Số người đang online : 20 ĐỀN THỜ NGUYỄN NHỮ SOẠN - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐỀN THỜ NGUYỄN NHỮ SOẠN
post image
ĐỀN THỜ NGUYỄN NHỮ SOẠN


ĐỀN THỜ NGUYỄN NHỮ SOẠN




 
1.    Tên di tích: Đền thờ Nguyễn Nhữ Soạn
2.    Loại công trình: đền thờ
3.    Loại di tích: Lịch sử văn hóa
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 1539  ngày 27   tháng 12 năm 1990
5.    Địa chỉ di tích: Đền thờ Nguyễn Nhữ Soạn – thôn Yên Cẩm 1 xã Đông Yên – huyện Đông Sơn – tỉnh Thanh Hóa
6.    Tóm lược thông tin về di tích:

        Thanh Hoá là một tỉnh lớn, có bề dày lịch sử lâu đời và oanh liệt gắn với lịch sử chung của dân tộc. Mảnh đất Đông Sơn là mảnh đất “địa linh nhân kiệt” có hơn 2000 năm tuổi và huyện Đông Sơn đã có hơn 1400 tuổi. Cha ông chúng ta thường nói: ‘Đất có sen, sen lại mọc”. Địa danh Đông Sơn ngoài cái linh của núi Phượng Lĩnh (Rừng Thông) của sông Lễ giang (sông nhà Lê) còn có cái linh của nền văn hoá Đông Sơn nghìn năm văn hiến, và nhờ đó người Đông Sơn quả là “nhân kiệt”. Họ đã vượt qua cái đêm dài nghìn năm Bắc thuộc để giữ gìn và phát huy giống nòi tổ tiên và trở thành những “hiền tài” khiến cho nguyên khí quốc gia ngày một hùng cường.
        Một trong những vị “hiền tài” của vùng đất Đông Sơn – Thanh Hoá với nền văn hoá trống đồng – văn hoá của người Việt cổ tồn tại lâu đời chúng ta rất tự hào kể về danh nhân tiêu biểu Nguyễn Nhữ Soạn ông là một công hầu trong 8 vị công hầu của dòng họ Nguyễn ở làng Cẩm Nga, xã Đông Yên – Đông Sơn và là một trong 7 danh nhân tiêu biểu của huyện. Người đã có công lớn trong các cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Minh thế kỉ 15.
       Nguyễn Nhữ Soạn (1391 – 1448), tên huý là Soạn, tên tự là Thuỷ Trung, tên hiệu là Huyền Đức. Tướng công ông tổ Nguyễn Nhữ Soạn là con trai của Nguyễn Phi Khanh, em trai thứ năm cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi. Nguyễn Phi Khanh tên huý là Ứng Long, năm 19 tuổi đỗ đệ nhất giáp Đệ nhị danh triều trần, gọi là Bảng Nhãn, tên hiệu là Nhị Khê tướng công, lấy bà Trần Thị Thái là con gái quan Bình chương Quân quốc người Thượng Hồng Trần Nguyên Đán. Bà sinh ra 4 con trai: trưởng là Nguyễn Trãi, thứ là Nguyễn Bảo, thứ Nguyễn Phi Hùng, út là Nguyễn Ly. Sau khi bà Trần Thị Thái mất, Nguyễn Phi Khanh lấy một người con gái họ Nhữ tên là Nhữ Ái quê ở làng Mệ sau đổi thành làng Miên (nay là làng Cẩm Nga) thuộc xã Cự Nạp sau đổi thành Mộc Nhuận (nay là xã Đông Yên) phủ Đông Sơn (huyện Đông Sơn) – Thanh Hoá sinh ra Nguyễn Nhữ Soạn. Ông là người dung mạo cường tráng có chí khí, trí lược toàn tài, văn võ toàn tài, thường tránh việc mờ ám, thích điều rõ ràng, hổ thẹn với chí trai muốn rửa điều ô trọc ở sông Nhị Hà để chính thức về với điều nghĩa khí. Trước là thề để lòng trong sạch cùng dòng nước sông Lương, luôn chọn điều lý nhân, hợp bàn bậc thánh quân, trí ông phi thường mọi người không sách kịp. Theo gia phả gia đình Nguyễn Nhữ thì trước khi Lê Lợi khởi nghĩa “đã có nhiều cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ ở Thanh Hoá” thí dụ cuộc khởi nghĩa của nhóm Đinh Lễ, Lý Sát (tức Lê Sát). Nhiều lần Nhữ Soạn muốn đi theo nghĩa quân, nhưng Nguyễn Trãi bảo rằng: chờ cho hết tang cha (tức Phi Khanh mất khoảng 1408) và chờ cho thời cuộc thuận lợi. Đến khoảng năm 1416 khi Nguyễn Phi Khanh mất được 8 năm, Nguyễn Trãi vẫn do dự, cho nên Nguyễn Nhữ Soạn không theo Nguyễn Trãi nữa mà dời nhà đến phường Phúc Khang (xưa Phúc Lâm) hương Lam Sơn sinh sống và ông gia nhập nhóm Đinh Lễ, Lý Sát gồm 130 người. Nguyễn  Nhữ Soạn cùng Ngô Sĩ Liên (tức tác giả Đại Việt sử kí toàn thư sau này) được cử vào ban thư ký chuyên soạn thảo công văn cho nhóm khởi nghĩa. Năm 1418 khi nhóm Đinh Lễ, Lý Sát gia nhập nhóm khởi nghĩa Lam Sơn, đứng dưới cờ Lê Lợi, Nguyễn Nhữ Soạn và Ngô Sĩ Liên vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ thư kí. Về sau, Nguyễn Nhữ Soạn được chuyển sang võ quan phụ trách chặn quân Minh ở phía biên giới Việt Lào và sau đó được Lê Lợi phái sang Lào tìm Trần Cảo (tức Hồ Ông) để lập vua Thiên Khánh ”có tính chất đối ngoại” (Bùi Văn Nguyên: chủ nghĩa yêu nước trong văn hoá khởi nghĩa Lam Sơn, trang 134, NXB khoa học xã hội, Hà Nội 1980). Lúc bấy giờ, giặc Minh quân trong tay Mã kỳ đem binh đánh quân ta, vua sai ông cùng Lê Thạch và tướng Đinh Bồ, Lê Ngân, Lê Lý,… xuất binh ra đánh. Nhữ Soạn làm quen Đốc thị đuổi chém quân giặc hơn 3000 người thu nhiều khí giới. Vua cùng các tướng rất mừng bèn lui về đóng ở núi Chí Linh. Năm kỷ Hợi (1419) vua cùng các chủ tướng đánh nhau với giặc ở đồn Nga Lạc, theo kế của Nguyễn Nhữ Soạn, ta đã chém  được đầu giặc Ngô hơn 300 thủ cấp. Công trạng của ông rất nhiều phò vua trị nước, đánh giặc.
        Vì ông có công với triều đình được ban tặng quốc tính họ của vua (họ Lê). Nguyễn Nhữ Soạn có quân công, lúc sống được ban quốc tính và được phong Á hầu, trên Nguyễn Trãi hai bậc, và không bị giết lây trong vụ án Lệ chi viên, đến khi mất lại được  nhà Lê truy tặng tước Quận công (tuy quận công) là tước thứ 3 sau tước vương và quốc công. Con cháu của Nguyễn Nhữ Soạn đời sau.
Đền thờ Quốc công Nguyễn Nhữ Soạn là một công trình kiến trúc tôn giáo liên quan đến quê hương cuộc sống và sự nghiệp của vị khai quốc công thần trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược do người anh hùng dân tộc Lê Lợi lãnh đạo ở thế kỉ XV.  Do vậy , đền thờ tuy quốc công Nguyễn Nhữ Soạn là một di tích lịch sử văn hoá chứa đựng nội dung , ý nghĩa lịch sử rất lớn đối với cả nước. Từ xa nhìn lại chúng ta thấy thấp thoáng bóng ngôi đền cổ kính vài trăm năm tuổi thọ lạc trên một khu đất rộng phía trước có hồ nước trong xanh . Đền thờ Nguyễn Nhữ Soạn dựng theo hướng Đông – Nam, chếch về phía Nam 100, trên là một khu đất kho ráo, bằng phẳng ở giữa làng Cẩm Nga xã  Đông Yên huyện Đông Sơn , với diện tích  1.173m2 . Phía trên đền là khu vực ao làng  và ruộng sâu, vượt qua khu ao và ruộng là khu trung tâm kinh tế chính trị và văn hoá giáo dục của địa phương , sau đền và hai bên tả - hữu là dân cư đông đúc. Đền thờ Nguyễn Nhữ Soạn được xây dựng từ bao giờ không rõ. Căn cứ vào thượng lượng ở nhà chính tẩn và  tiền đường thì đền thờ được tu tạo vào năm Đinh Mùi  - Cửu nguyệt thâp lục nhật - niên hiệu chiêu Thống tức là ngày 10 tháng 9 năm Đinh Mùi
 (1787 thời vua Lê Mãn Đế)(1787-1788). Cấu trúc của đền gồm nhà tiên đường 5 gian và nhà chính tẩn 3 gian tạo thành hình chữ “ nhị”, hai bên có giải vũ( tả vũ, hữu vũ), mỗi dãy có 3 gian. Trước tiên đường là sân ( bái đường ) lát gạch, trước sân là bức bình phong và tiếp đó là 2 cột mạch  cao có 2 con nghê, xung quang khu vực đền thờ không xây tường mà chỉ trông tre gai ( ngày nay có tường gạch bao quanh) . Trong thời kì phản phong, khu vực đền thờ bị lấn chiếm 2 cột mạch bị phá chỉ còn lạ nhà chính tẩn và tiên đường như hiện nay.
           Hiện nay ta vào thăm đền sẽ được chiêm gưỡng những di vật quí giá như sau:
 + Long ngai – bài vị có ghi hiệu duệ” Bình ngô khai quốc, truy tặng Thái phó tuy quốc công Nguyễn tính huỷ Nhữ Soạn, tự Thủ Trung , Thuỵ Hiền Đức suy trung hiệp mưu, duệ vận, phụ quốc bảo chính – Minh nghĩa công thần- ngân thanh vinh lộc đại phu, tả xa kị bệ đại tướng quân, quan phục hậu nhập thi hội tri mã, tử quốc tính, bao phong thượng đẳng phúc thần “
+ Gia phả họ Nguyễn – ghi rõ dòng họ, gia đình , thân thế, sự nghiệp Nguyễn Nhữ Soạn.
+ 22 đạo sắc phong của các triều vua: Lê Chiêu Thống – Duy tân - Thiệu Trị -Thành Thái - Khải Định…
+ 2 bức đại tự sơn son thiếp vàng “ Quốc công từ” và “ Nguyễn Từ đường”
+ 3 đôi câu đối”
         Ngoài ra còn nhiều đồ thờ tự khác như bát hương, mâm quả, đế đèn và bộ bát biểu, chiêng trống.Giá trị lịch sử khoa học, nghệ thuật, văn hoá.
Đền thờ tuy quốc công Nguyễn Nhữ Soạn là một di tích lưu niệm về quê hương, dòng họ và thân thế sự nghiệp của ông. Một khai quốc công thần trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dành độc lập và chủ quyền dân tộcở thế kí XV. Đó là bằng chứng hùng hồn chứng minh truyền thống kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của ông cha ta thuở trước. Do vậy, nó có giá trị đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử của dân tộc ta. Tên tuổi và cống hiến của Tuy quốc công Nguyễn Nhữ Soạn mãi  mãi gắn liền với trang sử hào hùng chống ngoại xâm của dân tộc ta, nhân dân ta ở thế kí XV.
         Đền thờ Nguyễn Nhữ Soạn những năm trước đây đã bị các công trình của dân cư làm lấn út, ảnh hưởng đến vẽ đẹp của khu di tích. Tuy vậy, vài năm gần đây do ý thức của dòng họ, di tích được lập lại để tưởng nhớ tổ tiên, nên đền thờ đã được con cháu của chi phái xã gần trong dòng tộc tu bổ và bảo quản cẩn thận. Đặc biệt ngày 28/1/1988 , Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã ra quyết định bao vệ di tích đền thờ Nguyễn Nhữ Soạn. Tù đó đến nay, di tích được chính quyền 3 cấp xã, huyện, tỉnh và cơ quan văn hoá các câp quan tâm bảo vệ và tu bổ tôn tạo.
Hàng năm vào ngày 8/4 âm lịch kỵ của Quốc công Nguyễn Nhữ Soạn, địa phương tổ chức ngày hội truyền thống vẻ vang của quê hương, tưởng nhớ tổ tiên tại khu vực di tích.
         Cán  bộ và nhân dân xã Đông Yên sẽ xây dựng, tôn tạo di tích này nối liền với khu trung tâm văn hoá, giáo dục của địa phương, đồng thời trở thành một điểm trong cụm di tích  và thắng cảnh của Huyện Đông Sơn. Nhằm phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục của huyện nhà đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học và giáo dục phục vụ công tác thăm quan du lịch của du khách trong và ngoài nước.
Hằng ngày thầy và trò trường THCS Đông Yên đến thăm quan chăm sóc , bảo vệ khu di tích và thầy trò đến đây được nghe các trưởng tộc ôn lại truyền thống lịch sử quê hương qua danh nhân lịch sử Nguyễn Nhữ Soạn và từ đó giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước và tự hoà, tự tôn dân tộc.









 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành