TRƯỜNG TABERD
1. Tên di tích: Trường Taberd
2. Loại công trình: Nhà lưu niệm
3. Loại di tích: Lịch sử cách mạng
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 734/QĐ-BVHTT, ngày 11 tháng 6 năm 1992



8. Đề xuất kiến nghị: Không
1. Họ và tên hiệu trưởng: Trần Bá Hoà
Chuyên ngành đào tạo: Hoá học, năm tốt nghiệp Thạc sĩ: 2006
Điện thoại: 079-3612855 Di động: 0973.983.548
Địa chỉ email: ht.thptleloi@soctrang.edu.vn
2. Họ và tên Tổng phụ trách Đội (Bí thư Đoàn TN): ………………….
Chuyên ngành đào tạo: ………., năm tốt nghiệp đại học: …………….
Điện thoại: ……………… Di động: …………………..
Địa chỉ email: ………………………………………….
3. Địa chỉ trường: Trường THPT Lê Lợi, Đường Tôn Đức Thắng, Phường 6, Tp Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại cố định của trường: 079-3612855
Share on facebook 0 người thích - Thích

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 734/QĐ-BVHTT,...
TRƯỜNG TABERD

1. Tên di tích: Trường Taberd
2. Loại công trình: Nhà lưu niệm
3. Loại di tích: Lịch sử cách mạng
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 734/QĐ-BVHTT, ngày 11 tháng 6 năm 1992


5. Địa chỉ di tích: Đường Tôn Đức Thắng, Phường 6, Tp Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
6. Tóm lược thông tin về di tích
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đất nước ta vừa giành được tự do, độc lập, thì cách mạng lại đứng trước muôn vàn khó khăn. Đó là những vấn đề về giặc đói, giặc dốt, đặc biệt nghiêm trọng là giặc ngoại xâm.
Cách mạng nước ta đang đứng trong một tình thế như “ngàn cân treo sợi tóc”. Chính quyền cách mạng vừa phải lo ổn định đời sống cho nhân dân, vừa phải lo đối phó với trăm mưu ngàn kế của kẻ thù. Song song với những công tác khẩn trương lúc này, tại miền Nam, Xứ ủy Nam kỳ còn chủ trương thực hiện một công tác đặc biệt quan trọng nữa phải làm cấp bách là việc tổ chức đón rước những chiến sĩ cách mạng từ ngục tù đế quốc ở Côn Đảo trở về đất liền. Chủ trương này được sự thống nhất và hỗ trợ của Trung ương (Đồng chí Hoàng Quốc Việt là đại diện trực tiếp).
Ở Sài Gòn, đêm 25/8/1945, Xứ ủy Nam kỳ họp tại nhà đồng chí Phạm Ngọc Thạch để bàn bạc giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề đón rước các chiến sĩ Côn Đảo về. Theo dự kiến, đoàn sẽ cập bến Sài Gòn hoặc Mỹ Tho nhưng ngày 23/9/1945 thực dân Pháp trở lại gây hấn ở Sài Gòn, Xứ ủy đã kịp thời chỉ đạo cho đoàn cập bến Đại Ngãi, thuộc địa bàn Sóc Trăng và giao nhiệm vụ cho Tỉnh ủy Sóc Trăng đón tiếp đoàn. Mặt khác, cử đồng chí Nguyễn Văn Phòng, bà Maria Vân (tức Tư Vân), bà Giang (vợ ông Dương Kỳ Nam) lo chuẩn bị nơi ăn, chỗ ở, thuốc trị bệnh… các đồng chí Lưu Khánh Đức, Nguyễn Thảo Hiền lo công tác bảo vệ.
Về địa điểm nghỉ ngơi, sinh hoạt cho đoàn, Tỉnh ủy chọn trường Taberd - một trường tiểu học nội trú do tổ chức Công giáo của chính quyền thực dân Pháp xây dựng từ năm 1912. Trường có sân rộng rãi, mát mẻ, có hai dãy nhà lầu 2 tầng kiên cố, có nhà làm việc, nhà ăn, nhà bếp và nhà giải trí thể thao… đầy đủ tiện nghi cho mấy ngàn người đến nghỉ.
Vào 7 giờ tối ngày 23/9/1945, một đoàn khoảng 2.300 người (trong đó có 1.825 tù chính trị) về đến tỉnh lỵ Sóc Trăng (nay là thành phố Sóc Trăng) tại Cầu Nổi và được đưa ngay về trường Taberd. Tất cả các địa điểm trong thị xã, khi đoàn chiến sĩ Côn Đảo về đều diễn ra cảnh đón tiếp nồng nhiệt. Cờ, biểu ngữ rợp trời, mọi người đều vui mừng bận rộn, quang cảnh thật nhộn nhịp đằm thấm. Từ Cầu Nổi, đoàn chiến sĩ đã đi trong rừng đuốc, rừng cờ biểu ngữ và tiếng reo vui vang trời. Đồng chí Dương Kỳ Hiệp dẫn đầu đoàn cán bộ Tỉnh ủy Sóc Trăng ra tận nơi đón đoàn và đưa thẳng về trường Taberd. Các đồng chí được chăm sóc hết sức chu đáo. Đến 9 giờ đêm, công việc đón tiếp đã được ổn định.
Sáng hôm sau, ngày 24/9/1945, một cuộc mít tinh lớn chào mừng đoàn được tổ chức tại sân trường Taberd, cuộc mít tinh đã trở thành một cuộc biểu dương lực lượng ủng hộ chính phủ lâm thời do cụ Hồ Chí Minh đứng đầu, kiên quyết đánh Pháp để giữ vững đất nước độc lập. Từ đó đến ngày 30/9/1945 sân trường Taberd lúc nào cũng nhộn nhịp những người và người. Đại diện Tỉnh ủy Cần Thơ - đồng chí Lê Văn Sô đã đến gặp Tỉnh ủy Sóc Trăng và đi thăm anh em tù chính trị ở trường Taberd.
Ngày 30/9/1945, đoàn chiến sĩ Côn Đảo lên đường về Cần Thơ để nhận nhiệm vụ mới. Cùng ngày, một đoàn chiến sĩ Côn Đảo về sau, cập bến Cần Thơ, tại đây, cũng diễn ra cuộc đón tiếp như ở Sóc Trăng.
Trong số chính trị phạm do đồng bào Sóc Trăng đón tiếp năm 1945 đã có rất nhiều đồng chí trở thành cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta như: đồng chí Tôn Đức Thắng là Chủ tịch nước, hai đồng chí là Tổng Bí thư Đảng (đồng chí Lê Duẩn và Nguyễn Văn Linh), đồng chí Phạm Hùng là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), và hàng chục đồng chí là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và tướng lĩnh trong quân đội ta.
Trường Taberd Sóc Trăng là địa điểm lưu niệm sự kiện lịch sử quan trọng, lần đầu tiên đoàn chiến sĩ cách mạng trung kiên của Đảng từ ngục tù dã man nhất của thực dân Pháp ngoài Côn Đảo xa khơi trở về đất liền đã lưu lại đây trong sự chăm sóc đậm đà “tình dân, nghĩa Đảng” của Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng trong những ngày sau cách mạng tháng Tám thành công, từ 23/9/1945 đến 30/9/1945.
Với giá trị và ý nghĩa lịch sử gắn liền với di tích, trường Taberd Sóc Trăng là một địa chỉ văn hoá mang tính giáo dục cao đối với thế hệ trẻ về lòng biết ơn các thế hệ cha anh. Trường Taberd Sóc Trăng và mảnh đất Sóc Trăng không chỉ là mảnh đất kiên trung anh hùng mà còn sống son sắt thuỷ chung nghĩa tình với Đảng, với đồng chí và anh em.
7. Một số hoạt động nhà trường đã làm trong nội dung chăm sóc di tích lịch sử nói trên.
Từ khi triển khai thực hiện phong trào, nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo các bộ phận có liên quan trong việc thực hiện các nội dung, trong đó có nội dung tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng của địa phương. Nhà trường đã đăng ký chăm sóc khu lưu niệm đoàn chính trị phạm từ Côn Đảo về Sóc Trăng ngày 23/9/1945 có tên gọi là trường Taberd Sóc Trăng đạt được một số kết quả như sau:
- Nghe giới thiệu về ý nghĩa lịch sử của khu di tích.
- Sinh hoạt truyền thống về ý nghĩa khu di tích như: hái hoa dân chủ, trả lời câu hỏi vừa nghe thuyết minh,…
- Sinh hoạt tập thể, trò chơi dân gian.
- Tham gia vệ sinh, chăm sóc hoa kiểng, bảo tồn khu di tích.
- Hoạt động được thực hiện thường xuyên nhằm khai thác tốt những giá trị lịch sử của khu di tích cấp quốc gia, tác động sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân trong cộng đồng; có ý thức gìn giữ và tham gia bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của khu di tích. Phát triển thành điểm đến có giá trị lịch sử đối với khách tham quan trong và ngoài tỉnh.
- Qua hoạt động tìm hiểu và chăm sóc khu di tích nhằm giáo dục học sinh về truyền thống đấu tranh của dân tộc, qua đó giúp các em có ý thức tốt hơn trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống quí báu đó.
- Trong suốt quá trình thực hiện đảm bảo thời gian, trật tự, nghiêm túc và mỗi ĐVTN học sinh, giáo viên đã tham gia ít nhất 2 lượt/năm học.
- Thời gian thực hiện: từ tháng 03/2009 đến nay (03/2012).
6. Tóm lược thông tin về di tích
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đất nước ta vừa giành được tự do, độc lập, thì cách mạng lại đứng trước muôn vàn khó khăn. Đó là những vấn đề về giặc đói, giặc dốt, đặc biệt nghiêm trọng là giặc ngoại xâm.
Cách mạng nước ta đang đứng trong một tình thế như “ngàn cân treo sợi tóc”. Chính quyền cách mạng vừa phải lo ổn định đời sống cho nhân dân, vừa phải lo đối phó với trăm mưu ngàn kế của kẻ thù. Song song với những công tác khẩn trương lúc này, tại miền Nam, Xứ ủy Nam kỳ còn chủ trương thực hiện một công tác đặc biệt quan trọng nữa phải làm cấp bách là việc tổ chức đón rước những chiến sĩ cách mạng từ ngục tù đế quốc ở Côn Đảo trở về đất liền. Chủ trương này được sự thống nhất và hỗ trợ của Trung ương (Đồng chí Hoàng Quốc Việt là đại diện trực tiếp).
Ở Sài Gòn, đêm 25/8/1945, Xứ ủy Nam kỳ họp tại nhà đồng chí Phạm Ngọc Thạch để bàn bạc giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề đón rước các chiến sĩ Côn Đảo về. Theo dự kiến, đoàn sẽ cập bến Sài Gòn hoặc Mỹ Tho nhưng ngày 23/9/1945 thực dân Pháp trở lại gây hấn ở Sài Gòn, Xứ ủy đã kịp thời chỉ đạo cho đoàn cập bến Đại Ngãi, thuộc địa bàn Sóc Trăng và giao nhiệm vụ cho Tỉnh ủy Sóc Trăng đón tiếp đoàn. Mặt khác, cử đồng chí Nguyễn Văn Phòng, bà Maria Vân (tức Tư Vân), bà Giang (vợ ông Dương Kỳ Nam) lo chuẩn bị nơi ăn, chỗ ở, thuốc trị bệnh… các đồng chí Lưu Khánh Đức, Nguyễn Thảo Hiền lo công tác bảo vệ.
Về địa điểm nghỉ ngơi, sinh hoạt cho đoàn, Tỉnh ủy chọn trường Taberd - một trường tiểu học nội trú do tổ chức Công giáo của chính quyền thực dân Pháp xây dựng từ năm 1912. Trường có sân rộng rãi, mát mẻ, có hai dãy nhà lầu 2 tầng kiên cố, có nhà làm việc, nhà ăn, nhà bếp và nhà giải trí thể thao… đầy đủ tiện nghi cho mấy ngàn người đến nghỉ.
Vào 7 giờ tối ngày 23/9/1945, một đoàn khoảng 2.300 người (trong đó có 1.825 tù chính trị) về đến tỉnh lỵ Sóc Trăng (nay là thành phố Sóc Trăng) tại Cầu Nổi và được đưa ngay về trường Taberd. Tất cả các địa điểm trong thị xã, khi đoàn chiến sĩ Côn Đảo về đều diễn ra cảnh đón tiếp nồng nhiệt. Cờ, biểu ngữ rợp trời, mọi người đều vui mừng bận rộn, quang cảnh thật nhộn nhịp đằm thấm. Từ Cầu Nổi, đoàn chiến sĩ đã đi trong rừng đuốc, rừng cờ biểu ngữ và tiếng reo vui vang trời. Đồng chí Dương Kỳ Hiệp dẫn đầu đoàn cán bộ Tỉnh ủy Sóc Trăng ra tận nơi đón đoàn và đưa thẳng về trường Taberd. Các đồng chí được chăm sóc hết sức chu đáo. Đến 9 giờ đêm, công việc đón tiếp đã được ổn định.
Sáng hôm sau, ngày 24/9/1945, một cuộc mít tinh lớn chào mừng đoàn được tổ chức tại sân trường Taberd, cuộc mít tinh đã trở thành một cuộc biểu dương lực lượng ủng hộ chính phủ lâm thời do cụ Hồ Chí Minh đứng đầu, kiên quyết đánh Pháp để giữ vững đất nước độc lập. Từ đó đến ngày 30/9/1945 sân trường Taberd lúc nào cũng nhộn nhịp những người và người. Đại diện Tỉnh ủy Cần Thơ - đồng chí Lê Văn Sô đã đến gặp Tỉnh ủy Sóc Trăng và đi thăm anh em tù chính trị ở trường Taberd.
Ngày 30/9/1945, đoàn chiến sĩ Côn Đảo lên đường về Cần Thơ để nhận nhiệm vụ mới. Cùng ngày, một đoàn chiến sĩ Côn Đảo về sau, cập bến Cần Thơ, tại đây, cũng diễn ra cuộc đón tiếp như ở Sóc Trăng.
Trong số chính trị phạm do đồng bào Sóc Trăng đón tiếp năm 1945 đã có rất nhiều đồng chí trở thành cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta như: đồng chí Tôn Đức Thắng là Chủ tịch nước, hai đồng chí là Tổng Bí thư Đảng (đồng chí Lê Duẩn và Nguyễn Văn Linh), đồng chí Phạm Hùng là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), và hàng chục đồng chí là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và tướng lĩnh trong quân đội ta.
Trường Taberd Sóc Trăng là địa điểm lưu niệm sự kiện lịch sử quan trọng, lần đầu tiên đoàn chiến sĩ cách mạng trung kiên của Đảng từ ngục tù dã man nhất của thực dân Pháp ngoài Côn Đảo xa khơi trở về đất liền đã lưu lại đây trong sự chăm sóc đậm đà “tình dân, nghĩa Đảng” của Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng trong những ngày sau cách mạng tháng Tám thành công, từ 23/9/1945 đến 30/9/1945.
Với giá trị và ý nghĩa lịch sử gắn liền với di tích, trường Taberd Sóc Trăng là một địa chỉ văn hoá mang tính giáo dục cao đối với thế hệ trẻ về lòng biết ơn các thế hệ cha anh. Trường Taberd Sóc Trăng và mảnh đất Sóc Trăng không chỉ là mảnh đất kiên trung anh hùng mà còn sống son sắt thuỷ chung nghĩa tình với Đảng, với đồng chí và anh em.
7. Một số hoạt động nhà trường đã làm trong nội dung chăm sóc di tích lịch sử nói trên.
Từ khi triển khai thực hiện phong trào, nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo các bộ phận có liên quan trong việc thực hiện các nội dung, trong đó có nội dung tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng của địa phương. Nhà trường đã đăng ký chăm sóc khu lưu niệm đoàn chính trị phạm từ Côn Đảo về Sóc Trăng ngày 23/9/1945 có tên gọi là trường Taberd Sóc Trăng đạt được một số kết quả như sau:
- Nghe giới thiệu về ý nghĩa lịch sử của khu di tích.
- Sinh hoạt truyền thống về ý nghĩa khu di tích như: hái hoa dân chủ, trả lời câu hỏi vừa nghe thuyết minh,…
- Sinh hoạt tập thể, trò chơi dân gian.
- Tham gia vệ sinh, chăm sóc hoa kiểng, bảo tồn khu di tích.
- Hoạt động được thực hiện thường xuyên nhằm khai thác tốt những giá trị lịch sử của khu di tích cấp quốc gia, tác động sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân trong cộng đồng; có ý thức gìn giữ và tham gia bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của khu di tích. Phát triển thành điểm đến có giá trị lịch sử đối với khách tham quan trong và ngoài tỉnh.
- Qua hoạt động tìm hiểu và chăm sóc khu di tích nhằm giáo dục học sinh về truyền thống đấu tranh của dân tộc, qua đó giúp các em có ý thức tốt hơn trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống quí báu đó.
- Trong suốt quá trình thực hiện đảm bảo thời gian, trật tự, nghiêm túc và mỗi ĐVTN học sinh, giáo viên đã tham gia ít nhất 2 lượt/năm học.
- Thời gian thực hiện: từ tháng 03/2009 đến nay (03/2012).
Ảnh di tích và HS chăm sóc di tích



8. Đề xuất kiến nghị: Không
1. Họ và tên hiệu trưởng: Trần Bá Hoà
Chuyên ngành đào tạo: Hoá học, năm tốt nghiệp Thạc sĩ: 2006
Điện thoại: 079-3612855 Di động: 0973.983.548
Địa chỉ email: ht.thptleloi@soctrang.edu.vn
2. Họ và tên Tổng phụ trách Đội (Bí thư Đoàn TN): ………………….
Chuyên ngành đào tạo: ………., năm tốt nghiệp đại học: …………….
Điện thoại: ……………… Di động: …………………..
Địa chỉ email: ………………………………………….
3. Địa chỉ trường: Trường THPT Lê Lợi, Đường Tôn Đức Thắng, Phường 6, Tp Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại cố định của trường: 079-3612855
0 Bình luận