Số người đang online : 14 ĐÌNH LÀNG GẠO - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH LÀNG GẠO
post image
ĐÌNH LÀNG GẠO


ĐÌNH LÀNG GẠO





1.   Tên di tích:  Đình Làng Gạo
2.   Loại công trình:  Kiến trúc lịch sử văn hóa.
3.   Loại di tích:  Cấp quốc gia
4.   Quyết định:  Đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 57/QĐ- BVHTT Ngày 18 tháng 01 năm 1993.


 
5.   Địa chỉ khu di tích:  Làng Gạo - thôn Đoài Thôn - xã Hà Lan- thị Xã Bỉm Sơn - tỉnh Thanh Hóa.
6.  Tóm tắt thông tin về di tích:

a. Vị trí địa lý:
         Từ quốc lộ 1A  đoạn ngã tư Thị xã Bỉm Sơn theo đường Trần Phú đi về phía Đông nam 5Km là Thôn Đoài Thôn, xã Hà Lan. Tại Thôn Đoài có đình làng ( ngày xưa gọi là làng Gạo). Phía tây Nam, làng Đoài Thôn tiếp giáp với  xã Hà Vân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa .Phía Đông Nam tiếp giáp với xã Hà Thanh. Phía Tây bắc tiếp giáp với xã Quang Trung, phía Băc giáp với con sông Tam Điệp
b. Lịch sử:
         Đình làng Gạo là nơi chứa lương của nghĩa quân Tây Sơn. Làng Gạo tên nôm là Điền Đoài, trước đây dân làng chỉ cấy cµy một vụ, sau được quan thượng trị Quốc công Trần Cao Sơn quê Nghệ An (thời Hậu Trần) cho nhân dân đào một con mương dẫn nước từ khe phượng về tưới tiêu cho hàng chục mẫu ruộng của làng Điền Đoài và Điền Đụng, từ đó dân làng làm ruộng hai vụ, lúa gạo no đủ, vì thế mà khi vua Quang Trung tập kết quân ở đây thấy vùng đất mµu mỡ, dân cư đông đúc, cuộc sống sung túc, nhân dân lại cung cấp nhiều thóc gạo cho nghĩa quân nên Quang Trung mới gọi là Làng Gạo. Làng là nơi tích thảo quân lương, là nơi huấn luyện võ cấp tốc cho quân sĩ nhất là đối với năm vạn quân mới tuyển mộ, nhiều địa danh đã nói lên điều đó như Gò Rấm Quân ở phía Đông Bắc làng Gạo, đây là vị trí ém quân của đội kỳ binh tinh nhuệ chủ lực của Nguyễn Huệ, là nơi cho quân sĩ nghỉ ngơi, đảm bảo bí mật.
         Phía Đông Nam của Làng Gạo là cánh đồng lúa có cồn cao, là nơi chôn cột cờ lệnh của nghĩa quân, địa danh này đến nay dân gian vẫn quen gọi là đồng Cắm Cờ, gần đồng Càn Chuối - một cánh đồng mọc toàn cây chuối, quân Tây Sơn đã sử dụng cánh đồng chuối này để tập luyện võ nghệ, gươm đao.
         Phía Đông Bắc làng Gạo là đồng Bãi Ác, tương truyền khu vực này là nơi quân Tây Sơn làm nơi cung cấp hậu cần, làm thịt bò, thịt trâu để khao quân, quân Tây Sơn không quen ăn lòng trâu, lòng bò, nên bao nhiêu lòng trâu, lòng bò được mang ra vứt bỏ trên cánh đồng này. Lòng trâu, lòng bò là thức ăn hợp khẩu vị của quạ đen, hàng nghìn con quạ bay về đây tìm mồi đặc kín cả cánh đồng, bởi vậy dân gian gọi là cánh đồng Bãi Ác (ác là quạ đen).
        Phía Tây Bắc làng Gạo là Gò Bia, là nơi quân Tây Sơn dựng bia, là nơi quân Tây Sơn luyện tập cung nỏ.






 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành