi Ốc Sơn xã Hà Phong cho dựng ngôi chùa Long Cảm lưu truyền trong sử sách. Vua Trần Anh Tông khi đi "thiên lý" phương Nam cũng đã dừng chân ở đất này. Đến triều Lê nhà vua cũng đã nhiều lần qua vùng đất này mỗi khi trở về thăm quê hương đất tổ và bái yết sơn lăng, đến nay vẫn còn in đậm dấu tích. Trong cuộc tấn công thần tốc, người anh hùng "áo vải cờ đào" Quang Trung ra Bắc đánh giặc ngoại xâm, ông cùng tướng sĩ của mình đã vượt qua dòng Tống Giang qua đất Hà Yên để rồi lập nên "phòng tuyến Tam Điệp" có một không 2 trong lịch sử. Đến thời Nguyễn đặc biệt là phong trào cần Vương chống Pháp, Hà Yên trở thành vùng đất hậu phương của chiến khu Gia Định lịch sử (1885-1886).
Trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng Bộ và nhân dân Hà Yên-Hà Trung đã trở thành vùng quê cách mạng, một hậu phương cung cấp sức người, sức của cho chiến khu Ngọc Trạo, nơi đi về của các cán bộ thời kỳ bí mật như các đồng chí Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt...
Đây là mảnh đất đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của đất nước, Hà Yên lại là vùng quê của những truyền thống văn hoá lâu đời. Trong đó nét đặc sắc nhất phải kể đến đó là món ăn ẩm thực "mắm tép tiến vua" của làng Đình Trung và giò nạc Yên Xá. Từ lâu trong dân gian đã truyền tụng câu ca "Giò nạc Yên Xá, nước mắm Đình Trung". Cái dư vị thơm ngon ngọt lành của nước mắm tép Đình Trung đã thấm vào trong trí nhớ và trong tình cảm của những người xa xứ. Chính vì thế mà loại nước mắm này các vua nhà Nguyễn ưa dùng và nó đã trở thành một thông lệ "tiến vua" hàng năm của xã Hà Yên.
Đình Trung là 1 trong những ngôi đình có giá trị lớn cả về kiến trúc và nghệ thuật . Do các nguồn tài liệu ghi chép về dựng đình bị thất lạc, nên việc xác định thời gian xây dựng đình còn phải tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu để bổ sung. Việc đánh giá giá trị của lịch sử ngôi đình hiện nay chỉ có thể căn cứ trên dấu ấn kiến trúc và nghệ thuật trang trí trên các mảng trạm khắc. Căn cứ vào thượng lương còn lại ta biết được ngôi đình được trùng tu vào thời vua Tự Đức năm thứ nhất (1883).
Do thời tiết khắc nghiệt, bão lụt thường xuyên, lại nằm cạnh dòng sông Hoạt nên việc bồi trúc đê hàng năm đã biến đổi một số kiến trúc của công trình trước đây. Trên mặt bằng tổng thể hiện nay, ta biết được diện mạo của khu di tích đã bị thay đổi và không còn cổng Đình, tường rào và phần chính của khu vực thờ tự là hậu cung.
Hiện tại còn lại khu vực chính của ngôi Đình, sân đình chỉ còn một nửa lát gạch bát, một nửa còn đang để trống. Sự can thiệp của chính quyền bằng việc xây thêm khu nhà làm việc của UBND xã đã làm mất khuôn viên của ngôi đình trước đây.
Tuy nhiên, hiện trang của khu di tích dù bị thay đổi ít nhiều, song cái giá trị quý nhất của ngôi đình vẫn còn được bảo tồn khá nguyên vẹn phần kiến trúc ngỗ bên trong.
Hiện trạng di tích hiện nay được bố cục mặt bằng kiểu chữ nhất. Để nghiên cứu di tích, theo thứ tự từ ngoài vào trong gồm có các công trình sau:
Về quy mô cấu trúc:
- Sân Đình: Gồm 2 phần, phần lát gạch đỏ ở phía trong và phần gạch bi dỡ ở phía ngoài. Như vậy, toàn bộ diện tích sân Đình hiện tại có một phần hai sân được lát gạch và một nửa còn lại để trống, cỏ mọc. Diện tích sân Đình dài 20m x rộng 15 = 300m2
- Mái Đình đã bị thay đổi cơ bản. Toàn bộ 4 gó đao cong của mái Đình đã bị sửa chữa, các đường gờ của góc mái đã được đắp thẳng lại, phần gỗ của góc mái cong thì bị mục nát, chỉ còn lại vài ba cánh lá sời. Bờ nóc, bờ đai cũa đắp lại tạm bợ. Riêng khu vực thiên đình và hai mái diêm của hai đầu hồi thì ngói mũi đã bị thay thế bằng ngói Hoà Bình. Bốn cột đá trước hiên Đình đã bị thay thế bằng 4 cột trụ gạch.
- Kiến trúc gỗ toàn bộ phần kiến trúc chính của Đình được cấu tạo theo lối chữ nhất gồ 5 gian (3 gian, 2 chái), với 4 vì kèo được kết cấu theo kiểu "chồng rường kẻ bẩy". Bộ khung gỗ của đình to, vững chắc bề thế với những mảng chạm khắc nghệ thuật hiếm hoi.
Toàn bộ khung nhà gồm có 4 vì kèo gỗ, 2 tường vỉ, nền nhà được lát gạch bát màu đỏ, sườn nhà làm bằng gỗ lim. Tổng quát phần khung nhà gồm có 8 cột và 12 cột quân, phía trên có 8 xà đại và phía dưới có 4 xà, 14 đường hoành sát mái, 24 hoàn đá tảng kê chân cột.
Để thấy được chức năng, giá trị của bộ vì kèo qua một số chức năng như: Bộ vì nóc được kết cấu theo kiểu : "giá chiêm, chồng rường". Mỗi bộ vì nóc như vậy được kết cấu bởi câu đầu ăn mộng vào 2 đầu cột cái và nằm trên đầu dư chạm rồng. Phía trên đầu là hai cột trống đứng trên đấu vuông thót đáy, các con dường trên vì kèo ngắn dần về phía thượng lương, con rường cuối cùng đội thượng lương qua một đấu nhỏ. Như vậy toàn bộ 4 vì của ngôi đình có kết cấu giống nhau, khác nhau chỉ ở những mảng chạm khắc.
Kết cấu mái diêm
Mái diêm là mái thấp ở hai đầu trái của ngôi đình, đó là kiểu cấu trúc cùng với hai mái lớn tạo thành góc cong của góc mái.
Cấu tạo khung gỗ của mái diêm ở phía trong được bắt đầu từ đầu cột trốn của mái diêm. Cột trốn này được nằm trên xà trung của mái diêm chạy ra nằm trên đầu tường vỉ, có độ cao bằng và song song với cột cái. Từ đầu cột trốn là một kẻ cong chạy xuống ăn mộng vào góc của tường vỉ và tường đốc, để tạo thành góc mái cong.
Ở cả mái trước và mái sau đều có kết cấu như vậy và điểm khở đầu của mái diêm lại cũng là một câu đầu được nằm trên đầu cột trốn, dưới là đầu dư. Từ câu đầu của mái diêm trở xuống là các con rường được kết cấu từ nhỏ đến lớn theo thé tự từ trên xuống gồm 5 còn rường, đỡ cá hoành tải nằm ngang ở mái diêm để tạo thành mái. Đặc biệt tren các bức cốn của mái diêm thì các mảng chạm khắc cũng hết sức dày đặc và tỉ mỉ. Nhìn chung, kết cấu khung gỗ này ta thường thấy trong các công trình đền chùa thế kỷ XVII-XVIII.
Nghệ thuật trang trí kiến trúc
Ngoài kết cấu kiến trúc thì nghệ thuật trang trí và điêu khắc là những yếu tố gắn bó khăng khít, không thể thiếu, đưa công trình của ngôi đình lên tầm giá trị nghệ thuật cao, có bản sắc dân tộc và tính thời đại rõ rệt. Ngoài tạo hình bản thân kiến trúc, bố cục tổng thể, hình khối không gian kiến trúcm xử lý đường nét và góc cạnh các công trình ở Đình Trung, người thợ chạm khắc còn sử dụng các điêu khắc tượng tròn, chạm khắc tượng tròn trong các bức phù điêu gỗ làm tăng giá trị nghệ thuật và phục vụ nội dung, tính chất tư tưởng của công trình.
Có thể thấy trong tất cả các con rường của 4 bộ vì kèo đều trạm khắc hình lá cúc cách điệu, các đầu dư nằm dưới câu đầu và vì kèo mái diêm gồm 12 đầu dư, đều được chạm đầu rồng. Những con rồng này được chạm khắc trán dô, mắt lồi, mõm ngắn, từ mang và cỏ bay ra những đao mảnh lượn sóng chạy đều về phía sau 12 đầu rồng này được chạm khắc giống nhau.
Ngoài những bộ phận trong kiến trúc được chạm khắc tỉ mỉ, đẹp với đề tài hình rồng trên các câu đầu, đầu dư và các kẻ bẩy ngoài hiên, lá cúc cách điệu tên các con rường thì các bộ phận ngoài kiến trúc trung việc trang trí còn được làm như các bức chạm cây cỏ, hoa lá, rồng, ngựa, hươu, gà, phượng và một số con vật khác được gắn vào các vị trí chủ yếu trên các côn mê và ván lá đề.
Đặc biệt ở Đình Trung, tất cả các bức cốn mê đều được chạm khắc bao gồm tứ linh (long, ly, quy , phượng), tứ quý.
Ngoài, ra ở phía ngoài sân còn só một vài cột đá và một tấm bia chìm sâu dưới dòng sông Hoạt, chưa có điều kiện trục vớt lên được.
Như đã giới thiệu phần trên, Đình Trung là một di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật, nơi thờ tự một nhân vật lịch sử có nhiều công lao dưới vương triều Lý trung lịch sử Việt Nam. Địa điểm xây dựng ngôi đình lại là một địa danh, một vùng đất gắn bó nhiều kỷ niệm vơí nơi Tô Hiến Thành sinh ra và lớn lên, đó là vùng đất Hà Yên-Hà Trung, có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện.
Về văn hoá nghệ thuật sự tồn tại gìn giữ của nhiều thế hệ cho đến hôm nay tuy ngôi đình không còn giữ được diện mạo ban đầu, nhưng nó nằm giữa một cảnh quan thiên nhiên hài hoà với xung quanh, có đồng ruộng, sông núi, làng mạc sầm uất, lại nằm trên trục đường Nam Bắc ngược xuôi, nên khu di tích này sẽ trở thành một điểm văn hoá thu hút sự ngưỡng mộ của nhân dân trong cùng, du khách ở xa.
Du khách có thể đến thăm Đình Trung và từ đây khoảng 2km nữa có thể đến tham khu di tích Đình Gia Miêu, lăng Triệu Tường quyê hương nhà Nguyễn ở phía Bắc; 1 km nữa ở phía Đông là đền thờ Trần Hưng Đạo nơi vua Trần đã từng chọn làm đại bản doanh trong cuộc rút lui chiến lược thần thứ hai (1285) ở xã Hà Dương. Đi về phía Tây, đình Đồng Bồng , đình Quan Chiêm là hai ngôi đình được đánh giá là có quy mô kiến trúc lớn nhất Thanh Hoá hiện nay. Xuôi về hướng Nam khoảng 3km là khu di tích li cung nổi tiếng thời Trần-Hồ là chùa Long Cảm trên núi ốc Sơn thơ mộng, , gắn liền với truyền thuyết dựng chùa của các vua nhà Lí trên đường đi mở đất phương Nam... Tất cả những yếu tố đó đã tạo cho Đình Trung một vị thế xứng đáng trong một không gian văn hoá đậm nét của vùng đất đồng chiêm trũng ở phía Bắc Thanh Hoá
Ngôi đình, với những mảng chạm khắc tinh vi, kỹ thuật tinh xảo, bố cục hài hoà hợp lý đó là nét độc đáo. Nội dung tư tưởng của những bức chạm khắc đó phản ánh một cuộc sống quần tụ, trong một đời sống tươi vui, thoải mái, khoáng đạt của một bút pháp tài hoa về truyền thống nghề mộc của các nghệ sĩ thời xưa của làng quê Việt Nam trong các thế kỷ XVII-XVIII.
Các mảng chạm khắc dầu đặc, hầu hết trên tất cả các phần của khiến trúc và bên ngoài kiến trúc, những hình rồng, phương, ngựa, hươu, voi, gà, rùa, cá chép no đỡn trong một không gian sinh tụ, hình lá sen, chim sẻ và cả những ngôi nhà hình tháp núp bóng dưới cây mai... Ở đây nghệ thuật trang trí không chỉ thoả mãn yêu cầu "lấp kín" những chỗ trống trên các phiến đoạn và trên những mảng cấu trúc, mà nghệ thuật trang trí của Đình Trung, bố cục trang trí biểu hiện tính tạo hình rất cao. Đây thực sự là những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, vừa tăng thêm vẻ đẹp duyên dáng cho công trình, vừa tạo nên sự ấm áp linh thiêng đối với nhân dân trong vùng, và du khách ở xã. Trên cơ sở đó, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động của người Việt Nam sống trong đạo lý.
Đình Trung với những giá tẹi đặc biệt về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đă góp phần quan trọng vào kho tàng văn hoá Việt Nam những di sản quý giá của nền văn hoá vật thể một thời, Nó xứng đáng để các nhà nghiên cứu mỹ thuật thời Lê Mạc còn đang bỏ trống trên các điêu khắc gỗ.
Việc xây dựng ngôi đình ngoài yếu tố là một công trình văn hoá của làng xã, nó lại là nơi thời thần Hoàng là Tô Hiến Thành... Từ đây có thể thấy trên địa bàn của huyên Hà Trung có 25 xã thì đã có thới 20 xã thờ tự Tô Hiến Thành trên 72 nơi thời trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu lịch sử những vấn đền mới về mối quan hệ dân cư, mối quan hệ về khu vực địa lý và cả trong ý thức tín ngưỡng của nhân dân trong vùng qua những chặng đường phát triển của lịch sử Việt Nam.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Làng Đình Trung (nơi có di tích Đình làng), trước cách mạng tháng 8/1945 thuộc tổng trung bạn huyện Tống Sơn. Sau cách mạng nằm trong xã Yên Sơn đến đầu thời kỳ cải cách ruộng đất đổi là xã Hà Yên . Trong tổng 25 xã của huyện Hà Trung- tỉnh Thanh Hoá.
Là một vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng của Thanh Hoá, Hà Yên thuộc dạng địa hình của một vùng đồng chiêm trũng. Bao quanh 3 phía Tây Bắc, Tây Nam là sườn đông của dẫy đồi đất và núi đá vôi từ Thạch Thành, Vĩnh Lộc đổ xuống. Những đồi đất và núi đá vôi này phần lớn là thấp, xen giữa những dẫy núi đồi đất và núi đá vôi này là những xóm làng đồng chiêm trũng của xã Hà Tiến, Hà Tân, Hà Yên...
Làng đình Trung xã Hà Yên nằm ở phía Tây huyện Hà Trung, Phía Nam giáp Hà Bình, phía Đông giáp Hà Dương, phía Tây giáp Hà Tân, phía Bắc giáp Hà Bắc. Với địa thế núi sông bao bọc, Hà Yên như 1 thung lũng nhỏ hết sức lợi hại, do dẫy núi Tam Điệp chấn giữa phía Bắc, dãy núi đá vôi trước Đình án ngữ 1 phần phía Nam, cùng với dãy núi đồi Sến của xã Hà Tân tạo thành một bức tường thành vững chắc chạy dài tới huyện Thạch Thành và đến biên giới Việt-Lào. Sông Tống chạy qua địa phận xã Hà Yên cùng với sông Hoạt ở phía Bắc tạo thành một mạng lưới giao thông đường thuỷ thuận lợi cho giao lưu kinh tế văn hoá với các vùng.
Vị trí địa lí tiếp giáp với vùng núi rừng rộng lớn vùng Thạch Thành, lại là một nền có nhiều đồi núi sót và các dòng sông lớn đi qua như Hoạt Giang, Tống Giang. Vì thế Hà Yên đã từng là miền đất có con người di cư xây dựng xóm mạc từ lâu đời. Cách Hà Yên không xa về phía Nam là di chỉ khảo cổ học cồn Cổ Ngựa Hà Lĩnh thuộc văn hoá Đa Bứt (cách ngày nay khoảng trên dưới 7 nghìn năm). Về phía Tây cách khoảng 3km là xã Hà Tiến. Năm 1978 các nhà khảo cổ học Việt nam đã phát hiện ra di chỉ khảo cổ học hang chùa, tại di chỉ này có 3 ngôi mộ với một số di cốt như: đoạn xương hàm, những mảnh sọ của 3 cơ thể của 2 phụ nữ trưởng thành và trẻ em khoảng 9 tuổi nằm trong tầng văn hoá Hoà Bình.
Ở phía Bắc Hà Yên là Hà Long vùng Gia Miêu ngoại trang là đất tổ của vua triều Nguyễn. tổ tiên là Nguyễn Đức Trung chức thái uý, đến thiệu tổ nguyễn Kim Tôn lập Trang Tông, Trung hưng cơ nghiệp nhà Lê.
Mặt khác vùng đất Hà Yên lại nằm lên trục đường "thiên lý", vì vậy nó đã chứng kiến nhiều đổi thay của lịch sử. Vào thế kỷ thứ VI, vùng đất Hà Yên là nơi dừng chân của vua Lý Nam Đế (Lý Bôn), khi ông cùng Tả tướng Triệu Quang Phục đem quân đánh đuổi giặc Lương ở Nghệ An mang lại nền thái bình cho đất nước, lập nên nhà nước Vạn Xuân độc lập. Đến thời Lý, vua Lý Thái Tổ (1010-1028), khi đem quân đi đánh chiêm thành tại Quảng Bình cùng đoàn quân của mình nghỉ tại đất này, để rồi đến núi Ốc Sơn xã Hà Phong cho dựng ngôi chùa Long Cảm lưu truyền trong sử sách. Vua Trần Anh Tông khi đi "thiên lý" phương Nam cũng đã dừng chân ở đất này. Đến triều Lê nhà vua cũng đã nhiều lần qua vùng đất này mỗi khi trở về thăm quê hương đất tổ và bái yết sơn lăng, đến nay vẫn còn in đậm dấu tích. Trong cuộc tấn công thần tốc, người anh hùng "áo vải cờ đào" Quang Trung ra Bắc đánh giặc ngoại xâm, ông cùng tướng sĩ của mình đã vượt qua dòng Tống Giang qua đất Hà Yên để rồi lập nên "phòng tuyến Tam Điệp" có một không 2 trong lịch sử. Đến thời Nguyễn đặc biệt là phong trào cần Vương chống Pháp, Hà Yên trở thành vùng đất hậu phương của chiến khu Gia Định lịch sử (1885-1886).
Trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng Bộ và nhân dân Hà Yên-Hà Trung đã trở thành vùng quê cách mạng, một hậu phương cung cấp sức người, sức của cho chiến khu Ngọc Trạo, nơi đi về của các cán bộ thời kỳ bí mật như các đồng chí Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt...
Đây là mảnh đất đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của đất nước, Hà Yên lại là vùng quê của những truyền thống văn hoá lâu đời. Trong đó nét đặc sắc nhất phải kể đến đó là món ăn ẩm thực "mắm tép tiến vua" của làng Đình Trung và giò nạc Yên Xá. Từ lâu trong dân gian đã truyền tụng câu ca "Giò nạc Yên Xá, nước mắm Đình Trung". Cái dư vị thơm ngon ngọt lành của nước mắm tép Đình Trung đã thấm vào trong trí nhớ và trong tình cảm của những người xa xứ. Chính vì thế mà loại nước mắm này các vua nhà Nguyễn ưa dùng và nó đã trở thành một thông lệ "tiến vua" hàng năm của xã Hà Yên.
Đình Trung là 1 trong những ngôi đình có giá trị lớn cả về kiến trúc và nghệ thuật . Do các nguồn tài liệu ghi chép về dựng đình bị thất lạc, nên việc xác định thời gian xây dựng đình còn phải tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu để bổ sung. Việc đánh giá giá trị của lịch sử ngôi đình hiện nay chỉ có thể căn cứ trên dấu ấn kiến trúc và nghệ thuật trang trí trên các mảng trạm khắc. Căn cứ vào thượng lương còn lại ta biết được ngôi đình được trùng tu vào thời vua Tự Đức năm thứ nhất (1883).
Do thời tiết khắc nghiệt, bão lụt thường xuyên, lại nằm cạnh dòng sông Hoạt nên việc bồi trúc đê hàng năm đã biến đổi một số kiến trúc của công trình trước đây. Trên mặt bằng tổng thể hiện nay, ta biết được diện mạo của khu di tích đã bị thay đổi và không còn cổng Đình, tường rào và phần chính của khu vực thờ tự là hậu cung.
Hiện tại còn lại khu vực chính của ngôi Đình, sân đình chỉ còn một nửa lát gạch bát, một nửa còn đang để trống. Sự can thiệp của chính quyền bằng việc xây thêm khu nhà làm việc của UBND xã đã làm mất khuôn viên của ngôi đình trước đây.
Tuy nhiên, hiện trang của khu di tích dù bị thay đổi ít nhiều, song cái giá trị quý nhất của ngôi đình vẫn còn được bảo tồn khá nguyên vẹn phần kiến trúc ngỗ bên trong.
Hiện trạng di tích hiện nay được bố cục mặt bằng kiểu chữ nhất. Để nghiên cứu di tích, theo thứ tự từ ngoài vào trong gồm có các công trình sau:
Về quy mô cấu trúc:
- Sân Đình: Gồm 2 phần, phần lát gạch đỏ ở phía trong và phần gạch bi dỡ ở phía ngoài. Như vậy, toàn bộ diện tích sân Đình hiện tại có một phần hai sân được lát gạch và một nửa còn lại để trống, cỏ mọc. Diện tích sân Đình dài 20m x rộng 15 = 300m2
- Mái Đình đã bị thay đổi cơ bản. Toàn bộ 4 gó đao cong của mái Đình đã bị sửa chữa, các đường gờ của góc mái đã được đắp thẳng lại, phần gỗ của góc mái cong thì bị mục nát, chỉ còn lại vài ba cánh lá sời. Bờ nóc, bờ đai cũa đắp lại tạm bợ. Riêng khu vực thiên đình và hai mái diêm của hai đầu hồi thì ngói mũi đã bị thay thế bằng ngói Hoà Bình. Bốn cột đá trước hiên Đình đã bị thay thế bằng 4 cột trụ gạch.
- Kiến trúc gỗ toàn bộ phần kiến trúc chính của Đình được cấu tạo theo lối chữ nhất gồ 5 gian (3 gian, 2 chái), với 4 vì kèo được kết cấu theo kiểu "chồng rường kẻ bẩy". Bộ khung gỗ của đình to, vững chắc bề thế với những mảng chạm khắc nghệ thuật hiếm hoi.
Toàn bộ khung nhà gồm có 4 vì kèo gỗ, 2 tường vỉ, nền nhà được lát gạch bát màu đỏ, sườn nhà làm bằng gỗ lim. Tổng quát phần khung nhà gồm có 8 cột và 12 cột quân, phía trên có 8 xà đại và phía dưới có 4 xà, 14 đường hoành sát mái, 24 hoàn đá tảng kê chân cột.
Để thấy được chức năng, giá trị của bộ vì kèo qua một số chức năng như: Bộ vì nóc được kết cấu theo kiểu : "giá chiêm, chồng rường". Mỗi bộ vì nóc như vậy được kết cấu bởi câu đầu ăn mộng vào 2 đầu cột cái và nằm trên đầu dư chạm rồng. Phía trên đầu là hai cột trống đứng trên đấu vuông thót đáy, các con dường trên vì kèo ngắn dần về phía thượng lương, con rường cuối cùng đội thượng lương qua một đấu nhỏ. Như vậy toàn bộ 4 vì của ngôi đình có kết cấu giống nhau, khác nhau chỉ ở những mảng chạm khắc.
Kết cấu mái diêm
Mái diêm là mái thấp ở hai đầu trái của ngôi đình, đó là kiểu cấu trúc cùng với hai mái lớn tạo thành góc cong của góc mái.
Cấu tạo khung gỗ của mái diêm ở phía trong được bắt đầu từ đầu cột trốn của mái diêm. Cột trốn này được nằm trên xà trung của mái diêm chạy ra nằm trên đầu tường vỉ, có độ cao bằng và song song với cột cái. Từ đầu cột trốn là một kẻ cong chạy xuống ăn mộng vào góc của tường vỉ và tường đốc, để tạo thành góc mái cong.
Ở cả mái trước và mái sau đều có kết cấu như vậy và điểm khở đầu của mái diêm lại cũng là một câu đầu được nằm trên đầu cột trốn, dưới là đầu dư. Từ câu đầu của mái diêm trở xuống là các con rường được kết cấu từ nhỏ đến lớn theo thé tự từ trên xuống gồm 5 còn rường, đỡ cá hoành tải nằm ngang ở mái diêm để tạo thành mái. Đặc biệt tren các bức cốn của mái diêm thì các mảng chạm khắc cũng hết sức dày đặc và tỉ mỉ. Nhìn chung, kết cấu khung gỗ này ta thường thấy trong các công trình đền chùa thế kỷ XVII-XVIII.
Nghệ thuật trang trí kiến trúc
Ngoài kết cấu kiến trúc thì nghệ thuật trang trí và điêu khắc là những yếu tố gắn bó khăng khít, không thể thiếu, đưa công trình của ngôi đình lên tầm giá trị nghệ thuật cao, có bản sắc dân tộc và tính thời đại rõ rệt. Ngoài tạo hình bản thân kiến trúc, bố cục tổng thể, hình khối không gian kiến trúcm xử lý đường nét và góc cạnh các công trình ở Đình Trung, người thợ chạm khắc còn sử dụng các điêu khắc tượng tròn, chạm khắc tượng tròn trong các bức phù điêu gỗ làm tăng giá trị nghệ thuật và phục vụ nội dung, tính chất tư tưởng của công trình.
Có thể thấy trong tất cả các con rường của 4 bộ vì kèo đều trạm khắc hình lá cúc cách điệu, các đầu dư nằm dưới câu đầu và vì kèo mái diêm gồm 12 đầu dư, đều được chạm đầu rồng. Những con rồng này được chạm khắc trán dô, mắt lồi, mõm ngắn, từ mang và cỏ bay ra những đao mảnh lượn sóng chạy đều về phía sau 12 đầu rồng này được chạm khắc giống nhau.
Ngoài những bộ phận trong kiến trúc được chạm khắc tỉ mỉ, đẹp với đề tài hình rồng trên các câu đầu, đầu dư và các kẻ bẩy ngoài hiên, lá cúc cách điệu tên các con rường thì các bộ phận ngoài kiến trúc trung việc trang trí còn được làm như các bức chạm cây cỏ, hoa lá, rồng, ngựa, hươu, gà, phượng và một số con vật khác được gắn vào các vị trí chủ yếu trên các côn mê và ván lá đề.
Đặc biệt ở Đình Trung, tất cả các bức cốn mê đều được chạm khắc bao gồm tứ linh (long, ly, quy , phượng), tứ quý.
Ngoài, ra ở phía ngoài sân còn só một vài cột đá và một tấm bia chìm sâu dưới dòng sông Hoạt, chưa có điều kiện trục vớt lên được.
Như đã giới thiệu phần trên, Đình Trung là một di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật, nơi thờ tự một nhân vật lịch sử có nhiều công lao dưới vương triều Lý trung lịch sử Việt Nam. Địa điểm xây dựng ngôi đình lại là một địa danh, một vùng đất gắn bó nhiều kỷ niệm vơí nơi Tô Hiến Thành sinh ra và lớn lên, đó là vùng đất Hà Yên-Hà Trung, có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện.
Về văn hoá nghệ thuật sự tồn tại gìn giữ của nhiều thế hệ cho đến hôm nay tuy ngôi đình không còn giữ được diện mạo ban đầu, nhưng nó nằm giữa một cảnh quan thiên nhiên hài hoà với xung quanh, có đồng ruộng, sông núi, làng mạc sầm uất, lại nằm trên trục đường Nam Bắc ngược xuôi, nên khu di tích này sẽ trở thành một điểm văn hoá thu hút sự ngưỡng mộ của nhân dân trong cùng, du khách ở xa.
Du khách có thể đến thăm Đình Trung và từ đây khoảng 2km nữa có thể đến tham khu di tích Đình Gia Miêu, lăng Triệu Tường quyê hương nhà Nguyễn ở phía Bắc; 1 km nữa ở phía Đông là đền thờ Trần Hưng Đạo nơi vua Trần đã từng chọn làm đại bản doanh trong cuộc rút lui chiến lược thần thứ hai (1285) ở xã Hà Dương. Đi về phía Tây, đình Đồng Bồng , đình Quan Chiêm là hai ngôi đình được đánh giá là có quy mô kiến trúc lớn nhất Thanh Hoá hiện nay. Xuôi về hướng Nam khoảng 3km là khu di tích li cung nổi tiếng thời Trần-Hồ là chùa Long Cảm trên núi ốc Sơn thơ mộng, , gắn liền với truyền thuyết dựng chùa của các vua nhà Lí trên đường đi mở đất phương Nam... Tất cả những yếu tố đó đã tạo cho Đình Trung một vị thế xứng đáng trong một không gian văn hoá đậm nét của vùng đất đồng chiêm trũng ở phía Bắc Thanh Hoá
Ngôi đình, với những mảng chạm khắc tinh vi, kỹ thuật tinh xảo, bố cục hài hoà hợp lý đó là nét độc đáo. Nội dung tư tưởng của những bức chạm khắc đó phản ánh một cuộc sống quần tụ, trong một đời sống tươi vui, thoải mái, khoáng đạt của một bút pháp tài hoa về truyền thống nghề mộc của các nghệ sĩ thời xưa của làng quê Việt Nam trong các thế kỷ XVII-XVIII.
Các mảng chạm khắc dầu đặc, hầu hết trên tất cả các phần của khiến trúc và bên ngoài kiến trúc, những hình rồng, phương, ngựa, hươu, voi, gà, rùa, cá chép no đỡn trong một không gian sinh tụ, hình lá sen, chim sẻ và cả những ngôi nhà hình tháp núp bóng dưới cây mai... Ở đây nghệ thuật trang trí không chỉ thoả mãn yêu cầu "lấp kín" những chỗ trống trên các phiến đoạn và trên những mảng cấu trúc, mà nghệ thuật trang trí của Đình Trung, bố cục trang trí biểu hiện tính tạo hình rất cao. Đây thực sự là những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, vừa tăng thêm vẻ đẹp duyên dáng cho công trình, vừa tạo nên sự ấm áp linh thiêng đối với nhân dân trong vùng, và du khách ở xã. Trên cơ sở đó, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động của người Việt Nam sống trong đạo lý.
Đình Trung với những giá tẹi đặc biệt về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đă góp phần quan trọng vào kho tàng văn hoá Việt Nam những di sản quý giá của nền văn hoá vật thể một thời, Nó xứng đáng để các nhà nghiên cứu mỹ thuật thời Lê Mạc còn đang bỏ trống trên các điêu khắc gỗ.
Việc xây dựng ngôi đình ngoài yếu tố là một công trình văn hoá của làng xã, nó lại là nơi thời thần Hoàng là Tô Hiến Thành... Từ đây có thể thấy trên địa bàn của huyên Hà Trung có 25 xã thì đã có thới 20 xã thờ tự Tô Hiến Thành trên 72 nơi thời trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu lịch sử những vấn đền mới về mối quan hệ dân cư, mối quan hệ về khu vực địa lý và cả trong ý thức tín ngưỡng của nhân dân trong vùng qua những chặng đường phát triển của lịch sử Việt Nam.
0 Bình luận