Số người đang online : 52 CHIẾN THẮNG CẦU CẢ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CHIẾN THẮNG CẦU CẢ
post image
CHIẾN THẮNG CẦU CẢ

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số: 04/2001/QĐ- ...

CHIẾN THẮNG CẦU CẢ



1. Tên di tích:
Địa điểm chiến thắng Cầu Cả.
2. Loại công trình: Khu tưởng niệm
3. Loại di tích: di tích lịch sử cách mạng
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số: 04/2001/QĐ- BVHTT, ngày 19/01/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin.


 
5. Địa chỉ di tích: Thôn Cầu Cả - Xã Yên Nguyên – Huyện Chiêm Hóa – Tỉnh Tuyên Quang.
6. Tóm lược thông tin về di tích.
      Chiến thắng Cầu Cả oanh liệt đã góp phần đập tan âm mưu bao vây, tiêu diệt căn cứ địa cách mạng của Nhật, bảo vệ an toàn chính quyền và cuộc sống yên lành của nhân (1)
Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, sau khi đưa quân vào Miền Nam thực dân Pháp ngày càng mở rộng chiến tranh trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngày 12-12- 1946 Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, ngày 19-12- 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, đường lối chung chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến là: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.
       Mặc dù đã đến ngày tận số, nhưng phát xít Nhật vẫn điên cuồng, chống lại cách mạng, chúng ráo riết củng cố lực lượng, chuẩn bị chiếm lại những vùng đất đã mất. Chủ trương của Đảng ta lúc này là: Phải bằng mọi giá và củng cố những vùng mới được giải phóng thực hiện chủ trương đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Châu Khánh Thiện, nhân dân các dân tộc Tổng Yên Lũng đã bắt tay ngay vào việc xây dựng lực lượng tự vệ. Để bảo vệ chính quyền còn non trẻ và cuộc sống yên lành của nhân dân trong tình hình còn thù trong, giặc ngoài, chỉ trong một thời gian ngắn, mỗi xã trong Tổng đã xây dựng được một đội tự vệ với số quân từ 8 đến 9 người. Khắc  phục khó khăn về vũ khí, anh em tự vệ đã kiên trì, sáng tạo và tự sản xuất ra các loại vũ khí có thể làm được, vừa luyện tập và xây dựng, vừa trực tiếp giữ gìn trị an làng, bản. Chính quyền cách mạng trong Tổng trú trọng nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho nhân dân, thực hiện tổ chức canh phòng cẩn mật những hướng xung yếu, đề phòng Nhật tấn công bất ngờ.
        Không chịu từ bỏ dã tâm xâm lược, phát xít Nhật liên tục cho quân tấn công vào những vùng chính quyền cách mạng đã được thành lập. Đầu tháng 6 năm 1945 chúng dùng 2 cánh quân tiến đánh Châu Khánh Thiện, cánh quân thứ hai theo đường bộ từ Tuyên Quang lên đóng ở chợ Bợ, qua Tổng Yên Lũng tiến về châu Lỵ (thị trấn Chiêm Hóa ngày nay), trước tình hình đó các đội tự vệ  và nhân dân các dân tộc Tổng Yên Lũng đã khẩn trương chuẩn bị lực lượng, bố trí trận địa đánh địch.
       Ngày 02 tháng 6 năm 1945, Nhật kéo quân từ chợ Bợ (Bình Xa – Hàm Yên) tấn công lên Châu  Khánh Thiện. Được sự chỉ đạo và thông báo của trên, chính quyền cách mạng của Tổng Yên Lũng đã kịp thời tổ chức cho nhân dân sơ tán người và tài sản vào vùng sâu, với khẩu hiệu “Vườn không, nhà trống” mặt khác gấp rút chuẩn bị lực lượng du kích, tự vệ để phối hợp với bộ đội chủ lực bố trí trận địa chặn đánh quân Nhật hành quân lên Châu Khánh Thiện. Khu vực Cầu Cả được chọn làm trận địa mai phục chính, vì đây là đoạn đường hẹp, có núi cao hiểm trở, nhiều hang đá, thuận lợi cho việc áp dụng lối đánh du kích. Khoảng 9 giờ sáng, gần 100 tên (kể cả quân Nhật và lính bảo an) lọt vào trận địa mai phục. Lợi dụng địa hình, từ các hang đá bụi cây, quân ta nhất loạt nổ súng, bị tấn công bất ngờ đội hình địch rối loạn, một số binh lính hoảng sợ bỏ chạy, số còn lại nổ súng điên cuồng vào trận địa của ta. Địch tổn thất lớn đành tháo chạy, thừa thắng quân ta tiếp tục truy kích, đội hình quân Nhật tan tác, một phần rút theo đường bộ, phần thì chạy thục mạng theo khe suối ra sông Lô. Sau 2 giờ chiến đấu ác liệt, ta đã tiêu diệt hàng chục tên địch (trong đó có tên quan hai Nhật) và làm bị thương nhiều tên khác, thu một số súng đạn. Cuộc hành quân của địch lên Châu Khánh Thiện bị thất bại buộc chúng phải rút về chợ Bợ ( xã Bình Xa – Hàm Yên) để củng cố lực lượng.
       Biết được ý đồ quân Nhật không từ bỏ tấn công lên Châu  Khánh Thiện, để tiêu diệt cơ sở cách mạng của ta, do đó bộ đội chủ lực và du kích Tổng Yên Lũng tiếp tục bố trí trận địa phục kích ở khu vực Cầu Cả, khác với lần trước, lần này trận địa phục kích của ta được bố trí  kéo dài cả hai bên đầu Cầu Cả.
       Ngày 14 tháng 6 năm 1945, quân Nhật tiếp tục hành quân từ chợ Bợ lên Châu Khánh Thiện, dọc đường chúng xả súng bắn liên tục vào những nơi chúng nghi ngờ có lực lượng của ta mai phục. Đến gần Cầu Cả, chúng bỏ đường cái tản ra hai ven đường và men theo bờ suối để đi, đội hình đi rất thưa, mỗi tên cách nhau khoảng 8 đến 10 mét, chúng không đi qua cầu mà lội qua suối, vừa tới đầu Cầu Cả phía Chiêm Hóa chính giữa trận địa mai phục của ta, tổ phục kích phía Bắc Cầu Cả đồng loạt nổ súng, quân Nhật hoảng sợ tản ra để tránh đạn của ta thì đơn vị phục kích ở phía Nam Cầu Cả cũng đồng loạt nổ súng làm cho cả đội hình quân địch hoang mang lo sợ tìm cách chống lại cuộc phản kích của quân ta, song chúng vừa chống cự vừa tiếp tục hành quân lên Châu Khánh Thiện.
Sau 10 ngày, được lệnh của Ủy ban lâm thời Châu Khánh Thiện, trực tiếp là đồng chí Nguyễn Công Bình (tức Chì) chỉ đạo chặn đánh quân Nhật rút lui từ Chiêm Hóa về Tuyên Quang. Lần này trận địa phục kích của ta được bố trí kéo dài từ đèo Gà đến Cầu Cả, lực lượng bộ đội chủ lực phối hợp với du kích đánh địch. Khoảng 9 giờ sáng ngày 24 tháng 6 năm 1945, quân Nhật lọt vào trận địa phục kích của ta, với cách đánh du kích bắn tỉa đã gây cho địch nhiều thương vong, buộc quân Nhật phải  rút về Tuyên Quang theo hai đường bộ và đường thủy.
Cùng với cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Ngày 07 tháng 10 năm 1947 quân Pháp mở chiến dịch tấn công lên Việt Bắc. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch và Chỉ thị “ Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”  của Trung ương Đảng.
    Quán triệt Chỉ thị của Bộ tư lệnh Khu 10, Tỉnh uỷ Tuyên Quang chỉ đạo lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với bộ đội chủ lực nhanh chóng triển khai trận địa đón đánh địch.
Tiểu đoàn 718 thuộc Trung đoàn 112 Hà Tuyên do đồng chí Phương Cương chỉ huy từ Đầm Hồng cấp tốc vượt sông Gâm về Yên Nguyên phối hợp với dân quân du kích xã Yên Nguyên, Hoà Phú tổ chức chiến đấu.
Đại bộ phận bộ đội ta phục kích cách cầu Cả 500m về phía Chiêm Hoá; một đại đội làm nhiệm vụ khoá đuôi, một đại đội làm nhiệm vụ chặn địch chạy ngược Chiêm Hoá.
      Chiều ngày 5 - 11 - 1947, địch vào khu vực quân ta bố trí trận địa. Đồng chí Lê Thùy dùng súng trung liên bắn thẳng vào đội hình địch, các bộ phận đồng loạt nổ súng. Đội hình địch rối loạn, xác chết ngổn ngang, lâu sau địch mới hoàn hồn bắn trả như vãi đạn. Sau hai giờ chiến đấu quyết liệt, trận đánh kết thúc. Khoảng 100 tên địch bị tiêu diệt tại chỗ, một số khác bị thương, ta thu được nhiều tiểu liên, súng trường, cối 81, đạn dược và đồ dùng quân sự. Hoang mang, hoảng loạn cộng với trời tối địch không dám hành quân tiếp.
       Sáng 6 - 11- 1947, địch rút về chợ Bợ, một bộ phận trú lại, một bộ phận ra Pắc Nhụng theo canô về Tuyên Quang. Đêm 7 - 11 - 1947, Tiểu đoàn 718 tổ chức tập kích địch diệt thêm một số tên. Sáng hôm 8 - 11- 1947 địch dùng một đại đội phản công vào chỉ huy sở của ta, cuộc chiến đấu diễn ra hơn 20 phút, địch bỏ mạng 8 tên, một số khác bị thương, số còn lại tháo chạy ra Km 31.
Những trận đánh liên tiếp từ cầu Cả đến chợ Bợ tiêu diệu được hàng trăm tên địch, đẩy chúng ngày càng lún sâu vào thế bị động. Chiến thắng Cầu Cả trong chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 đã góp phần tiêu diệt sinh lực địch, bảo vệ an toàn Bác Hồ, Trung ương Đảng và các cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.



0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành