Số người đang online : 36 DI TÍCH KHẢO CỔ GÒ THÀNH - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

DI TÍCH KHẢO CỔ GÒ THÀNH
post image
DI TÍCH KHẢO CỔ GÒ THÀNH

DI TÍCH KHẢO CỔ GÒ THÀNH

 
1. Tên di tích: Di tích khảo cổ Gò Thành
2. Loại công trình: Khảo cổ học
3. Loại di tích: Di tích văn hóa
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc Gia theo quyết định số 3211/QĐ-BT ngày 12 tháng 12 năm 1994
5. Địa chỉ di tích: Gò Thành, ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Di tích Gò Thành thuộc ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, nằm trong khu dân cư, cách chợ Ông Văn, xã Đăng Hưng Phước 200m và cách Ủy ban nhân dân huyện Chợ Gạo 6 km về phía Bắc.
Tên gọi Gò Thành xuất hiện khi những người Việt đầu tiên đến khai phá vùng đất này; thấy trên gò có nhiều gạch, cho đó là vết tích của một thành xưa nên đặt tên là Gò Thành, với mục đích đánh dấu một vị trí trong khu vực quần cư.
Các nhà khảo cổ đã phân tích một số mẫu vật nơi đây bằng phương pháp C14 (Cacbon – 14), kết luận là khu di tích khảo cổ Gò Thành có niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ VIII sau Công nguyên. Đây là một khu di tích đặc biệt vì nơi đây còn lưu giữ khá nguyên vẹn và phong phú về nhiều loại hình di chỉ như di chỉ cư trú, di chỉ kiến trúc, di chỉ mộ táng, nhất là di chỉ kiến trúc với nhiều đền tháp ở cạnh nhau có quy mô khác nhau, rất hoành tráng, tuy chỉ còn phần nền. Ngoài ra, còn đặc biệt vì các hiện vật nơi đây rất đa dạng, biểu thị cho nền văn minh của một quốc gia cổ khi đó có tên là Vương quốc Phù Nam không chỉ có ở phía đông và tây Nam Bộ của Việt Nam mà trải dài đến cả miền đông Campuchia và một phần duyên hải Thái Lan. Qua thư tịch cổ, cho thấy văn hoá Óc Eo chính là văn hoá của vuơng quốc Phù Nam. Thời đó, Phù Nam là vương quốc vào loại hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á, có những thương cảng lớn, giao lưu hàng hoá với nhiều nước trên thế giới. Xã hội Phù Nam gồm chủ yếu là các giai tầng: nông dân, thương nhân, thị tộc và tăng lữ. Vua Phù Nam được gọi là vua Núi. Người Phù Nam rất sùng bái thần linh.
Năm 1941, L. Malleret, một nhà khảo cổ học người Pháp đã phát hiện ra nơi này và sau đó ông đã thu thập một số hiện vật cho công bố ở Pháp là thuộc nền văn hoá Óc Eo. Năm  1979 mới có một số cán bộ Bảo tàng Tiền Giang đến đây khảo sát, và 8 năm sau, vào tháng 7/1987, một cuộc điều tra khảo cổ học mới chính thức được tiến hành và đã đi đến kết luận: Di tích khảo cổ Gò Thành thuộc nền văn hoá Óc Eo (Óc Eo, tiếng Khơme có nghĩa là “vùng sáng”, “điểm sáng” là tên gọi từ xa xưa của vùng Ba Thê – núi Sập nay là xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang).  Trong 3 năm, 1988 – 1990, Bảo tàng Tiền Giang kết hợp với Trung tâm Khảo cổ học (thuộc Viện KHXH và Nhân văn Quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh) đã tiến hành liên tục 3 mùa khai quật, khảo sát di tích này.”  Vào năm 1994, Bộ Văn hoá – Thông tin cũng đã công nhận di tích khảo cổ Gò Thành là “Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia”, theo Quyết định số 3211/QĐBT ngày 12/12/1994.             
Trước khi khai quật, nơi đây là một sân bóng đơn sơ tự tạo của địa phương. Sau trận mưa lớn, một vài người dân đã nhặt được những mảnh vàng nhỏ và mỏng khoảng 16 kara. Đồng thời, thấy trên mặt đất thỉnh thoảng có chỗ nổi lên các vỉa gạch, những mảnh gốm màu hoặc không có màu, một vài mảnh tượng vỡ và khá nhiều viên đá cuội…
Sau các đợt khai quật, trùng tu và tôn tạo di tích, các nhà khảo cổ đã nhận thấy ở phía ruộng thấp về phía tây và tây nam của gò cao là di chỉ cư trú. Ở độ sâu khoảng 1,5 đến 3 mét, phát hiện có nhiều gốm cổ bị vỡ; nhiều vòi bình; nhiều di cốt trâu bò, heo và xương cá; nhiều dấu vết tro, than, vỏ trái cây, lá dừa nước; cùng với vài cọc gỗ có dấu vết gia công. Ở trung tâm gò cao là những đền tháp bằng gạch được xây dựng cạnh nhau, hiện chỉ còn phần nền. Chính giữa các đền tháp là những hố thờ dạng giếng hình vuông với nhiều kiểu dáng khác nhau, có độ sâu từ 1,5 đến 3 mét. Phía đáy hố thi thoảng có các mảnh vàng hình vuông hoặc hình tròn cắt hình cánh sen, có khắc hình các con vật, chủ yếu là hình voi, một ít tro, các thanh gỗ hình vuông cạnh khoảng 40 cm được chồng lên nhau theo hình vuông, các lớp cát vàng và các lớp cuội xen kẽ. Nền tháp được xây dựng kiên cố với những lớp gạch có kích thước đa dạng.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện 271 di vật bằng vàng, đồng đá, đất nung mang nét đặc trưng cơ bản của nến văn hó Óc Eo, cụ thể như sau:
- 196 di vật bằng vàng gồm 111 di vật được tìm thấy trong các ngôi mộ, 85 di vật được tìm thấy trong phạm vi các di tích kiến trúc. Hầu hết những di vật đều là những mảnh vàng lá mỏng có kích thước không đều nhau, trong đó có một số mảnh được chạm hình voi, hình hoa sen.
- 6 di vật bằng đồng được tìm thấy trên bề mặt của khu vực kiến trúc, gồm 2 chiếc nhẫn (trong đó có 1 nhẫn hình đầu voi), 1 xập xòe, 1 ống đồng nhỏ và 2 mảnh đồng hình thang.
- 22 di vật bằng đá được tìm thấy ở hầu khắp trong khu vực mộ táng và kiến trúc, trong đó đáng chú ý là 2 pho tượng (1 pho tượng thần Vixnu còn nguyên và 1 pho tượng nam thần bị gãy đầu, chân và tay), 2 hạt chuỗi làm bằng đá quý, 5 mảnh vỡ của những chiếc cột hình trụ tròn dược làm bằng đá sa thạch màu tím sẫm và trên thân có chạm hoa văn hình lá, 2 phiến đá hình chữ nhật có chốt ở 2 đầu giống khung cửa trong các đền thờ hay đá xây trong lăng mộ, 2 khối đá hình vuông có lỗ xuyên trục dọc để cắm vật thờ hay tượng thờ, một mảnh minh văn có khắc chữ Phạn chỉ còn lại phần đầu của hàng chữ mà nội dung đề cập đến một nhân vật nào đó đã được tôn thờ ở trong vùng và đề cập đến cây lúa.
- 47 di vật bằng đất nung được tìm thấy trong lớp đất có lẫn nhiều mảnh gốm nằm trên bề mặt của khu vực kiến trúc và mộ táng, gồm 6 phù điêu có dập hình người, 18 dọi xe sợi, 10 chén nhỏ thô, 1 di vật hình bánh xe, 12 hiện vật hình trái mận và hình “oản”
- Ngoài ra ở di chỉ này còn có rất nhiều gạch dùng để xây dựng các công trình kiến trúc và các mộ táng.Đó chính là đặc trưng tiêu biểu của di chỉ khảo cổ Gò Thành
- Hiện nay, khu di tích Gò Thành đã được trùng tu, tôn tạo, có tường rào bao quanh, cổng chính được thiết kế theo những hoạ tiết, hoa văn thuộc nền văn hóa Óc-Eo rất độc đáo, có một nhà bao che một số đền tháp quan trọng, một nhà trưng bày hiện vật của di tích và một đình thần trong khuôn viên rộng lớn, khang trang.
Đến di tích Gò Thành ta được thấy các hố thờ bị chôn vùi dưới lòng đất hàng nghìn năm,trong nhà trưng bày hiện vật của khu di tích đáng lưu ý có 1 tượng thần Vishnu  còn nguyên dạng, 1 tượng nữ thần  và 1 tượng nam thần đều chỉ còn phần thân; 1 mảnh đá nhỏ có minh văn Phạn ngữ (chữ Phạn cổ) còn rất ít nét; có đủ cả mô hình sinh thực khí nữ, nam riêng biệt và sự kết hợp của cả hai -  biểu trưng cho nguồn gốc phát triển nhân loại; và 2 hạt đá quý màu tím xanh và trắng trong.
Cũng trong nhà trưng bày, ta còn thấy có nhiều mảnh bình, nhiều gốm thô, mịn có tô màu đỏ hoặc nâu, hoa văn trang trí, và vài lá đề bằng gốm…
 








 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành