Số người đang online : 37 Nguyễn Phúc Lan (chúa Thượng, 1635-1648) - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Nguyễn Phúc Lan (chúa Thượng, 1635-1648)
post image
Nguyễn Phúc Lan (chúa Thượng, 1635-1648)

Nguyễn Phúc Nguyên có 11 con trai. Nguyễn Phúc Lan là con trai thứ hai được truyền ngôi chúa.

Năm Ất Hợi (1635) chúa Sãi mất, Nguyễn Phúc Lan lên ngôi chúa gọi là chúa Thượng.

Nghe tin Phúc Lan nối nghiệp, hoàng tử thứ 3 là Nguyễn Phúc Anh đang trấn giữ Quảng Nam âm mưu phản nghịch, liên kết với chúa Trịnh đem quân vào đánh miền Nam. Phúc Anh sai đắp luỹ Câu Ðê làm kế cố thủ. Phúc Lan đánh bắt được, không nỡ giết người ruột thịt, nhưng tướng sĩ và ông chú là Trường quận công Nguyễn Phúc Khê đều xin giết để trừ hậu hoạ.

Chúa dù đau xót cũng phải nghe theo.

Năm Kỷ Mão (1639), Tống Thị (vợ goá của Phúc Anh) dâng cho chúa chuỗi hoa vòng ngọc liên châu rất đẹp. Chúa cầm lên ngửi thấy mùi hương thơm ngát xúc động lòng yêu. Tống Thị lại vào sụp lạy dưới thềm, thưa trình về tình cảnh goá bụa thảm thiết, nhan sắc lại cực kỳ diễm lệ. Chúa Thượng nổi tình riêng, sau đó mời nàng vào nội thất chung chăn gối.

Từ đó chúa rất mực sủng ái Tống Thị. Nàng trình bẩm việc gì chúa cũng nghe theo. Tống Thị lựa lời khéo léo để chúa vui lòng, nghĩ cách chiếm đoạt của cải của dân để làm giàu riêng. Các quan đại thần căm ghét Tống Thị, tìm cách can gián nhưng chúa không nghe. Cho hay, nhan sắc, gái đẹp có mãnh lực vô biên, làm lung lạc cả đấng quân vương.

Làm chúa được 9 năm, vị chúa đa tình này lập được chiến công vang dội. Lần đầu tiên trong lịch sử, thuỷ quân Việt Nam đã đánh thắng thủy quân Âu Châu.

Ðó là năm 1643, Hà Lan theo yêu cầu của chúa Trịnh đã cho 3 chiếc tàu đồng kiểu tròn, trang bị nhiều trọng pháo tiến vào cửa Eo (Thuận An) mưu đồ xâm lược nước ta.

Chúa Thượng họp quần thần bàn định có nên đưa chiến thuyền của mình ra đánh tàu Hà Lan hay không. Các quần thần không dám hứa là chắc thắng. Chúa hỏi một người Hà Lan đang giúp việc cho chúa. Người ấy tự phụ trả lời: Tầu Hà Lan chỉ sợ mãnh lực và quân đội của trời thôi. Nghe vậy, chúa cảm thấy bị xúc phạm. Ông thân hành đến Eo, ra lệnh cho thuỷ quân chèo thuyền ra đánh thẳng vào 3 chiếc tàu của Hà Lan.

Hàng trăm chiếc thuyền Việt Nam xông thẳng vào các chiếc tàu Hà Lan, mặc đại bác bắn ra như mưa. Bốn mặt tàu Hà Lan đều bị tấn công. Nhờ thuyền nhỏ cơ động, nhanh nhẹn nên mặc dù bị một số đạn, thuyền Việt Nam vẫn bao vây tấn công vào tàu Hà Lan quyết liệt. Chúng vô cùng kinh hoàng, không ngờ thủy quân chúa Nguyễn lại gan dạ đến thế. Chiếc nhỏ nhất vội luồn lách chạy thoát thân. Chiếc thứ hai thảng thốt đâm vào đá, cả đoàn thuỷ thủ và tàu chìm nghỉm xuống biển. Chiếc thứ 3 lớn nhất chống cự lại, các thuỷ quân chúa Nguyễn bám sát tàu bẻ bánh lái. Một số nhảy lên tàu, chặt gẫy cột buồm. Bị dồn vào thế tuyệt vọng, thuyền trưởng Hà Lan cho nổ kho thuốc súng. Thế là tất cả thủy thủ bị hoả thiêu chết la liệt trên biển. Có 7 tên trên tàu nhảy xuống biển, cố bơi thoát nhưng đều bị tóm cổ.

Thắng trận trở về, chúa Thượng dẫn 7 tên tù binh đến trước mặt người Hà Lan nói:

- Cần chi mãnh lực và quân đội của trời mới phá được. Chiến thuyền của ta cũng khá đấy chứ.

Năm 1648, Trịnh Tráng cho các đạo quân thuỷ bộ đánh vào miền Nam. Bộ binh đóng ở đất Nam Bố Chính, còn thuỷ quân thì đánh vào cửa Nhật Lệ. Nguyễn Phúc Lan phải tự cầm quân đánh lại. Sau Phúc Lan thấy trong người không được khoẻ, mới trao binh quyền cho con trai là Nguyễn Phúc Tần và tướng Nguyễn Hữu Dật chỉ huy còn mình thì rút về. Ðến phá Tam Giang thì chúa mất, thọ đến 48 tuổi, ở ngôi chúa 13 năm. Sau triều Nguyễn truy tôn là Thần tôn Hiến chiêu Hoàng đế. Chúa Thượng có 4 người con (3 con trai, 1 con gái).

Nguyễn Phúc Lan là con trai thứ hai của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, mẹ là con gái của Mạc Kính Điển tên Mạc Thị Giai. Khi nhà Mạc bại vong, bà theo chú là Mạc Cảnh Huống chạy vào Nam, ở ẩn chùa Lam Sơn, Quảng Trị. Bà vợ của Cảnh Huống là Nguyễn Thị Ngọc Dương tiến cử bà vào hầu Nguyễn Phúc Nguyên, sau đổi họ thành họ Nguyễn.

Những người anh em cùng cha mẹ của Nguyễn Phúc Lan gồm có :

    Con trai:
        Anh cả tên Nguyễn Phúc Kì, làm Hữu phủ chưởng phủ sự, trấn thủ Quảng Nam, hàm Thiếu bảo, tước Quận công.
        Nguyễn Phúc Trung.
        Nguyễn Phúc Anh.
        Con út Nguyễn Phúc Nghĩa chết sớm.

    Con gái:
        Nguyễn Phúc Ngọc Liên.
        Nguyễn Phúc Ngọc Hoa.
        Nguyễn Phúc Ngọc Khoa.
        Nguyễn Phúc Ngọc Vạn.

Lúc đầu, ông được phong chức Phó tướng Nhân Lộc Hầu.

Năm Tân mùi (1631) , Công tử trưởng Kỳ mất, ngài được lập Thế tử.

Năm Ất hợi (1635), Nguyễn Phúc Nguyên chết, ông vâng lời di chúc, các quan tôn ngài làm Tiết Chế Thủy Bộ Chư Dinh kiêm Tổng Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự Thái Bảo Nhân Quận Công. Lúc ấy ngài 35 tuổi. Thời bấy giờ gọi là Chúa Thượng.
Dời thủ phủ

Qua năm sau (1636), ông cho dời phủ từ làng Phước Yên (Quảng Điền, Thừa Thiên) qua làng Kim Long (Hương Trà, Thừa Thiên). Kim Long rộng rãi, cảnh trí xinh đẹp, phủ Chúa và nhà quan lại còn lan ra các làng chung quanh. Kim Long đã mang lại nhiều lợi ích cho nền thương mãi trong thời ngài. Các thuyền buôn từ Hội An, Trung Hoa ghé Thuận An đi dọc theo sông Hương lên Huế. Nhờ đó mà phẩm vật của người Âu và Trung Hoa (tơ sống, thuốc Bắc, bút chì v.v...) đều được mang bán tại Huế. Khách phương xa ghé đến Kim Long không khỏi ngạc nhiên khí thấy cảnh tượng huy hoàng của phủ Chúa và các nhà quan lại. Mỗi khi ông ngự đi đâu đều có hơn hai nghìn thị vệ theo hầu, tiền hô hậu ủng, cờ xi rợp trời, oai vệ khác thường.
Chống Trịnh

Ông là người khoan hòa, nhân ái nhưng một cuộc mưu phản xảy ra làm ngài vô cùng đau lòng.

Em trai của ông là Nguyễn Phúc Anh đang là Trấn thủ Quảng Nam, nghe tin ông lên ngôi liền bí mật đầu hàng chúa Trịnh, cho đắp lũy Cu Đê để cố thủ, bày thủy quân ở Đà Nẵng chống lại chúa. Ông cho mời chú của mình là Tường Quận công Nguyễn Phúc Khuê vào bàn, khóc nói rằng : Chẳng lẽ vì quyền lợi riêng tư một cá nhân mà gây chinh chiến để khổ sinh linh, hay hơnlà cháu nhường ngôi Chúa để tránh cảnh huynh đệ tương tàn. Ông Khuê cứng rắn, không chịu, xin ông đặt phép nước lân tình nhà rồi cùng Nguyễn Phúc Yên kéo quân vào đánh, bắt được Anh, lấy nghĩa Anh em là tình riên, phép nước là nghĩa lớn, rồi đem giết đi.

Năm Kỉ Mão (1639), vợ của Nguyễn Phúc Kì là Tống Thị vào yết kiến chúa, vừa xinh đẹp lại giỏi ứng đối, kêu khổ xin chúa ban cho chuỗi ngọc Vạn hoa, chúa thương tình cho lưu lại cung phủ, đã có nhiều người can nhưng chúa không nghe.

Năm Canh Thìn (1640), quân Nguyễn chiếm được châu Bắc Bố Chính, chúa Trịnh lúc đó là Trịnh Tráng viết thư xin lại, chúa đồng ý. Từ đó chúa Nguyễn có ý khinh thị việc trong nước, chỉ lo vui yến tiệc, xây cung thất. Nhưng nhờ quần thần can ngăn, chúa sửa sai, bãi bỏ việc xây dựng tốn kém.

Tống Thị nhờ lấy lòng chúa rất khéo nên đã kiếm được rất nhiều của cải, người này nhờ cha Tống Phúc Thông ở đất Trịnh gửi một chuỗi ngọc biếu chúa Trịnh, xin Trịnh đem quân đánh Nguyễn, còn mình sẽ mang gia tài giúp quân lương. Trịnh Tráng nhận được thư, tức tốc đem quân đi đánh. Lúc đầu, Nguyễn Phúc Lan tự đánh trả, về sau con trai Nguyễn Phúc Tần và tướng Nguyễn Hữu Dật chỉ huy đã giành nhiều thắng lợi, bắt được nhiều tù binh của Trịnh.

Khi rút quân, Nguyễn Phúc Lan mất trên thuyền ngự ở phá Tam Giang, thọ 49 tuổi. Con ông là Nguyễn Phúc Tần lên nối ngôi.

Sau ông được nhà Nguyễn truy tôn miếu hiệu là Thần Tông, thụy là Thừa Cơ Toàn Thống Quân Minh Hùng Nghị Uy Đoán Anh Vũ Hiếu Chiêu hoàng đế.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành