Số người đang online : 25 THÁC LIÊN KHƯƠNG - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

THÁC LIÊN KHƯƠNG
post image
THÁC LIÊN KHƯƠNG

Số 06/2000/QĐ-BVHTT ngày 14/3/2000

THÁC LIÊN KHƯƠNG
 
 

Tên di tích: Thác Liên Khương
Loại di tích: Thắng cảnh quốc gia
Quyết định: Số 06/2000/QĐ-BVHTT ngày 14/3/2000
Địa điểm: Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh  Lâm Đồng. Cách Đà Lạt 28 km, thác Liên Khương ở cạnh đường 20, gần ngã ba Liên Khương (giao điểm giữa đường 20 và đường 21 đi Lâm Hà, Buôn Ma Thuột).
Thông tin về di tích: Thác Liên Khương có tên cũ là Liên Khàng (Liêng: thác; Khàng: ong vò vẽ hay kiến vàng). Thác Liên Khương rộng khoảng 200m, cao 50m. Đây là một ngọn tháp hùng vĩ ở Lâm Đồng, gắn liền với những truyền thuyết huyền bí của miền đất Tây Nguyên. Cùng với 2 thác Gougah và thác Pongour, thác Liên Khương là một trong 3 thác nước đẹp trên sông Đa Nhim. Hiện có nhiều truyền thuyết về sự hình thành thác Liên Khương.
Tương truyền nơi đây vốn là khu rừng nguyên sinh có con suối thơ mộng chảy qua. Trên cây có lắm quả ngọt dành cho người và khỉ. Dưới suối có nhiều cá đến nổi dân làng ăn không hết. Vì lý do đó mà lũ kiến vàng từ vùng núi xa xăm nào đó kéo về ngụ cư. Bởi cuộc sống sung túc nên kiến vàng ngày càng đông. Chúng làm tổ và chiếm vị trí độc tôn khiến người dân bản địa lại thiếu cái ăn. Dân làng phải bắt buộc cầu cứu thần lửa. Nhưng thần lửa càng đốt nhiều thì lũ kiến càng sinh sôi. Thần lửa kiệt sức đành chịu thua. Lũ làng lại dâng lễ vật, đâm trâu cúng Yàng và cầu xin Yàng đánh giặc Kiến Vàng. Cảm động trước lòng thành của dân làng, Yàng đã gọi thần mưa, thần Sấm Sét làm cho lụt to. Nước từ Đa Nhim như nước mắt đổ về cuốn trôi giặc Kiến Vàng. Từ đó dân chúng sống ấm no hạnh phúc. Thác Liên Khương là nơi búa sét cuối cùng đánh tan kiến chúa chạy qua đấy, tạo thành dòng thác sâu và đẹp.
Thác Liên Khương rất đẹp, âm thanh lại thanh thoát, nhẹ nhàng như ru ngủ cho nên người K&;Ho gọi thác này là “đàn trời Liên Khàng”.
Chuyện xưa kể rằng:
Ngày ấy thuộc các tộc người K&;Ho, Mạ, Chil, Lạch cùng chung sống hòa bình, no ấm trên hai cao nguyên Lang Bian và Djring. Bỗng một ngày kia, đất trời rung chuyển, nổi cơn thịnh nộ làm cho các con sông, dòng suối cạn kiệt, muông thú thì không có nơi trú chân, những cánh rừng thì khô cạn, các tộc người lâm vào cảnh đói khát cùng cực.
Tại một làng nọ bỗng xuất hiện một chú bé mồ côi sông lang thang đi xin ăn qua ngày tên là Khàng. Một ngày kia, chú bé dừng chân bên một dòng suối cạn và gối đầu lên một tảng đá để ngủ. Trong giấc ngủ chú nằm mơ thấy thần NDU – vị thần tối cao của các tộc người trên Tây nguyên hiện ra và gọi chú bé Khàng đến bảo: “Các buôn làng K&;Ho, Lạch, Chil, Mạ đang lầm và cảnh đói kém sao con chẳng ra tay giúp họ? Con hãy trở về trần gian đi”. Thần còn dặn dò: “Ta cho con vật này và sẽ thổi gió vào con để biến con trở thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú”. Nói xong thần NDU trao cho cây đàn làm từ một hòn đá quý và những sợi tơ trời. Nhận xong nhiệm vụ cao cả, chàng Khàng trở lại trần gian ngay.
Khi tỉnh giấc, chú bé Khàng bây giờ đã trở thành chàng trai tài ba, dũng mãnh, nước da ngăm đen, tiếng nói như sấm rền được dân làng quý mến. Tiếng đàn của chàng khảy đến đâu, niềm an vui, hạnh phúc đến đó. Sau đó chàng trở về trời theo lời dặn của thần NDU. Để tưởng nhớ đến chàng, dân làng đã đặt tên cho thác nước là Liên Khàng. Vì thế mà âm thành của thác giống như tiếng đàn.
 
 





 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành