Số người đang online : 13 MIẾU CHỢ CỐC - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

MIẾU CHỢ CỐC
post image
MIẾU CHỢ CỐC

Xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 154 VHQĐ ngày 25...

MIẾU CHỢ CỐC


1. Tên di tích: Miếu Chợ Cốc
2. Loại công trình: Miếu
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 154 VHQĐ ngày 25 tháng 01 năm 1991.
5. Địa chỉ: xã Gia Khánh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
6. Thông tin về di tích.
Miếu Chợ Cốc trước kia được gọi là miếu làng Thượng Cốc là nơi thờ Nam Thiên Danh tướng Nguyễn Công Nguyên sinh ngày 12 tháng Giêng năm Quý Hợi 1083. Thân phụ là "Nguyễn Quý Công" “Huý Trân”, người khu Hạ nay là Thôn Gia Bùi, thân mẫu là Bùi Quý Thị. “Huý Trinh” người khu trung nay là Thôn Cao Lý - Làng Thượng Cốc huyện Trường Tân nay là huyện Gia Lộc. Trấn Dương Tuyền nay là tỉnh Hải Dương.
Thân phụ, thân mẫu của Ngài đều là con nhà danh nho, khi thân mẫu có thai Ngài được 3 tháng thì thân phụ qua đời. Ngài lớn lên được 3 tuổi thì thân mẫu mất, Ông Cậu là Bùi Quý Hiền đón về nuôi dưỡng dạy dỗ ăn học. Ngài thông minh khác thường, đến năm 15 tuổi Ngài đã am hiểu nhiều kinh sách, thiên văn, địa lý, binh thư, binh pháp võ nghệ giỏi giang, đức độ dân làng kính nể, tin yêu.
Dưới triều vua Lý Nhân Tông. Sau khi đánh tan giặc Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết cầm quân xâm lược nước ta vào năm 1076 dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, đến năm 1104 vua nước Chiêm thành là chế Ma La sai quân sang xâm chiếm nước ta ở phía nam, mặt khác chúng dùng thuỷ binh theo đường biển ra vùng đông bắc tiến vào Thăng Long. Trước hoạ xâm lăng Vua Lý Nhân Tông giao cho lão tướng Lý Thường Kiệt thống lĩnh đạo quân, giết giặc cứu nước và truyền hịch. Vua truyền hịch khắp nơi tìm nhân tài, cầm quân giết giặc. Nghe hịch Vua truyền Ngài đã họp bàn dân làng 3 khu và tập hợp được 53 trai tráng trong làng đến trước Cung đình dâng biểu tấu Vua xin đi đánh giặc. Vua thấy Ngài diện mạo khác thường đã giao cho Ngài 3 vạn tinh binh đi chấn ải miền Đông Bắc đánh chặn bọn thuỷ binh giặc tiến vào Thăng Long. Sau khi xem xét địa thế tình hình, Ngài hạ trại dừng binh trên núi Yên Tử, dùng tài thao lược cùng đại quân đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, nhân dân được hưởng cuộc sống thanh bình. Vua mở tiệc ăn mừng chiến thắng và phong Ngài chức "Đô uý phụ quốc thượng tướng quân" cùng nhiều vàng bạc và cho đi nhận chức nhưng Ngài lập biểu tấu Vua cùng dân binh xin về quê thăm tổ đường bản quán. Vua chuẩn tấu và thưởng cho Ngài cùng dân tình tiền bạc về làng, nhân dân vui mừng mở tiệc và lập chùa Thang Quang Tự (tức chùa Cả) để cầu trời khấn phật cho quốc thái dân an cho mưa thuận gió hoà, cho mùa màng thóc lúa bội thu. Ngài ở lại quê hương chung sống cùng dân làng.
Vào ngày 29 tháng 10 năm Âta Sửu sau khi Ngài đi thăm hỏi dân làng về đến gò đát cao giữa 3 khu thì trời mưa to, gió lớn, sấm chớp ầm ầm. Ngài đã hoá thân tại đó. Dân làng tỏ lòng thương tiếc lập miếu thờ Ngài tại gò đất nơi Ngài hoá thân và tôn Ngài làm Thần Hoàng làng để ghi nhớ công ơn của Ngài với dân với nước.
Để ghi nhận công đức của Ngài các triều đại vua từ vua Lí Nhân Tông đến đời vua Lê Cảnh Hưng, Vua Khải Định đã phong tặng Ngài 23 đạo sắc phong trong đó có hai đạo sắc của thân phụ, thân mẫu đến năm 1990 sau khi nhà nước khảo cứu khoa học được Bộ văn hoá TTTT&DL ra quyết định công nhận Miếu làng Thượng Cốc là di tích lịch sử văn hoá xếp hạng quốc gia. Theo tục truyền hàng năm vào ngày 12 tháng Giêng nhân dân mở Hội kỷ niệm ngày sinh của Ngài, để ghi nhớ công ơn to lớn của Ngài và nhắc nhở con cháu phát huy truyền thống cách mạng xây dựng quê hương giàu đẹp văn minh.
 





0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành