ĐÌNH KIÊN LAO
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: Kiến trúc
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 2233 – VH/QĐ ngày 26 tháng 6 năm 1995.
5. Địa chỉ: Đại Đức – Kim Thành – Hải Dương
6. Thông tin về di tích:
Đình Kiên Lao – Hay còn gọi là Đình Xuân Quang
Đình Kiên Lao thờ 2 vị thần hoàng là người có công với nước ở thế kỉ thứ X: là Đào Công Chiêu và Đào Công Hiển.
Sau khi dẹp xong giặc Tống, nhà vua khao quân và ban chức tước cho người có công lớn, vua phong cho hai ông:
Phong cho ông Đào Công Chiêu: “Hộ quốc cư sĩ linh ứng đại vương lại tặng phong hộ quốc cư sĩ quý ban thông minh anh nghị cương đoạn hùng tài vĩ lược đại vương”.
Phong cho Đào Công Hiển: Cổ tự hiển ứng đại vương lại tặng phong . Cổ tự hiển ứng phong công tể tự hồng ân lục hướng chiêu hoà tập phúc đại vương.
Sắc cho nhân dân trang Kiên Lao rước mỹ tự về trang lập miếu thờ tự hai ông theo đúng nghi thức. Từ đó về sau tỏ rõ linh ứng nên trải qua nhiều triều đại được các vua phong tặng cho hai ông.
Để tưởng nhớ công ơn hai ông hàng năm cứ đến 15/11 âm lịch nhân dân Kiên Lao mở hội rước kiệu, tế lễ mang đầy bản sắc dân tộc của một làng quê bắc bộ.
Đình Kiên Lao được xây dựng vào năm 1866 trùng tu lại năm 1928, kiến trúc đình thời Nguyễn những hoa văn đường nét sắc sảo chứng tỏ những nghệ nhân điêu khắc đã biết thừa kế những tinh hoa của dân tộc.
Đình Kiên Lao được đặt trên khu đất thoáng mát được nhân dân địa phương gọi là khu rồng châu hổ phục có cảnh quan tuyệt đẹp. Đình quay ra hướng nam nhìn ra cánh đồng lúa ven làng.
Đình 5 gian tiền đường, ba gian hậu cung, kiến trúc chữ Đinh (7), đình lợp ngói mũi, trên nóc đắp hai con kìm, giữa là lưỡng long chầu nguyệt. Hai đầu hồi tiền đường và hồi sau hậu cung đều đắp hổ phù.
Nhà kiểu lòng thuyền giá chiêng con chồng các cốn trước sau trăm lá lật, ván bưng cuốn thủ có trạm tứ quý: Thông, trúc, cúc, mai, xà ngang đầu đu chạm long (ảnh kè theo). Râu tóc rồng trông khoẻ khoắn.
Đầu bẩy trạm rồng mây, một bên trạm lá lật trúc hoá long, mai hoá long, cúc hoá long, nghê hoá long, đầu trạm chữ Thọ.
Nhìn chung tổng thể đình Kiên Lao kiến trúc thời Nguyễn có hoa văn đường nét điêu luyện kết tinh của những nghệ nhân kỹ xảo làm tăng thêm uy lực của nhân vật được thờ.
Nối tiếp những trang sử vẻ vang của ông cha để lại từ ngàn đời xưa. Nhân dân Kiên Lao trong kháng chiến chống pháp đã làm cho lũ giặc thất kinh bát đảo. Cũng tại nơi đình này là nơi căn cứ hội họp của Việt Minh, nơi cất giấu vũ khí, quân lương, nơi làm việc của uỷ ban hành chính lâm thời.
Những năm chống mỹ đình Kiên Lao là nơi sơ tán cho các cháu học tập, nơi cất dấu dự trữ thuốc men của Viện quân y 7.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 2233 –...
ĐÌNH KIÊN LAO
1. Tên di tích: Đình Kiên Lao2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: Kiến trúc
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 2233 – VH/QĐ ngày 26 tháng 6 năm 1995.
5. Địa chỉ: Đại Đức – Kim Thành – Hải Dương
6. Thông tin về di tích:
Đình Kiên Lao – Hay còn gọi là Đình Xuân Quang
Đình Kiên Lao thờ 2 vị thần hoàng là người có công với nước ở thế kỉ thứ X: là Đào Công Chiêu và Đào Công Hiển.
Sau khi dẹp xong giặc Tống, nhà vua khao quân và ban chức tước cho người có công lớn, vua phong cho hai ông:
Phong cho ông Đào Công Chiêu: “Hộ quốc cư sĩ linh ứng đại vương lại tặng phong hộ quốc cư sĩ quý ban thông minh anh nghị cương đoạn hùng tài vĩ lược đại vương”.
Phong cho Đào Công Hiển: Cổ tự hiển ứng đại vương lại tặng phong . Cổ tự hiển ứng phong công tể tự hồng ân lục hướng chiêu hoà tập phúc đại vương.
Sắc cho nhân dân trang Kiên Lao rước mỹ tự về trang lập miếu thờ tự hai ông theo đúng nghi thức. Từ đó về sau tỏ rõ linh ứng nên trải qua nhiều triều đại được các vua phong tặng cho hai ông.
Để tưởng nhớ công ơn hai ông hàng năm cứ đến 15/11 âm lịch nhân dân Kiên Lao mở hội rước kiệu, tế lễ mang đầy bản sắc dân tộc của một làng quê bắc bộ.
Đình Kiên Lao được xây dựng vào năm 1866 trùng tu lại năm 1928, kiến trúc đình thời Nguyễn những hoa văn đường nét sắc sảo chứng tỏ những nghệ nhân điêu khắc đã biết thừa kế những tinh hoa của dân tộc.
Đình Kiên Lao được đặt trên khu đất thoáng mát được nhân dân địa phương gọi là khu rồng châu hổ phục có cảnh quan tuyệt đẹp. Đình quay ra hướng nam nhìn ra cánh đồng lúa ven làng.
Đình 5 gian tiền đường, ba gian hậu cung, kiến trúc chữ Đinh (7), đình lợp ngói mũi, trên nóc đắp hai con kìm, giữa là lưỡng long chầu nguyệt. Hai đầu hồi tiền đường và hồi sau hậu cung đều đắp hổ phù.
Nhà kiểu lòng thuyền giá chiêng con chồng các cốn trước sau trăm lá lật, ván bưng cuốn thủ có trạm tứ quý: Thông, trúc, cúc, mai, xà ngang đầu đu chạm long (ảnh kè theo). Râu tóc rồng trông khoẻ khoắn.
Đầu bẩy trạm rồng mây, một bên trạm lá lật trúc hoá long, mai hoá long, cúc hoá long, nghê hoá long, đầu trạm chữ Thọ.
Nhìn chung tổng thể đình Kiên Lao kiến trúc thời Nguyễn có hoa văn đường nét điêu luyện kết tinh của những nghệ nhân kỹ xảo làm tăng thêm uy lực của nhân vật được thờ.
Nối tiếp những trang sử vẻ vang của ông cha để lại từ ngàn đời xưa. Nhân dân Kiên Lao trong kháng chiến chống pháp đã làm cho lũ giặc thất kinh bát đảo. Cũng tại nơi đình này là nơi căn cứ hội họp của Việt Minh, nơi cất giấu vũ khí, quân lương, nơi làm việc của uỷ ban hành chính lâm thời.
Những năm chống mỹ đình Kiên Lao là nơi sơ tán cho các cháu học tập, nơi cất dấu dự trữ thuốc men của Viện quân y 7.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận