Số người đang online : 47 Chùa Thiên Thư và đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Chùa Thiên Thư và đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh
post image
Chùa Thiên Thư và đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh

Chùa Thiên Thư và đền thờ Thái sư Lê Văn...

Theo dân gian lưu truyền, xưa rừng thông phủ kín núi, trên đỉnh ngọn Thiên Thai có ngôi chùa cổ trăm gian và một vườn hồng đào, đây là giống đào đặc biệt, hoa nở thành từng chùm buông xuống nên mới có cái tên là Hồng đào. Ngày xuân khách lên lễ chùa vãn cảnh vườn đào, dạo chơi rừng thông… nên có câu ca: “Trèo lên trên núi Thiên Thai
 
Thấy chim loan phượng ăn xoài…”.
 
Người dân nơi đây lại kể: Đây vốn là nhà ở của Thái sư Lê Văn Thịnh (1050-1096), ông đỗ thủ khoa năm 1075 kỳ thi Minh kinh bác học thời Lý Nhân Tông - tức là thủ khoa về khoa cử đầu tiên của Việt Nam- được nhân dân tôn vinh là Trạng nguyên. Là người có tài năng, lại có công lao lớn nên làm quan tới chức Thái sư, nhưng năm 1096, ông bị ghép tội mưu phản nên đã bị đi đầy. Sau đó “hóa gia vi tự” và nhà trở thành công trình tín ngưỡng  của dân thôn.
 
Khu vực chùa bao gồm: Tòa Tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu tháp, Tam quan và công trình phụ. Tòa Tam bảo được xây dựng trên nền đất cao, trước mặt có khoảng sân nhỏ lát gạch, mặt ngoài có tượng Phật và có tường hoa trang trí. Nhà Tam bảo có bình đồ kiến trúc hình chữ Đinh gồm 5 gian Tiền đường và 3 gian Thượng điện, bên giáp hồi phải còn treo quả chuông đúc từ thời Nguyễn, chuông ghi “Thiên Thư Tự chung” có niên đại Minh Mệnh thứ 22-1835. Những hiện vật ở di tích này còn bia đá, chuông đồng, khánh đá, tượng thờ. Tiêu biểu là tấm bia đá “Thái sư tự bi kí” có niên đại năm Giáp Thìn thời Lê, nội dung bia ghi công đức của dân thôn và khách thập phương tu bổ chùa Bảo Tháp ở thế kỉ XVII. UBND tỉnh Bắc Ninh có quyết định xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa ngày 15-1-2009. Các công trình kiến trúc gỗ khu di tích chùa Thiên Thư hiện nay đã hoàn thành kế hoạch khảo sát trùng tu.
 
Nằm bên trái chùa Bảo Tháp (tức Thiên Thư Tự) là đền thờ Trạng nguyên Lê Văn Thịnh. Công trình được xây dựng vào đầu thế kỷ 19, nghệ thuật điêu khắc, chạm nổi mang đậm dấu ấn thời nhà Nguyễn. Trong đền hiện còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật như: 2 ngai thờ, tượng Thái sư Lê Văn Thịnh, bộ bát bửu, thần tích, 5 đạo sắc phong, hệ thống bia đá khắc dựng từ thời Nguyễn, đôi câu đối, cuốn thư và nhiều đồ thờ bằng đồng, gỗ, gốm, sứ. Đặc biệt có pho tượng, quan Thái sư được tạc vào thời Nguyễn.
 
Gần đây còn phát hiện một pho tượng khoảng thời Hậu Lê, bằng đá nguyên khối, tạc hình một con rắn lớn (dạng rồng) trong tư thế “miệng cắn thân, chân xé mình”  vốn chìm sâu trong lòng đất hàng trăm năm nay. Rất nhiều học giả, nhà văn, nhà khoa học bàn cãi về ý nghĩa, hình tượng của tác phẩm điêu khắc này. Đền được Bộ Văn hóa Thông tin đầu tư hơn 5,6 tỷ đồng trùng tu tôn tạo. Đây là 1 trong số 131 công trình liên quan đến thời nhà Lý, việc giữ gìn, bảo tồn di tích được nhân dân coi trọng.
 
 Đền thờ Trạng nguyên được UBND xã đưa vào nghị quyết khai thác đầu tư du lịch cùng với núi Thiên Thai, chùa Bảo Tháp. Về tổng thể, nơi đây có đủ điều kiện để xây dựng thành khu du lịch sinh thái và giữ gìn những giá trị truyền thống của quê hương.
 

 

Theo BBN

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành