ĐỊA ĐIỂM CĂN CỨ TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM
1. Tên di tích: Địa điểm căn cứ trung ương cục miền Nam
2. Loại công trình: Khu tưởng niệm, bảo tồn
3. Loại di tích: Di tích lịch sử cách mạng
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 02/2004/QĐ/BVHTT ngày 19 tháng 01 năm 2004.

5. Địa chỉ di tích: Xã Phú Lý - Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Cách đây gần 50 năm, trước tình hình chuyển biến của cách mạng miền Nam, tháng 1/1961, Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ ủy Nam bộ và xây dựng căn cứ tại Chiến khu Đ, nay là xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Chính tại căn cứ lịch sử này, Trung ương cục miền Nam đã chỉ đạo mở hành lang chiến lược từ miền Đông Nam bộ nối thông với tuyến đường từ miền Bắc vào, nối tiếp đường Trường Sơn huyền thoại, tiếp nhận sự chi viện to lớn của miền Bắc XHCN cho Đảng bộ và quân dân miền Nam trên tuyến đầu chống Mỹ, cứu nước. Trung ương Cục miền Nam tuy chỉ đứng chân ở Chiến khu Đ trong 2 năm 1961- 1962, nhưng đó là một dấu ấn sâu sắc thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn, tầm nhìn chiến lược của Trung ương Đảng trong vấn đề xây dựng và phát triển căn cứ địa, xây dựng hậu phương cách mạng tại chỗ ở miền Nam. Đến tháng 1/2004, Bộ Văn hóa thông tin đã ra quyết định công nhận địa điểm Căn cứ Trung ương Cục miền Nam tại chiến khu Đ là Di tích Quốc gia.
Từ sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Nai đã khởi công công trình bảo tồn tôn tạo di tích Trung ương Cục miền Nam tại Mã Đà, Chiến khu Đ và đến tháng 8/ 2008, sau khi thành lập được 2 năm, Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích (BTTN&DT) Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai đã khởi công xây dựng Trung tâm sinh thái - Văn hóa - Lịch sử Chiến khu Đ với tổng kinh phí xây dựng 69 tỷ đồng được xây dựng trên diện tích 15,7 ha nhằm bảo tồn di tích lịch sử Chiến khu Đ trở thành điểm du lịch sinh thái hướng về nguồn cho các thệ trẻ mai sau và thực hiện chương trình bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học. Đặc biệt, khi Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trung tâm quản lý di tích chiến khu Đ và Khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu có tổng diện tích rộng hơn 68 ngàn ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 52.245 ha có nhiệm vụ bảo tồn sinh cảnh rừng tự nhiên - làm nơi cư trú và di trú cho các loài động vật hoang dã giữa Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu; khôi phục hệ cây họ dầu thuộc lưu vực sông Đồng Nai; phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái...
Về khía cạnh đa dạng sinh học, Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu thuộc tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp, nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, bao gồm rừng cây gỗ, rừng hỗn giao gỗ - lồ ô, rừng tre - lồ ô với những sinh cảnh rừng có cấu trúc nhiều tầng, thảm thực vật đa dạng, là nơi cư trú của nhiều loại thú lớn thuộc nhóm quí hiếm. Hiện trong Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu có 614 loài thực vật, nằm trong 390 chi, 11 họ, 70 bộ thuộc 6 ngành thực vật. Trong đó có nhiều loại nằm trong sách Đỏ như: trắc, cẩm lai bà rịa, dầu rái, dầu mít, dầu song nàng, sao đen... và 276 loài động vật thuộc 84 họ, 28 bộ. Có một số loài nằm trong sách Đỏ như: vượn má hung, bò tót, cu li, chà vá chân nâu, voi, trĩ sao, gà so cổ hung... Ngoài ra, ở Khu Bảo tồn còn có hàng chục loài thuộc hệ cá cũng đang được điều tra, nghiên cứu mở rộng. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, rừng chiến khu Đ nói chung và Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu nói riêng đã bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng nên cần được khôi phục và mở rộng. Ngoài vai trò bảo tồn và phát huy vốn rừng, Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu còn có chức năng quan trọng khác là, phòng hộ trực tiếp cho hồ thủy điệnTrị An; góp phần tái tạo cân bằng sinh thái cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đồng thời là nơi có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái. Gần 5 năm qua, Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu đã thực hiện chương trình bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học; bảo tồn Di tích lịch sử Chiến khu Đ; trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa trên phạm vi rừng Chiến khu Đ. Dự án đã được Khu bảo tồn triển khai thực hiện trong năm 2009 với diện tích trồng rừng gần 495 ha, đều được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật theo phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt với tỷ lệ cây sống đều đạt trên 95% mật độ thiết kế. Tuy nhiên, Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu đang đối mặt với sự phá hoại của con người. Theo thống kê gần đây, số hộ sống trong rừng hoặc vùng đệm thuộc Khu Bảo tồn lên đến hơn 5.400 hộ với hơn 24.200 nhân khẩu thuộc các xã Mã Đà, Hiếu Liêm, Phú Lý của huyện Vĩnh Cửu. Thực tế, dự án di dân ra khỏi Khu Bảo tồn đang được các ngành chức năng của tỉnh và huyện thực hiện từng bước. Để có thể hạn chế cư dân tạo áp lực đến tài nguyên rừng, trước mắt, Khu Bảo tồn lập phương án mở một đường mới từ xã Phú Lý đến trung tâm huyện Vĩnh Cửu. Đây là đường nằm sát bìa rừng dài hơn 20 km được đóng lại để mai này sẽ hình thành điểm tham quan, ngắm thú vào ban đêm... Mặt khác, trong nhiều năm nay, Khu bảo tồn luôn phải đối phó với thời tiết khô hạn, nguy cơ gây cháy rừng rất cao, vì vậy công tác phòng chống cháy rừng (PCCR) là nhiệm vụ thường xuyên và trọng tâm nhất. Hàng năm, Khu Bảo tồn đã xây dựng các phương án PCCR, đến nay đã hoàn thành hàng ngàn đường băng cản lửa với tổng diện tích hơn 1.300 ha được thiết kế chạy dọc hai bên đường và len lỏi trong các khu rừng tự nhiên, đồng thời tiến hành xử lý thực bì ở tất cả các điểm dễ xảy ra cháy. Bên cạnh đó, Khu bảo tồn đã cải tạo, làm mới 10 hồ chứa, đập nước, đồng thời bố trí lực lượng tuần tra canh gác tại 57 điểm nóng; tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời khi xảy ra cháy rừng, ký cam kết PCCR với hơn 1.500 hộ dân đang sống xen kẽ trong Khu bảo tồn, nhờ đó, trong các năm qua Khu Bảo tồn đã không để xảy ra cháy rừng.
Hơn 3 năm nay, Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu bắt đầu công tác nghiên cứu, giám sát quá trình diễn biến về chất lượng rừng dưới tác động của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo mục tiêu bảo tồn các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm, có giá trị; điều tra cơ bản, nghiên cứu các đặc trưng, giá trị để bảo tồn các hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên; điều tra giám sát biến động cá thể và quần thể các loài động vật hoang dã, nhất là các loài đặc hữu, quý hiếm, có giá trị. Trong tổng số hơn 68 ngàn ha rừng mà Khu BTTNVC đang quản lý, thì có đến 4.757 ha rừng trồng chưa phù hợp với quy hoạch. Ngoài ra còn hàng trăm ha rừng được trồng xen cây sắn - loại cây cho lợi trước mắt nhưng về lâu dài lại hủy hoại chất dinh dưỡng của đất và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng. Những hạn chế này đang được lãnh đạo Khu Bảo tồn điều chỉnh và khắc phục, để đến năm 2012, toàn bộ diện tích rừng ở Khu Bảo tồn không còn cây "ngoại lai"... Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu đã lập hồ sơ đề nghị với Ủy ban Sinh quyển và con người (MAB) và Tổ chức UNESCO xem xét công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, cùng với Vườn Quốc gia Cát Tiên hình thành khu bảo tồn sinh học và khu du lịch sinh thái lớn nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Share on facebook 0 người thích - Thích

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số ...
ĐỊA ĐIỂM CĂN CỨ TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM


1. Tên di tích: Địa điểm căn cứ trung ương cục miền Nam
2. Loại công trình: Khu tưởng niệm, bảo tồn
3. Loại di tích: Di tích lịch sử cách mạng
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 02/2004/QĐ/BVHTT ngày 19 tháng 01 năm 2004.

6. Tóm lược thông tin về di tích
Cách đây gần 50 năm, trước tình hình chuyển biến của cách mạng miền Nam, tháng 1/1961, Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ ủy Nam bộ và xây dựng căn cứ tại Chiến khu Đ, nay là xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Chính tại căn cứ lịch sử này, Trung ương cục miền Nam đã chỉ đạo mở hành lang chiến lược từ miền Đông Nam bộ nối thông với tuyến đường từ miền Bắc vào, nối tiếp đường Trường Sơn huyền thoại, tiếp nhận sự chi viện to lớn của miền Bắc XHCN cho Đảng bộ và quân dân miền Nam trên tuyến đầu chống Mỹ, cứu nước. Trung ương Cục miền Nam tuy chỉ đứng chân ở Chiến khu Đ trong 2 năm 1961- 1962, nhưng đó là một dấu ấn sâu sắc thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn, tầm nhìn chiến lược của Trung ương Đảng trong vấn đề xây dựng và phát triển căn cứ địa, xây dựng hậu phương cách mạng tại chỗ ở miền Nam. Đến tháng 1/2004, Bộ Văn hóa thông tin đã ra quyết định công nhận địa điểm Căn cứ Trung ương Cục miền Nam tại chiến khu Đ là Di tích Quốc gia.
Từ sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Nai đã khởi công công trình bảo tồn tôn tạo di tích Trung ương Cục miền Nam tại Mã Đà, Chiến khu Đ và đến tháng 8/ 2008, sau khi thành lập được 2 năm, Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích (BTTN&DT) Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai đã khởi công xây dựng Trung tâm sinh thái - Văn hóa - Lịch sử Chiến khu Đ với tổng kinh phí xây dựng 69 tỷ đồng được xây dựng trên diện tích 15,7 ha nhằm bảo tồn di tích lịch sử Chiến khu Đ trở thành điểm du lịch sinh thái hướng về nguồn cho các thệ trẻ mai sau và thực hiện chương trình bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học. Đặc biệt, khi Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trung tâm quản lý di tích chiến khu Đ và Khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu có tổng diện tích rộng hơn 68 ngàn ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 52.245 ha có nhiệm vụ bảo tồn sinh cảnh rừng tự nhiên - làm nơi cư trú và di trú cho các loài động vật hoang dã giữa Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu; khôi phục hệ cây họ dầu thuộc lưu vực sông Đồng Nai; phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái...
Về khía cạnh đa dạng sinh học, Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu thuộc tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp, nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, bao gồm rừng cây gỗ, rừng hỗn giao gỗ - lồ ô, rừng tre - lồ ô với những sinh cảnh rừng có cấu trúc nhiều tầng, thảm thực vật đa dạng, là nơi cư trú của nhiều loại thú lớn thuộc nhóm quí hiếm. Hiện trong Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu có 614 loài thực vật, nằm trong 390 chi, 11 họ, 70 bộ thuộc 6 ngành thực vật. Trong đó có nhiều loại nằm trong sách Đỏ như: trắc, cẩm lai bà rịa, dầu rái, dầu mít, dầu song nàng, sao đen... và 276 loài động vật thuộc 84 họ, 28 bộ. Có một số loài nằm trong sách Đỏ như: vượn má hung, bò tót, cu li, chà vá chân nâu, voi, trĩ sao, gà so cổ hung... Ngoài ra, ở Khu Bảo tồn còn có hàng chục loài thuộc hệ cá cũng đang được điều tra, nghiên cứu mở rộng. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, rừng chiến khu Đ nói chung và Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu nói riêng đã bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng nên cần được khôi phục và mở rộng. Ngoài vai trò bảo tồn và phát huy vốn rừng, Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu còn có chức năng quan trọng khác là, phòng hộ trực tiếp cho hồ thủy điệnTrị An; góp phần tái tạo cân bằng sinh thái cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đồng thời là nơi có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái. Gần 5 năm qua, Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu đã thực hiện chương trình bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học; bảo tồn Di tích lịch sử Chiến khu Đ; trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa trên phạm vi rừng Chiến khu Đ. Dự án đã được Khu bảo tồn triển khai thực hiện trong năm 2009 với diện tích trồng rừng gần 495 ha, đều được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật theo phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt với tỷ lệ cây sống đều đạt trên 95% mật độ thiết kế. Tuy nhiên, Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu đang đối mặt với sự phá hoại của con người. Theo thống kê gần đây, số hộ sống trong rừng hoặc vùng đệm thuộc Khu Bảo tồn lên đến hơn 5.400 hộ với hơn 24.200 nhân khẩu thuộc các xã Mã Đà, Hiếu Liêm, Phú Lý của huyện Vĩnh Cửu. Thực tế, dự án di dân ra khỏi Khu Bảo tồn đang được các ngành chức năng của tỉnh và huyện thực hiện từng bước. Để có thể hạn chế cư dân tạo áp lực đến tài nguyên rừng, trước mắt, Khu Bảo tồn lập phương án mở một đường mới từ xã Phú Lý đến trung tâm huyện Vĩnh Cửu. Đây là đường nằm sát bìa rừng dài hơn 20 km được đóng lại để mai này sẽ hình thành điểm tham quan, ngắm thú vào ban đêm... Mặt khác, trong nhiều năm nay, Khu bảo tồn luôn phải đối phó với thời tiết khô hạn, nguy cơ gây cháy rừng rất cao, vì vậy công tác phòng chống cháy rừng (PCCR) là nhiệm vụ thường xuyên và trọng tâm nhất. Hàng năm, Khu Bảo tồn đã xây dựng các phương án PCCR, đến nay đã hoàn thành hàng ngàn đường băng cản lửa với tổng diện tích hơn 1.300 ha được thiết kế chạy dọc hai bên đường và len lỏi trong các khu rừng tự nhiên, đồng thời tiến hành xử lý thực bì ở tất cả các điểm dễ xảy ra cháy. Bên cạnh đó, Khu bảo tồn đã cải tạo, làm mới 10 hồ chứa, đập nước, đồng thời bố trí lực lượng tuần tra canh gác tại 57 điểm nóng; tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời khi xảy ra cháy rừng, ký cam kết PCCR với hơn 1.500 hộ dân đang sống xen kẽ trong Khu bảo tồn, nhờ đó, trong các năm qua Khu Bảo tồn đã không để xảy ra cháy rừng.
Hơn 3 năm nay, Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu bắt đầu công tác nghiên cứu, giám sát quá trình diễn biến về chất lượng rừng dưới tác động của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo mục tiêu bảo tồn các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm, có giá trị; điều tra cơ bản, nghiên cứu các đặc trưng, giá trị để bảo tồn các hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên; điều tra giám sát biến động cá thể và quần thể các loài động vật hoang dã, nhất là các loài đặc hữu, quý hiếm, có giá trị. Trong tổng số hơn 68 ngàn ha rừng mà Khu BTTNVC đang quản lý, thì có đến 4.757 ha rừng trồng chưa phù hợp với quy hoạch. Ngoài ra còn hàng trăm ha rừng được trồng xen cây sắn - loại cây cho lợi trước mắt nhưng về lâu dài lại hủy hoại chất dinh dưỡng của đất và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng. Những hạn chế này đang được lãnh đạo Khu Bảo tồn điều chỉnh và khắc phục, để đến năm 2012, toàn bộ diện tích rừng ở Khu Bảo tồn không còn cây "ngoại lai"... Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu đã lập hồ sơ đề nghị với Ủy ban Sinh quyển và con người (MAB) và Tổ chức UNESCO xem xét công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, cùng với Vườn Quốc gia Cát Tiên hình thành khu bảo tồn sinh học và khu du lịch sinh thái lớn nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận