Số người đang online : 19 CHÙA CÙ LÀ CŨ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CHÙA CÙ LÀ CŨ
post image
CHÙA CÙ LÀ CŨ

Được công nhận di tích theo quyết định số 993-QĐ ngày 28 tháng 9...

CHÙA CÙ LÀ CŨ     
 



 
Chùa Cù là (cũ)


 
 
 
Tháp Cù Là (Mới)


 


Ngôi Sala (Giảng đường) chùa


                           
Tháp thờ hài cốt Tập thể gia đình phật tử

1.    Tên di tích: Chùa Cù Là (cũ), Chùa Cù Là ( Tháp Cù là)
2.    Loại công trình
3.    Loại di tích: Lịch sử
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 993-QĐ ngày 28 tháng 9 năm 1990
5.    Địa chỉ di tích: Kp. Minh Phú - TT Minh Lương - huyện Châu Thành - tỉnh Kiên Giang
6.    Tóm lược thông tin về di tích    ( khoảng 2 trang A4)
   Sau cuộc tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 và mùa hè 1972, quân dân Miền Nam nổi dậy khắp nơi. Trong khi đó quân ngụy Sái Gòn liên tiếp thất bại. Từ đó chính quyền Sài Gòn liên tiếp mở nhiều cuộc bao vây các chùa Khơmer, chặn đường, xét, bắt sư sãi và con em đồng bào dân tộc đi lính.
   Tại Kiên Giang, đầu tháng 6/1974, binh lính và cảnh sát chế độ Sài Gòn đã bao vây các chùa, chặn các ngã tư để bắt thanh niên và sư sãi đi lính. Đến ngày 2/6/1974 chúng đã bắt được 17 sư sãi, đến ngày 5/6/1974 chúng bắt thêm 10 vị sư nữa rồi đưa về giam giữ tại trng tâm huấn luyện Minh Lương buộc hoàn tục và đưa vào huấn luyện cấp tốc rồi đưa ra chiến trường.
   Trước tình hình trên, được sự chỉ đạo của Tỉnh Ủy và Ban Khơmer vận, vào lúc 5 giờ 30 phút ngày 10/06/1974 sư sãi cùng đồng bào dân tộc khơmer, kinh, hoa đổ ra đường lộ 12 (nay là quốc lộ 61).Đi đầu đoàn biểu tình là các vị sư mang 4 lá cờ phật, kế đến là các vị sư mang tấm biểu ngữ màu đỏ với dòng chữ “trả tự do cho các vị sư bị bắt đi quân dịch” bằng hai thứ chữ Việt – khơmer.
Đồng thời đoàn biểu tình còn giương cao các khẩu hiệu như: “Chấm dứt bắn phá chùa chiền, giết hại sư sãi và đồng bào vô tội”; “Tôn trọng tự do tín ngững”; “Lập lại hòa bình, chống chiến tranh phi nghĩa”…
  Đoàn biểu tình tiếp tục diễn ra  với sự hưởng ứng của đông đảo quần chúng nhân dân, khi đến cầu Tà Niên đã xảy ra xung đột với cảnh sát và quân ngụy. Bọn chúng đã dùng dây thép gai chắn ngang lộ và chĩa súng vào đoàn biểu tình buộc đoàn dừng lại. Đoàn biểu tình kiên quyết tiến lên và đã xảy ra sự giằng co giữa sư sãi với cảnh sát và binh lính ngụy.Trước sự xông xáo của sư sãi bọn chúng không ngăn được đoàn biểu tình và tháo chạy.
  Đến khoảng 10 giờ đoàn biểu tình đến gần chi khu Kiên Thành (đầu kênh 6), trời bắt đầu mưa to bọn địch tiếp tục dùng dây thép gai giăng giữa đường và dùng súng chĩa vào đoàn biểu tình, bắn chỉ thiên và yêu cầu đoàn biểu tình giải tán, nhưng đoàn vẫn tiếp tục tiến lên. Lúc này bọn chúng tiếp tục bắn pháo lệnh lần thứ nhất, pháo hiệu chùm khói trắng (báo hiệu nguy cấp của giặc), nhưng lúc này khí thế đấu tranh của đoàn biểu tình vẫn hừng hực và rực lửa, đoàn biểu tình tiếp tục tiến lên, địch tiếp tục bắn pháo hiệu lần hai (báo hiệu địch chuẩn bị hành động), ở giữa hàng rào dây thép gai chúng để một tấm bảng ghi “vượt rào có quyền nổ súng”, lúc này đoàn biểu tình vẫn tiếp tục tiến lên và địch đã bắn pháo hiệu lần thứ ba, pháo hiệu màu đỏ (đó là pháo hiệu hành động của chúng). Nhưng các vị sư vẫn hùng dũng kéo về phía trước, những loạt súng của địch đã bắn thẳng vào đoàn biểu tình, các vị sư vẫn gào thét “tiến lên, tiến lên”; “đã đảo bọn giết người”, tiếp tục giãm đạp lên dây thép gai tiến về trước.
   Sư Danh Tấp bị loạt đạn xuyên ngực và ngã xuống bên vũng máu trước chi khu Kiên Thành. Phía trước sư Lâm Hùng bị một loạt đạn làm gãy chân và sau đó bị một loạt đạn xuyên qua lưng và hy sinh. Cùng lúc sư Danh Hoi, Danh Hon cũng đều bị trúng đạn ngã xuống đường, nhiều lần gượng dậy chỉ tay về phía trước nhưng do vết thương quá nặng nên cũng đã hy sinh.
   Sau khi bắn chết các vị sư, chúng đã chở các thi hài về bệnh viện tỉnh lột áo cà sa của các vị sư ra, mặc áo đen vào rồi đặt trên mình các vị sư mỗi vị  một khẩu súng AK, rồi vu khống là việt cộng.
   Đến 14 giờ đoàn bểu tình tiếp tục kéo ra dinh tỉnh trưởng để tiếp tục đấu tranh đòi trả thi hài 4 vị sư đã hy sinh. Lúc này bọn địch đã tăng cường lực lượng đáng kể để ngăn đoàn biểu tình không cho tiến về trước. Đoàn biểu tình bị chặn lại cầu đúc và ban lãnh đạo đã yêu cầu đoàn ngồi tại chỗ để chờ đợi sự giải quyết của nhà cầm quyền, các nhà sư dùng loa phóng thanh tố cáo tội ác của bọn chúng. Ủng hộ cuộc biểu tình, đồng bào hai bên đường thị xã Rạch Giá cũng đổ ra đường ủng hộ cuộc biểu tình.
   Trước cuộc đấu tranh mạnh mẽ của sư sãi và đồng bào buộc chúng phải cử người xuống xin lỗi sư sãi, đồng bào và trả lại thi  hài 4 sư đã hy sinh, đồng thời đưa các vị sư , đồng bào bị thương đi chữa trị. Đến 16 giờ 30 phút, ngày 10/6/1974 chính quyền địch đã cho xe chở  thi thể 4 sư về chùa Cù Là cũ để làm lễ táng.
   Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, nhân dịp lễ an táng cho 4 vị sư hy sinh đã phát động biến sự hy sinh thành lòng căm thù địch, tấm băng rôn với dòng chữ : “Toàn thể tăng ni, tín đồ phật tử vô cùng thương tiếc 4 vị sư đã hy sinh vì đại nghĩa” được treo một cách trang trọng tại tại mặt chính điện của chùa. Trong 7 ngày tang lễ có trên 20.000 đồng bào các dân tộc , tôn giáo trong và ngoài tỉnh đến dự.
   Đến 15 giờ ngày 17/6/1974 linh cửu của 4 vị sư được đưa về  chôn cất tại đầu lộ Cù Là (nơi thờ cúng các vị hiện nay) trong sự căm phẫn và thương tiếc của các vị sư sãi, gia đình và đồng bào các dân tộc.
   Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng,để ghi công và tưởng nhớ tấm gương anh dũng hy sinh của 4 vị sư và đồng bào sư sãi, Nhà nước đã công nhận và cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 4 sư: Lâm Hùng, Danh Tấp, Danh Hom và Danh Hoi. Thực hiện chính sách người có công với cách mạng, hiện nay các gia đình của 4 sư liệt sĩ đã được hưởng các chính sách hiện hành. Đồng thời trong các ngày Lễ, Tết cũng được chính quyền các cấp và các tổ chức đến thăm hỏi, tặng quà.
   Đến ngày 20/9/1990 tháp 4 sư liệt sĩ được Bộ Văn Hóa -Thông Tin công nhận di tích Văn Hóa – Lịch Sử cấp quốc gia theo quyết định số 993/QĐ-BT và đã trở thành biểu tượng và niềm tự hào về truyền thống đoàn kết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược của đồng bào Khơmer và các dân tộc khác trong tỉnh dưới dự lãnh đạo của Đảng. Hàng năm cứ vào ngày 10/6 dương lịch đồng bào Khơmer, đồng bào Kinh, Hoa, các tăng ni phật tử và các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể đều đến đây làm lễ dâng hương cầu siêu tưởng nhớ 4 sư liệt sĩ đã anh dũng hy sinh.
    Theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh và được sự cho phép của Bộ Văn Hóa- Thể Thao và Du Lịch, hiện nay Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tỉnh Kiên Giang đang tiến hành trùng tu, tôn tạo lại khu di tích tháp 4 sư liệt sĩ và theo kế hoạch đến ngày 10/6/2012 sẽ hoàn thành.
    
 
 






 

 






 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành