Số người đang online : 15 ĐỀN LÝ THƯỜNG KIỆT - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐỀN LÝ THƯỜNG KIỆT
post image
ĐỀN LÝ THƯỜNG KIỆT


ĐỀN LÝ THƯỜNG KIỆT




 
1.   Tên di tích:  Đền Lý Thường Kiệt
2.   Loại công trình: Đền
3.   Loại di tích: Di tích lịch sử
4.   Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định  số 102/2004/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004
5.   Địa chỉ di tích:  xã Hà Ngọc- huyện Hà Trung- tỉnh Thanh Hoá
6.   Tóm lược thông tin về di tích

       Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, tự là Thường Kiệt, sinh năm 1019, mất tháng 6 năm Ất Dậu (1105). Ông từng làm quan to dưới ba triều: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và trực tiếp cai quản Thanh Hoá 20 năm(1081-1101). Ông có công rất lớn trong việc xây dựng đất nước cũng như việc đánh Tống, bình Chiêm, chặn đứng các cuộc xâm lược của nước ngoài nên được các vua Lý tin yêu.
 Ông được vua Lý phong cấp rât lớn. Riêng trên đất Thanh Hoá, vào năm Nhâm Tuất(1082), nhà vua còn đặc biệt ban thêm cho ông một quấn làm phong ấp. Khi ông trấn nhiệm quận Cửu Chân, Ái Châu, ông đã chủ trương xây dựng chùa Linh Xứng ở phía Nam núi Ngưỡng Sơn- thuộc làng Đồng Am( xã Hà Ngọc ngày nay). Công việc làm xong trong 4 năm(1085-1089). Phía dưới lại dựng Lương Mục đường. Sau khi ông mất, dân lấy Lương Mục đường làm đền thờ  ông.
       Đến đời Trung Hưng nhà Trần( 1285-1293) năm thứ nhất có sắc phong Trung Phụ, năm thứ tư gia phong Dũng Vũ; năm thứ 21 đời vua Trần Anh Tông(1293-1314) tấn phong Uy thắng đại vương. Từ đó đến nay, ông là phúc thần, qua các thời đại, các vua đã tặng ông đến 258 mỹ tự( chữ vàng). Dưới thời Lê Trung Hưng còn cấp cho đền 20 tạo lệ hàng ngày lo việc tế lễ và 18 sái phu. Việc tế lễ thường tổ chức như sau: hàng tổng chỉ có đảo vũ mở hội; hàng xã có 7 làng mỗi năm một lần hội tế vào ngày 25 tháng giêng; hàng binh thì mỗi năm có xuân-thu nhị kỳ; còn các tiết lễ khác giao cho ba làng thờ tự đó là làng Kim Phú- Kim Quan-Kim Đề. Trong ngày hội, các trò chơi dân gian như đánh đu, bài điếm, cờ người, rước kiệu… được diễn ra tưng bừng.
 


 
        Đền thờ anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt đã tồn tại nhiều năm qua thời gian. Ngày 15 tháng 12 năm 2004, ngôi đền đã được Bộ văn hoá- thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia( theo Quyết định số 102/2004/QĐ-BVHTT).
Song song với việc bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hà Ngọc luôn làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn di tích.


 




 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành