Số người đang online : 27 TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT
post image
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT

Số 52/2001/QĐ-BVHTT ngày 28/12/2001.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT
 

Tên di tích
: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
Loại công trình: Trường học
Loại di tích: Di tích kiến trúc
Quyết định: Số 52/2001/QĐ-BVHTT ngày 28/12/2001.
Địa chỉ: 29 Yersin, phường 10, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm  Đồng.
Thông tin về di tích:
Trường được xây dựng từ năm 1927, hoàn thành năm 1935 với tên là trường Lysée Yersin, sau đó đổi tên thành Grand Lycée (từ lớp 6 đến lớp 12) thực hiện theo chương trình giáo dục của Pháp.
Từ năm 1970 đến 1975 đổi tên thành Trung Tâm Giáo dục Hùng Vương, giáo dục học sinh  bậc Tiểu học đồng thời mở cơ sở Sư phạm đào tạo giáo viên Tiểu học cho các trường Tiểu học trong tỉnh Tuyên Đức và Lâm đồng (cũ).
Ngày 03/09/1976, Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành quyết định 1784/QĐ đổi thành trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt đào tạo giáo viên cấp 2 cho tỉnh Lâm đồng và một số tỉnh khác như Đồng Tháp, Sông Bé …
Năm 1992 UBND Tỉnh Lâm đồng ban hành quyết định 518/QĐ-UB của UBND Tỉnh Lâm đồng sát nhập trường Sư phạm Mầm non, Trung học Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm thành trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt kiêm nhiệm chức năng bồi dưỡng cán bộ quản lí trường học cho bậc mầm non, tiểu học và THCS.
Đây là công trình kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Trường được người Pháp thành lập năm 1927, do kiến trúc sư Moncet thiết kế và chỉ đạo xây dựng, dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có. Năm 1932 trường Petit Lycée Dalat được đổi tên thành Grand Lycée de Dalat và đến năm 1935 trường có tên là Lycée Yersin.
Kiến trúc sư Moncet đã đưa những đường nét kiến trúc quê hương Thụy Sỹ của Alexandre Yersin vào công trình để thể hiện lòng tri ân đối với một nhà khoa học đã sống một cuộc đời bình dị để cống hiến nhiều công trình khoa học có giá trị cho nhân loại nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng.
Đứng tại trung tâm thành phố Đà Lạt có thể nhìn thấy tháp chuông cao 54m của trường. Gọi là tháp chuông nhưng không treo chuông, đó chỉ là biểu tượng của một công trình văn hóa thể hiện sự vươn lên tầm cao tri thức của nhân loại và là nét kiến trúc đặc trưng của vùng Morger quê hương của Alexandre Yersin.
Dãy lớp học được xây hình vòng cung với chiều dài phía trước hơn 77m và phía sau gần 90m gồm 3 tầng lầu với 24 lớp học, gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, mái được lợp bằng ngói làm từ nước Pháp. Hầu hết nguyên liệu để xây trường Lycée Yersin được chuyên chở từ Pháp và các nước Châu Âu sang.
Trước đây, trường Lycée Yersin chuyên dạy chương trình Pháp. Các quan chức cai trị ở các địa phương khác gửi con em đến Đà Lạt để theo học trường này, trong đó có cả con em của các gia đình quyền quý, có địa vị ở các nước láng giềng như Lào, Cao Miên…
Kiến trúc của trường Lycée Yersin không những có giá trị lịch sử đối với ngành kiến trúc Việt Nam mà còn là công trình kiến trúc tiêu biểu của nhân loại trong thế kỷ XX duy nhất ở Đà Lạt.     
 
 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành