THÁC GOUGAH
Tên di tích: Thác Gougah
Loại công trình: Thác nước
Loại di tích: Thắng cảnh quốc gia
Quyết định: Số 06/2000/QĐ-BVHTT ngày 14/3/2000
Địa điểm: Xóm Chung, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, trên đường 20 từ Đà Lạt đi thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm Đà Lạt 37km.
Thông tin về di tích: Thác Gougah được tạo thành bởi dòng Đa Nhim chảy qua thị trấn Liên Nghĩa, đến địa phận xã Phú Hội gặp đứt gãy và đổ xuống độ sâu khoảng 30m.
Gougah trong tiếng K&Ho có nghĩa là “bờ sông giống cái củi lồng”. Thác Gougah, hay còn gọi Ổ Gà là một thác đẹp hùng vĩ, với khối lượng nước đổ xuống từ độ cao khoảng 17m phản chiếu ánh mặt trời tạo thành nhiều sắc màu rực rỡ. Thác Gougah thật đẹp và cuốn hút nhưng còn hoang sơ quá. Đến nơi đây, cảnh núi đồi hoang vắng dễ làm khách liên tưởng đến những “plei”, làng Chăm nhiều huyền thoại của một thuở xa xưa...
Về tên gọi của thác có nhiều giả thiết.
Một giả thiết xuất phát từ câu chuyện liên quan đến bà hoàng hậu Nafulut là người Việt lấy vua Chàm (có người cho đó là công chúa Huyền Trân). Khi vua thất trận chạy vào phía nam, hoàng hậu cũng lần theo hướng vua đi mà chạy. Dọc đường, bà bị ốm nặng và may mắn gặp được một nhóm cư dân bản địa. Họ đưa bà đến lên dòng thác để nghỉ ngơi và dưỡng bệnh. Có một lần, nhìn xuống vực sâu hiểm trở, bà hỏi những người dân địa phương nơi đây gọi là gì. Họ đáp: Đó gọi là Gougah. Từ đó người đời sau mới gọi dòng thác ở đây là thác Gougah. Về sau hoàng hậu mất, nhà vua cho chôn cất ở nơi hoang dã ấy và cho chôn theo một kho tàng vàng, ngọc để hoàng hậu dùng.
Dòng thác này còn có một cái tên khác là thác Ổ Gà. Từ thời trước năm 1975, khi du khách đến thăm nơi này, nhìn thấy dòng chảy phân đôi: một dòng màu vàng đỏ, một dòng tung bọt trắng bàng bạc, trông giống quả trứng bổ đôi trong 3 bề vách đá màu xám nên mới gọi là thác Ổ Gà và lâu ngày thành tên gọi của thác.
Về cảnh đẹp của thác Gougah, nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết:
Share on facebook 0 người thích - Thích

Số 06/2000/QĐ-BVHTT ngày 14/3/2000
THÁC GOUGAH

Tên di tích: Thác Gougah
Loại công trình: Thác nước
Loại di tích: Thắng cảnh quốc gia
Quyết định: Số 06/2000/QĐ-BVHTT ngày 14/3/2000
Địa điểm: Xóm Chung, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, trên đường 20 từ Đà Lạt đi thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm Đà Lạt 37km.
Thông tin về di tích: Thác Gougah được tạo thành bởi dòng Đa Nhim chảy qua thị trấn Liên Nghĩa, đến địa phận xã Phú Hội gặp đứt gãy và đổ xuống độ sâu khoảng 30m.
Gougah trong tiếng K&Ho có nghĩa là “bờ sông giống cái củi lồng”. Thác Gougah, hay còn gọi Ổ Gà là một thác đẹp hùng vĩ, với khối lượng nước đổ xuống từ độ cao khoảng 17m phản chiếu ánh mặt trời tạo thành nhiều sắc màu rực rỡ. Thác Gougah thật đẹp và cuốn hút nhưng còn hoang sơ quá. Đến nơi đây, cảnh núi đồi hoang vắng dễ làm khách liên tưởng đến những “plei”, làng Chăm nhiều huyền thoại của một thuở xa xưa...
Về tên gọi của thác có nhiều giả thiết.
Một giả thiết xuất phát từ câu chuyện liên quan đến bà hoàng hậu Nafulut là người Việt lấy vua Chàm (có người cho đó là công chúa Huyền Trân). Khi vua thất trận chạy vào phía nam, hoàng hậu cũng lần theo hướng vua đi mà chạy. Dọc đường, bà bị ốm nặng và may mắn gặp được một nhóm cư dân bản địa. Họ đưa bà đến lên dòng thác để nghỉ ngơi và dưỡng bệnh. Có một lần, nhìn xuống vực sâu hiểm trở, bà hỏi những người dân địa phương nơi đây gọi là gì. Họ đáp: Đó gọi là Gougah. Từ đó người đời sau mới gọi dòng thác ở đây là thác Gougah. Về sau hoàng hậu mất, nhà vua cho chôn cất ở nơi hoang dã ấy và cho chôn theo một kho tàng vàng, ngọc để hoàng hậu dùng.
Dòng thác này còn có một cái tên khác là thác Ổ Gà. Từ thời trước năm 1975, khi du khách đến thăm nơi này, nhìn thấy dòng chảy phân đôi: một dòng màu vàng đỏ, một dòng tung bọt trắng bàng bạc, trông giống quả trứng bổ đôi trong 3 bề vách đá màu xám nên mới gọi là thác Ổ Gà và lâu ngày thành tên gọi của thác.
Về cảnh đẹp của thác Gougah, nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết:
Đổ ào ào, đổ Gu Ga
Sông Đa Nhim tới đây òa thành bông
Thành tơ trắng xóa một vùng
Bạc vàng tuôn xuống vô cùng thời gian
Sông Đa Nhim tới đây òa thành bông
Thành tơ trắng xóa một vùng
Bạc vàng tuôn xuống vô cùng thời gian
Điều đáng tiếc là hiện nay thác này không còn nữa. Theo các nhà quản lí nguyên nhân là do ngăn đập làm thuỷ điện nên nước hồ Đại Ninh dâng lên làm mất thác

0 Bình luận