Số người đang online : 42 Đình làng Quan Đình - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Đình làng Quan Đình
post image
Đình làng Quan Đình

Từ lâu, trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, mỗi...

 
"Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu"

Không giống như nhiều ngôi đình trên khăp đất nước ta, Đình làng thường ở ngay đầu làng hoặc nhìn ra đường cái giống như một người chủ hiếu khách ngóng trông bè bạn đến thăm. Ở đây đình làng Quang Đình nằm trên một mảnh đất rộng rãi, thoáng đãng nằm ở giữa làng và được bao bọc bởi những cây xà cừ lực lưỡng um tùm. Ngôi đình này nhìn giống như một người nông dân giản dị và khiêm tốn, ngôi đình không muốn khoe cái đồ sộ, nguy nga của mình mà vẫn hòa lẫn trong cái dân giã của một làng quê Việt Nam đầy chất thơ mộng.

Làng Quan Đình nay thuộc xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, thời Nguyễn là xã Văn Môn, tổng Mẫn xá, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đình làng là một công trình tín ngưỡng văn hóa của dân tộc, nơi thờ thành hoàng làng là 4 vị thần: Tam Giang khước địch Đại Vương (tức Trương Hống), Tam Giang uy địch Đại Vương (Trương Hát) , Cao Sơn Đại Vương, Thổ thần.

Đình làng ngoảnh hướng Tây Nam nhìn ra dòng sông thiếp xưa, một con sông cổ chảy trên một vùng đất cổ, một thời rợp bóng tinh kỳ, thuyền bè ngược xuôi tấp lập về kinh thành Cổ Loa. Ngôi đình cổ đứng bên dòng sông cổ đã gợi cho ta những huyền thoại ngời sáng về sự vất vả khó nhọc và đức hy sinh cả của tổ tiên, của dân tộc trong thời kỳ dựng nước và giữ nước .

Hình dáng ngôi đình gợi cho người tham quan sự hấp dẫn bởi cái bề thế, rộng rãi của nó, bởi các họa tiết trang trí cổ kính và đặc biệt những nụ cười đã được các nghệ nhân dân gian đã gắn với những con giống, làm cho ngôi đình thực sự gần gũi và dân dã. Với Đao đình lượn cong hình cánh cung, mái ngói rêu phong mềm mại, nóc đình không theo mô tuýp như những ngôi đình khác, mà bờ giải, bờ nóc được tạo hình hoa chanh cách điệu thông thoáng và vững chắc. Theo một số cuốn sách để lại, Đình nguyên xưa có ba tòa: Tòa Tiến Tế, Tòa Đại đình và hậu cung. Ngày nay tòa Tiền tế không còn nhưng dấu ấn vân còn để lại là nền nhà của tòa Tiền tế, với giải bờ bao quanh, bó gạch với các hàng chân tảng bằng đá xanh, minh chững cho thấy đây là một ngôi nhà dài tới bảy gian, với 25,8 mét., lòng rộng 7m60 và có diện tích gần 200 m2. Dẫu tòa Tiền tế đã mất, Tòa Đại đình còn lại hiện nay có quy mô thật rộng lớn, đồ sộ, bước vào cửa đình chúng ai cũng phải choáng ngập trước cái mênh mông của không gian nội thất, cái vững chắc của lối kiến trúc cổ, cái tinh xảo của họa tiết trang trí bằng trạm gỗ. Chiều dài trong lòng của Tiền đình là 25,8m, chiều rộng tới 10m70. Nếu tính cả hiên và tường phủ bờ hai đầu hồi và tường hậu, tòa Đại đình dài 26,6m, rộng 12,2m. Nếu vậy tính cả hậu cung, ngôi đình có diện tổng diện tích là 418m2.

Trong làng không ai còn nhớ được niên đại của ngôi đình, duy nhất chỉ còn một cái nóc gian cạnh tòa Đại đình ghi lại được năm sửa chữa là năm cảnh hưng thập tứ thiên (1753). Theo một số tài liệu nghiên cứu, Căn cứ vào phong cách điêu khắc của các đầu dư, các bức cốn, các con trồng, và lối kiến trúc đầu đình cho rằng ngôi đình có thể được xây dựng vào thế kỷ 17, thời kỳ mà xuất hiện khá nhiều ngôi đình đẹp ở xứ Kinh Bắc.

Về điêu khắc, trừ có hệ thống xà dọc, thì tất cả sáu vì của năm gian tòa Đại đình, từ cốn, đầu dư, con trồng, cửa võng đều được trạm lộng tuyệt vời, với những tác phẩm điêu khắc gỗ rất độc đáo. Bằng bàn tay và trí óc, nghệ nhân dân gian đã tận dụng từng khoảng gỗ nhỏ để thể hiện tài hoa của mình. Tất cả hòa hợp lại, bổ xung cho nhau, họa tiết này tôn thêm vẻ đẹp của họa tiết kia, tạo nên sự phong phú và đa dạng, phối hợp rất ăn ý với kết cấu kiến trúc chồng dấu, làm cho ngôi đình trở thành một công trình nghệ thuật kiến trúc hoàn chỉnh, cổ kính.

Ở đình Quan Đình, ta còn bắt gặp nhiều bức điêu khắc độc lập, không gian nằm trong bốn con vật tứ linh; Bông hoa sen cách điệu ở vì thứ 5 phía sau, hổ nằm ở vì thứ 2 phía sau, nghê cười trên xà ngang hồi bên phải, cá chép ngậm hoa sen ở vì phía sau… Đây là những bức tranh độc lập, mang một chủ đề riêng biệt, những đường nét chạm khắc thật khéo léo, mềm mại thể hiện một nghệ thuật trang trí điêu luyện, làm tăng tính hấp dẫn khi đến thăm đình. 

Bên cạnh những họa tiết điêu khắc trang trí truyền thống của dân tộc, ta còn bắt gặp ở ngôi đình một số hình ảnh mang dáng dấp của văn hóa Chàm như điêu khắc ma ca ra cách điệu trên con rồng đằng trước … Những bức trạm khắc này mang đến cho ngôi đình một vẻ cổ kính, sinh động hấp dẫn, minh chứng rằng nhân dân Quan Đình, người chủ sáng tạo ra ngôi đình đã có sự tiếp thu, chọn lọc văn hóa khá tinh tế.
Đình Quan Đình là công trình kiến trúc cổ, vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị nghệ thuật sâu sắc. Giá trị lịch sử ở đây cũng như bao ngôi dình khác ở Bắc Ninh – Kinh Bắc và trên khắp đất nước ta. Đó là nơi lưu giữ nhiều tài liệu hiện vật có giá trị phản ánh về việc thờ phụng những vị thần có công với nước với dân: Thần tích, Sắc phong, bài vị, câu đối, hoành phi, đại tự. Giá trị kiến trúc, điêu khắc của đình đặt trong bối cảnh điêu khắc kiến trúc chung của quê hương – đất nước là một công trình khá điển hình.

Với những giá trị cơ bản đó, đình làng Quan Đình đã được nhà nước công nhận xếp hạng, cấp bằng di tích lịch sử văn hóa ngày 21 tháng 01 năm 1998.  Tất cả những điều ấy là dấu ấn tuyệt vời cho các thế hệ mai sau hiểu và cảm được không khí sinh hoạt của cộng đồng làng xã thời xưa, đồng thời là bản sắc của nền kiến trúc cổ Việt Nam – một bản sắc văn hóa và lịch sử sâu sắc nhất.

Cứ vào dịp đầu xuân hàng năm, ngay 10 tháng giêng âm lịch tại đình làng người dân trong làng lại tưng bừng đón hội, người dân trong làng lại lên đình thắp hương tế lễ nhộn nhịp, cầu mong Thành Hoàng và Trời Đất giúp cho mưa thuận gió hòa, cày cấy, làm ăn thuận tiện và có nhiều phúc lành.

Mùa xuân đến, sân đình trở thành nơi diễn ra nhiều trò chơi dân gian như: Chơi cờ người, đấu vật, chọi gà, múa hát giao duyên…thu hút đông đảo quần chúng nhân dân địa phương vào những sinh hoạt văn hóa văn nghệ vui tươi lành mạnh sau những ngày mùa lao động vất vả.

Với những nét văn hóa đậm đà bản sắc của một vùng quê Việt Nam giàu truyền thống, Đình làng Quan Đình đã trở thành một công trình kiến trúc nghệ thuật lâu đời, là những thiết chế văn hóa cộng đồng sâu sắc, ở đó đã kết tinh sự cổ kính, trù phú và văn hiến lâu đời của làng quê Quan Đình.

 

 

 

Theo BNTV

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành