Số người đang online : 3 ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG KM SỐ 7 - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG KM SỐ 7
post image
ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG KM SỐ 7

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số...

ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG KM SỐ 7


 
1.    Tên di tích: Địa điểm Chiến thắng Km số 7
2.    Loại công trình:  Khu tưởng niệm
3.    Loại di tích: Di tích lịch sử cách mạng
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 04/2001/QĐ-BVHTT ngày 19 tháng 01 năm 2001.
 

 
5.   Địa chỉ di tích:  Xã Trung Môn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
6.   Tóm lược thông tin về di tích:
       Di tích chiến thắng KM 7, xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, là địa danh đã xảy ra trận phục kích quân Pháp bằng địa lôi của đội tự vệ thị xã Tuyên Quang ngày 22/10/1947.
       Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tuyên Quang nói riêng, Việt Bắc nói chung là vùng căn cứ địa trung tâm của cách mạng Việt Nam. Là nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính Phủ và các cơ quan bộ, ban, ngành.
       Thu Đông năm 1947, thực dân Pháp sau khi bình định được một số vùng ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, chúng tiếp tục mở đợt tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt quân chủ lực của ta, hòng phá tan căn cứ địa Cách mạng khủng bố nhân dân, lập Chính Phủ bù nhìn, kết thúc chiến tranh xâm lược một cách nhanh tróng.
       Ngày 13/10/1947, binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thuỷ đánh bộ của quân Pháp do trung tá Com-muy-nan chỉ huy tiến lên chiếm đóng thị xã Tuyên Quang. Com-muy-nan chia gọng kìm phía Tây Nam thành hai mũi tiến công, nhằm ý đồ hợp quân với gọng kìm phía Đông Bắc. Một mũi theo đường bộ, một mũi theo đường thuỷ, dự định gặp nhau ở Chiêm Hoá rồi tiến lên Đài Thị.
       Thực hiện chỉ thị của Đảng, quân và dân Tuyên Quang đã chủ động thực hiện tiêu thổ kháng chiến, làm vườn không, nhà trống, phá đường xá, cầu cống, phục kích tiêu diệt địch ngay từ khi chúng mới đặt chân tới. Lực lượng tự vệ thị xã tổ chức phục kích, chặn đánh cánh quân bộ của địch, địa điểm được chọn là quãng đường km 7 (đường Tuyên Quang- Hà Giang). Công việc chuẩn bị trận địa như đào hầm chú ẩn, đào hố chôn địa lôi, đều do các đồng chí trong đội tự vệ làm, công việc được tiến hành vào ban đêm (4 đêm mới đào xong).
       Đêm ngày 21/10/1947, trận địa phục kích bằng địa lôi được bố trí xong. Những quả bom ôbuy nặng hơn 300kg, chiều dài khoảng 150cm, đường kính khoảng 40cm, bom được lắp kíp điện để trở thành địa lôi. Số địa lôi chuẩn bị cho trận phục kích có 4 quả:
    + Tại ngã ba đường vào làng Hoàng Pháp, xã trung Môn, đội tự vệ chôn một quả, để đề phòng địch không đi đường lớn, địa điểm này do 2 đồng chí Nguyễn hữu Vy và Lỗ Văn Thìn phụ trách.
    + Quả thứ 2 chôn ở vệ đường bên trái quốc lộ 2 do đồng chí Chu Đức Thọ và Lý Văn Tỵ phụ trách
    + Quả thứ 3 chôn ở vệ đường bên phải cách quả thứ 2 khoảng 80m do đồng chí Trịnh Thế Chính và Trịnh Yên Thái phụ trách.
   + Quả thứ 4 chôn ở vệ đường bên trái cách quả thứ 3 khoảng 100m do đồng chí Bùi Đức Cận và Trịnh Văn Để phụ trách.
    Bốn quả địa lôi đều được chôn với khảng cách hợp lý, bán kính sát thương mỗi quả là 50m.
    Sáng ngày 22/10/1947, công việc chuẩn bị đã xong, những địa điểm chôn địa lôi được phủ bằng cây cỏ, hệ thống dây dẫn an toàn, các hầm trú ẩn được nguỵ trang khéo léo. Lúc này một tiểu đoàn địch do quan tư Lơ Giốt chỉ huy gồm 500 tên, với khoảng 50 lừa, ngựa xuất phát từ thị xã Tuyên Quang đi lên, dọc đường chúng chỉ gặp cảnh vườn không nhà trống tan hoang. Đến cầu km6, vì cầu đã bị đánh sập chúng phải lội quan suối. Sau khi qua suối chúng cho quân tập trung tại gốc đa to ở đỉnh dốc để chấn chỉnh đội hình, chúng vừa tiếp tục hành quân thì gặp phải cây cầu số 7 đã bị đánh sập, từng tên phải dò dẫm đi trên cây cầu hỏng. Do tốc độ qua cầu chậm nên những tên ở phía sau sốt ruột cứ tự động nhích lên, khoảng cách giữa các đại đội không còn nữa. Đội hình đã đứng trên ba quả địa lôi của ta mà chúng không hề hay biết gì. Đúng 9h 30phút khi thấy số lượng địch dồn lại đông nhất, thời cơ đã đến, đồng chí Nguyễn Hữu Chi giật sợi dây sắn rừng lần thứ nhất làm ám hiệu chuẩn bị, khi đồng chí Chi giật dây lần thứ hai, hai đồng chí Cận và đồng chí Để liền chập điện, một tiếng nổ khủng khiếp vang lên. Theo kế hoạch đã bàn, nghe tiếng quả địa lôi đầu tiên nổ, hai nhóm kia cũng lập tức phát hoả. Ba tiếng nổ vang lên hầu như cùng một lúc, làm rung chuyển cả núi rừng, đất đá, cát bụi bay mù mịt. Dứt tiếng nổ, trận địa ngổn ngang tơi bời, tiếng người kêu rên, la thét, tiếng lừa, ngựa hý điên cuồng. Một bộ phận đại đội thứ nhất và gần hết đại đội thứ hai của địch đã bị tiêu diệt, xương thịt, vũ khí vương khắp nơi, vào bụi rậm, văng cả lên cành cây cao. Đến 4h chiều tiểu đoàn Lơ- Giốt mới thu dọn xong một số thi hài sĩ quan và băng bó cho những tên bị thương. Số binh lính Pháp chết tại chỗ hơn 70 tên, một số bị thương nặng, đưa về thị xã cũng chết.
     Trận địa lôi Km7 diễn ra rất nhanh, gọn và thắng lợi giòn giã làm nức lòng quân dân trong tỉnh, củng cố thêm lòng tin tưởng sẽ thắng Pháp bằng mọi cách đánh, mọi phương tiện vũ khí có trong tay. Chúng gọi đó là "Tiếng nổ hỏa ngục". Sau trận này tinh thần binh lính Pháp nao núng
     Trận địa lôi km 7 là một trận đánh dũng cảm, mưu trí, hiệp đồng chặt chẽ, trong đó nổi bật vai trò của các chiến sĩ tự vệ Thành Tuyên. Đồng chí Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đánh giá đây là một trong 10 trận thắng lớn của Chiến dịch Việt Bắc

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành