Số người đang online : 20 LY CUNG - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

LY CUNG
post image
LY CUNG


LY CUNG


 
1.    Tên di tích: Ly Cung (nhà Hồ)
2.    Loại công trình: Khảo cổ
3.    Loại di tích: Lịch sử
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định 985-VH/QĐ, ngày 07 tháng 5 năm 1997.
 

 
5.    Địa chỉ di tích: Kim Phát - Hà Đông - Hà Trung - Thanh hoá.
6.    Tóm lược thông tin về di tích.

         Theo quốc lộ I về hướng bắc, cách thành phố Thanh Hoá 22 km đến đầu cột ghi phía bắc ga Đò Lèn, rẽ theo quốc lộ 217 về hướng tây khoảng 4 km, ta đã lọt vào giữ vùng tay ngai của dãy núi Kim Âu thuộc xã Hà Đông - huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hoá.
Một vùng phong cảnh nên thơ, nơi đây 600 năm trước đã là hành cung của vương triều nhà Trần. Bảo Thanh cung được xây dựng từ cuối thế kỷ XIV ( khoảng thời gian từ năm 1396 - 1398) nằm trong ý đồ thay triều đổi đại của Hồ Quý Ly.
         Di tích Ly Cung nằm giữa lòng tay ngai của núi Kim Âu thuộc địa phận xã Hà Đông, huyện Hà Trung ngày nay. Rải rác trong khu di tích là những mảnh phế tích của kiến trúc cũ đã bị đổ nát. Giữa khu di tích còn lưu được mộ tấm bia do vua Lê Tương Dực soạn thảo năm 1511 nhân chuyến đi làm lễ yết các lăng ở Lam Kinh qua nơi đây. Nội dung tấm bia ca ngợi cảnh đẹp khu Ly Cung và phê phán nhà Hồ, ca ngợi nhà Trần.
         Di tích Ly Cung được viện khảo cổ khai quật vào những năm 1979; 1980, 1983 và  năm 1985. Những đợt khai quật trên đã thu được những kết qủa tốt đẹp trong việc tìm hiểu về Ly Cung thuở xưa,kiến trúc của sân và nền điện chính, một phần công trình phụ như tam quan, giếng ngọc, thành ngoài và các công trình sinh hoạt trong cung như Bến tắm, suối Ngự, lầu đấu kê, đình Vọng Nguyệt...
         Nền điện chính nằm ở độ sâu 1,2m so với lớp đất trồng trọt hiện nay. Diện tích mặt nền là 180 m2.Móng nền cấu tạo đơn giản nhưng chắc chắn. Trên lớp đất thịt được nện chặt, người ta xếp những phiến đá núi khá lớn, được gia công qua loa, nhưng khá phẳng. Bên trên lớp đá móng là hàng đá xanh bó nền. Đó là những khối đá xanh hình khối chữ nhật, được gia công kỹ lưỡng, nhẵn nhụi và đẹp. Hai đầu của mỗi phiến đá đều có lỗ (5 x 5 x 1cm) để đổ cá chì liên kết các khối lại với nhau thành một vỉa đá. Liền sát hàng đá bó nền, ở phía bên trong là hàng đá xanh có lỗ, hình chữ nhật trên mặt, kích thước lỗ là 18 x 15 x 5 cm, hàng đá này cũng được chế tác rất kỹ lưỡng. Những lỗ hình chữ nhật của mỗi phiến đá có thể dùng để cắm lan can của kiến trúc. Phía bên ngoài hàng đá bó nền là dải gạch hoa bó vỉa bao quanh, diềm ngoài hàng gạch hoa là một hàng gạch bìa xếp đứng để giữ cho dải gạch hoa khỏi bị xê dịch.Giữa nền điện còn lưu giữ được một số chân tảng, vị trí đã bị xê dịch. Đặc biệt giữa nền điện gần trên sân điện đã phát hiện được bệ đá hoa sen cực kỳ lớn.
         Sân điện cũng nằm trên một trục thẳng hàng với nền điện nhưng quy mô nhỏ hơn. Bao quanh nền sân là một dải gạch hoa (1 viên) xếp chạy dài kẹp giữa hai hàng gạch bìa  xếp  đứng, dải gạch hoa diềm sân được kiến trúc nghiêng một góc 3500 ra bên ngoài, phía ngoài cùng là một dải gạch bìa được xếp hơi nghiêng, cùng chiều với dải gạch hoa. Giữa sân ®­îc l¸t những viên đá xanh to, phẳng kích thước khoảng  80cm x 120cm.
          Với 600 m2 đã được khai quật, di tích Ly Cung đã đóng góp cho kho tàng nghệ thuật điêu khắc cổ xưa của dân tộc bộ sưu tập hiện vật phong phú cả về hình loại lẫn hoa văn trang trí. Ngoài những hiện vật đá là những vật liệu kiến trúc thông thường  như đá bó nền, trục đá... đã tìm thấy một số hiện vật đá có trang trí đẹp như chân tảng, đầu rồng đá, bệ đá hoa sen...Đặc biệt ở Ly Cung có ba loại chân tảng có trang trí rất đẹp. Có loại tảng chạm cách sen, trên mỗi cánh sen có chạm đôi rồng chầu mặt nguyệt. Phần bệ tảng được trang trí bằng dây leo uốn lượn hình sin. Rồng trang trí có dáng thon, nhỏ, uốn khúc đều đặn, hài hoà cân đối.
          Hiện vật đất nung ở đây cũng khá phong phú, có những loại tượng đầu rồng, tượng đầu chim, tượng đầu sư tử... đặc biệt là những mẫu gạch hoa lát sân điện, gạch hoa văn rồng ốp tường; các mẫu lá đề trang trí hình tháp, hình rồng nhả ngọc; các mẫu ngói bò nóc trang trí hình đầu sư tử... có rất nhiều hiện vật còn nguyên vẹn.
         Loại gạch trang trí rồng và hoa văn lá lát nền hình vuông có kích thước 35 x 35 x 5 cm. Chính giữa có một bông hoa nổi bốn cánh to nằm gọn trong một khung vuông nổi có kẻ chỉ. Bốn rìa cạnh trang trí nổi bốn nửa bông hoa như kiểu hoa cúc cách điệu. Do đó nếu nhìn riêng rẽ từng viên ta đã thấy chúng đẹp, nhưng nếu ghép nhiều viên lại ta sẽ thấy lối bố trí liên hoàn, khoẻ khoắn, đẹp đẽ, chẳng khác gì những thảm hoa cầu kỳ hiện nay
         Đồ án hoa lá có ba loại; đồ án rồng trên gạch có bảy loại khác nhau. Loại gạch trang trí rồng trên gạch ốp tường rất tinh vi, dáng rồng đẹp, hoàn chỉnh. Thân rồng  thon khoẻ, khúc uốn đều đặn, mồm rồng há rộng nhả ra một viên ngọc và những quầng mây lửa, mào lửa hất ra phía trước, bờm bay ngược về phía sau, râu và các túm lông ở sau khuỷu chân lượn lờ, phơ phất.
         Trang trí trên ngói cũng không kém phần phong phú. Ngói đầu đốc, ngói bò nóc có trang trí tượng đầu sư tử. Đặc biệt là những mẫu lá đề trang trí hình đôi rồng chầu nguyệt và mẫu lá đề trang trí hình tháp chín tầng đặt trên bệ hoa sen, xung quanh tháp là những tia hào quang rực rỡ.Ngoài ra còn một số mẫu trang trí rất đẹp nhưng chưa rõ công dụng.
         Giếng Ngọc được xây ngay gọi ngoài phía đông nam của sân điện, thành giếng kè đá. Đáng lưu tâm là phần kiến trúc của miệng giếng. Miệng giếng được ghép bằng bốn khối đá  gia công kỹ càng liên kết với nhau, thành miệng giếng hình tròn có đường kính 0,8m. Phần trên của miệng giếng được điêu khắc rất tinh vi, chạy gờ chỉ nổi xung quanh miệng.
         Bến tắm suối Ngự là bến được tôn tạo, lợi dụng khe nước từ trên núi đổ xuống, sân bến được lát những  phiến đá xanh to, phẳng, ngay sân bến có những máng đá dẫn nước để tắm. Nhân dân quanh khu vực Ly Cung ngày nay thường đến tắm tại đó. Bến tắm suối Ngự hẳn là nơi các cung nữ của vua Trần xưa kia ưa thích.
          Lầu đấu kê hiện còn nền lầu, cách điện chính 120 m về phía tây, đây là nơi giải trí đấu gà của vua Trần và các quý tộc của vương triều. Đây cũng là chứng tích  việc bê trễ chính sự của tầng lớp quý tộc cuối vương triều Trần.
Thành ngoài móng bằng đá, lớp tường thành không còn nhưng dựa vào phế tích khẳng định được xây bằng đá, bao quanh khu cung điện 3 ha. Gần góc đông nam thành ngoài ra là cửa nghinh môn, móng được cấu trúc chắc chắn, cùng với bức tường thành vừa uy nghiêm, vừa kiên cố
          Hiện nay, với quy mô của mặt bằng kiến trúc cùng những hiện vật kiến trúc độc đáo đã tìm được, cho phép chúng ta hình dung sự bề thế, tráng lệ, lầu son, gác tía của Ly Cung xưa. Sự tráng lệ đó đã nói lên tài nghệ của các nghệ nhân ông cha chúng ta thuở xưa đã đạt tới trình độ điêu luyện. Kiến trúc cổ Ly Cung đã đóng góp những tư liệu kỹ thuật kiến trúc đáng quý. Kỹ thuật xây móng đơn giản nhưng chắc chắn, kiến trúc trên mái cầu kỳ nhưng cân đối càng tôn thêm sự tráng lệ của cung điện.
         Các tác phẩm điêu khắc đá và đất nung ở Ly Cung không những góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng nghệ thuật thời Trần, mà còn đóng góp vào việc tìm hiểu mối quan hệ giữa nghệ thuật thời Trần với các thời trước và sau nó
Về mặt xã hội, sự phong phú, tính nghệ thuật cầu kỳ của vật liệu kiến trúc ở đây khiến ta liên tưởng tới một công trình kiến trúc nguy nga lộng lẫy, kín cổng cao tường. Kiến trúc Ly Cung ít nhiều có sự ảnh hưởng của Phật giáo. Điều đó cũng dễ hiểu vì Phật giáo là quốc giáo của suốt thời gian lịch sử từ Lý đến Trần.
          Do giá trị về phong cảnh tự nhiên, nghệ thuật kiến trúc và giá trị lịch sử của Bảo Thanh cung, năm 1985, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã ra Quyết định  bảo vệ di tích lịch sử văn hoá Ly Cung; năm 1999 cung được công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia.


 
 



 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành