ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG CHI KHU NGÃ NĂM

ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG CHI KHU NGÃ NĂM


Nơi đây, trước kia là Chi khu Ngã Năm
1. Tên di tích: Địa điểm chiến thắng chi khu ngã năm
2. Loại công trình: Đình chùa
3. Loại di tích:– di tích Lịch sử cách mạng
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số Số 73/QĐ.BVHTT, ngày 23/8/2004 của Bộ VHTT
5. Địa chỉ di tích: Thị Trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
6. Tóm lược thông tin về di tích
Nhân dân thường gọi di tích này là chiến thắng Ngã Năm, tên gọi đầy đủ là chiến thắng lịch sử Ngã Năm. Di tích chiến thắng lịch sử Ngã Năm tọa lạc tại Ấp 1, thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Thời Mỹ ngụy, đây là Chi khu Ngã Năm thuộc tiểu khu Ba Xuyên, vùng IV chiến thuật. Chi khu Ngã Năm nằm trên một vùng đất thuộc đầu doi ở một ngã năm sông có năm nhánh, có diện tích hơn hai hecta, tại thửa số 216 (hiện nay thuộc thị trấn Ngã Năm), cách trụ sở UBND thị trấn 300 mét về phía Tây Bắc, cách huyện Thạnh Trị 23 km. Phía Đông Chi khu giáp xã Tân Long, Tây và Nam giáp xã Vĩnh Quới và Vĩnh Biên (xã Vĩnh Quới cũ); Bắc giáp xã Long Tân (Trà Cú lớn) đường về Phụng Hiệp - Cần Thơ.
Ngã Năm là vùng sông nước, nơi đây là giao điểm của năm nhánh sông tỏa ra năm ngả: Cà Mau, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Phú Lộc, Rạch Giá. Ngã Năm đã hình thành một chợ nổi trên sông từ lâu. Do có vi trí chiến lược, nên khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, Mỹ - Ngụy đã thiết lập một chi khu quân sự - Chi khu Ngã Năm. Tại đây, địch tập trung nhiều bọn ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân. Chúng đã từng chỉ huy bọn lính dân vệ, bảo an kéo vào các vùng chung quanh thị trấn, thọc sâu vào nông thôn càn bố, vây ráp, bắt bớ, bắn giết, tù đày… gây đau thương tang tóc cho biết bao thường dân vô tội. Quanh chi khu, địch còn xây dựng 4 ấp chiến lược, tổ chức hàng trăm thanh niên chiến đấu để kềm kẹp nhân dân.
Không khuất phục trước sự khủng bố tàn bạo của quân thù, quân và dân Ngã Năm nói riêng, huyện Thạnh Trị nói chung đã vùng lên phá thế kềm, diệt ác ôn tự giải phóng cho mình ngay trong thời cách mạng còn hoạt động bí mật.
Đó là sự kiện nhân dân Ngã Năm đã phối hợp cùng lực lượng cách mạng diệt tên Mười Hưng giữa chợ Ngã Năm vào cuối năm 1958, đưa khí thế cách mạng của quần chúng tiến lên, hạ uy thế giặc, tạo đà đấu tranh cho phong trào cách mạng Ngã Năm và Thạnh Trị, góp phần làm nên cuộc Đồng Khởi giành chính quyền làm chủ nông thôn vào năm 1960 của tỉnh Sóc Trăng.
Tháng 5/1962, Tiểu đoàn 96 chủ lực Khu được tăng cường cùng với Đại đội 71 của tỉnh Sóc Trăng là lực lượng chính tiến công chi khu Ngã Năm. Chỉ sau 2 giờ tiến công, chi khu Ngã Năm đã bị ta tiêu diệt hoàn toàn. Ta diệt 150 tên, bắt sống 76 tên, làm chủ chi khu và khu vực chợ Ngã Năm gần hết ngày hôm sau. Thừa thắng quần chúng chợ Ngã Năm được lực lượng vũ trang hỗ trợ vùng lên phá các ấp chiến lược quanh chi khu, giải tán và tước vũ khí trên 100 thanh niên chiến đấu.
Trận đánh tiêu diệt Chi khu Ngã Năm vào năm 1962 làm nức lòng nhân dân trong và ngoài tỉnh, tạo đà cho phong trào phá ấp chiến lược phát triển mạnh.
Chiến thắng chi khu Ngã Năm mang một ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, bằng chiến thuật bao vây đánh lấn của du kích và bộ đội địa phương cấp huyện (có kết hợp một bộ phận nhỏ của tỉnh) đã dứt điểm hoàn toàn một chi khu quân sự thuộc vào loại phòng thủ kiên cố nhất nhì tại vùng đồng bằng. Chiến thắng chi khu Ngã Năm là kết quả của sự chỉ đạo quyết tâm, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố như xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, kiên trì bám trụ bám dân, xây dựng cơ sở vững chắc, mưu trí sáng tạo, dũng cảm liên tục tấn công…
Chiến thắng Ngã Năm là một thắng lợi hết sức tuyệt vời, nó đã làm sa sút tinh thần và uy thế của địch, làm tăng nhuệ khí quân ta. Chiến thắng Ngã Năm đã đi vào lòng người, được ghi nhận đậm nét vào trang sử đấu tranh hào hùng của quê hương Sóc Trăng và trở thành truyền thống tốt đẹp để giáo dục các thế hệ mai sau.
Ngày 23/8/2004, Bộ Văn hóa - Thông tin đã có Quyết định số: 73/2004/QĐ.BVHTT công nhận Di tích địa điểm chiến thắng Chi khu Ngã Năm là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
Share on facebook 0 người thích - Thích
2. Loại công trình: Đình chùa
3. Loại di tích:– di tích Lịch sử cách mạng
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số Số 73/QĐ.BVHTT, ngày 23/8/2004 của Bộ VHTT
5. Địa chỉ di tích: Thị Trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
6. Tóm lược thông tin về di tích
Nhân dân thường gọi di tích này là chiến thắng Ngã Năm, tên gọi đầy đủ là chiến thắng lịch sử Ngã Năm. Di tích chiến thắng lịch sử Ngã Năm tọa lạc tại Ấp 1, thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Thời Mỹ ngụy, đây là Chi khu Ngã Năm thuộc tiểu khu Ba Xuyên, vùng IV chiến thuật. Chi khu Ngã Năm nằm trên một vùng đất thuộc đầu doi ở một ngã năm sông có năm nhánh, có diện tích hơn hai hecta, tại thửa số 216 (hiện nay thuộc thị trấn Ngã Năm), cách trụ sở UBND thị trấn 300 mét về phía Tây Bắc, cách huyện Thạnh Trị 23 km. Phía Đông Chi khu giáp xã Tân Long, Tây và Nam giáp xã Vĩnh Quới và Vĩnh Biên (xã Vĩnh Quới cũ); Bắc giáp xã Long Tân (Trà Cú lớn) đường về Phụng Hiệp - Cần Thơ.
Ngã Năm là vùng sông nước, nơi đây là giao điểm của năm nhánh sông tỏa ra năm ngả: Cà Mau, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Phú Lộc, Rạch Giá. Ngã Năm đã hình thành một chợ nổi trên sông từ lâu. Do có vi trí chiến lược, nên khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, Mỹ - Ngụy đã thiết lập một chi khu quân sự - Chi khu Ngã Năm. Tại đây, địch tập trung nhiều bọn ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân. Chúng đã từng chỉ huy bọn lính dân vệ, bảo an kéo vào các vùng chung quanh thị trấn, thọc sâu vào nông thôn càn bố, vây ráp, bắt bớ, bắn giết, tù đày… gây đau thương tang tóc cho biết bao thường dân vô tội. Quanh chi khu, địch còn xây dựng 4 ấp chiến lược, tổ chức hàng trăm thanh niên chiến đấu để kềm kẹp nhân dân.
Không khuất phục trước sự khủng bố tàn bạo của quân thù, quân và dân Ngã Năm nói riêng, huyện Thạnh Trị nói chung đã vùng lên phá thế kềm, diệt ác ôn tự giải phóng cho mình ngay trong thời cách mạng còn hoạt động bí mật.
Đó là sự kiện nhân dân Ngã Năm đã phối hợp cùng lực lượng cách mạng diệt tên Mười Hưng giữa chợ Ngã Năm vào cuối năm 1958, đưa khí thế cách mạng của quần chúng tiến lên, hạ uy thế giặc, tạo đà đấu tranh cho phong trào cách mạng Ngã Năm và Thạnh Trị, góp phần làm nên cuộc Đồng Khởi giành chính quyền làm chủ nông thôn vào năm 1960 của tỉnh Sóc Trăng.
Tháng 5/1962, Tiểu đoàn 96 chủ lực Khu được tăng cường cùng với Đại đội 71 của tỉnh Sóc Trăng là lực lượng chính tiến công chi khu Ngã Năm. Chỉ sau 2 giờ tiến công, chi khu Ngã Năm đã bị ta tiêu diệt hoàn toàn. Ta diệt 150 tên, bắt sống 76 tên, làm chủ chi khu và khu vực chợ Ngã Năm gần hết ngày hôm sau. Thừa thắng quần chúng chợ Ngã Năm được lực lượng vũ trang hỗ trợ vùng lên phá các ấp chiến lược quanh chi khu, giải tán và tước vũ khí trên 100 thanh niên chiến đấu.
Trận đánh tiêu diệt Chi khu Ngã Năm vào năm 1962 làm nức lòng nhân dân trong và ngoài tỉnh, tạo đà cho phong trào phá ấp chiến lược phát triển mạnh.
Chiến thắng chi khu Ngã Năm mang một ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, bằng chiến thuật bao vây đánh lấn của du kích và bộ đội địa phương cấp huyện (có kết hợp một bộ phận nhỏ của tỉnh) đã dứt điểm hoàn toàn một chi khu quân sự thuộc vào loại phòng thủ kiên cố nhất nhì tại vùng đồng bằng. Chiến thắng chi khu Ngã Năm là kết quả của sự chỉ đạo quyết tâm, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố như xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, kiên trì bám trụ bám dân, xây dựng cơ sở vững chắc, mưu trí sáng tạo, dũng cảm liên tục tấn công…
Chiến thắng Ngã Năm là một thắng lợi hết sức tuyệt vời, nó đã làm sa sút tinh thần và uy thế của địch, làm tăng nhuệ khí quân ta. Chiến thắng Ngã Năm đã đi vào lòng người, được ghi nhận đậm nét vào trang sử đấu tranh hào hùng của quê hương Sóc Trăng và trở thành truyền thống tốt đẹp để giáo dục các thế hệ mai sau.
Ngày 23/8/2004, Bộ Văn hóa - Thông tin đã có Quyết định số: 73/2004/QĐ.BVHTT công nhận Di tích địa điểm chiến thắng Chi khu Ngã Năm là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
0 Bình luận