Số người đang online : 29 Nguyễn Phúc Khoát (Võ Vương, 1738-1765) - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Nguyễn Phúc Khoát (Võ Vương, 1738-1765)
post image
Nguyễn Phúc Khoát (Võ Vương, 1738-1765)

Nguyễn Phúc Khoát, sinh nǎm Giáp Ngọ (1714), là con trưởng của Ninh Vương được lên ngôi chúa ngày 7/6/1738, lấy hiệu là Từ Tế Đạo nhân. Nǎm Giáp Tý (1744), Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi vương xưng là Võ Vương cho đúc ấn Quốc Vương. Xuống chiếu bố cáo thiên hạ, lấy Phú Xuân làm kinh đô.

Từ nǎm Giáp Tuất (1754), để xứng đáng với kinh đô của Nguyễn Vương, Phú Xuân được xây dựng thêm hàng loạt cung điện theo quy mô đế vương. Đặc biệt chiếc áo dài Việt Nam tha thướt xinh đẹp như hiện nay, phải trải qua một quá trình phát triển, nó được hình thành từ đời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát.

Nǎm 1757, Võ Vương đặt Rạch Giá làm đạo Kiên Giang, Cà Mau làm đạo Long Xuyên.

Ngày 7/6/1765, Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát mất, thọ 52 tuổi, nối ngôi được 27 nǎm.

Triều Nguyễn truy tôn ông làThế tông Hiếu vũ Hoàng đế. Võ Vương có 30 người con (18 con trai, 12 con gái).

Nguyễn Phúc Khoát húy là Hiếu, còn gọi là Chúa Vũ (hay Võ Vương) (1714–1765) là vị chúa Nguyễn thứ 8 (ở ngôi chúa: 1738-1765) trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế

Nguyễn Phúc Khoát sinh năm Giáp Ngọ (1714) đời vua Lê Dụ Tông. Ông là người gốc Gia Miêu (huyện Tống Sơn, Thanh Hóa), và là con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Chú và mẹ là Thục phi Trương Thị Thư.

Lúc đầu, Nguyễn Phúc Khoát được phong là Chưởng dinh dinh Tiền Thủy, tước Hiểu Chính hầu, làm phủ đệ ở Cơ Tiền Dực tại làng Dương Xuân (Thừa Thiên).
Sự nghiệp
Về đối nội

Năm Mậu Ngọ (1738), Nguyễn Phúc Khoát nối ngôi khi 24 tuổi, được quan triều tôn là Thái bảo Hiểu Quận công, lấy hiệu là Từ Tế đạo nhân (vì ông chuộng đạo Phật).

Sau đó, Chúa Vũ cho khởi công xây phủ mới, ở bên tả phủ cũ, và cho kiến thiết Đô thành Phú Xuân . Năm Kỷ Mùi (1739), công cuộc hoàn tất, triều thần tôn chúa là Thái phó Quốc công.

Cũng trong năm này, vua Chân Lạp là Nặc Bồn mang quân sang xâm phạm Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ cùng vợ là Nguyễn Thị Hiếu Túc đánh đuổi được. Nghe tâu, Chúa Vũ đặc cách phong Mạc Thiên Tứ làm đô đốc và vợ ông làm phu nhân.

Năm Canh Thân (1740), Chúa Võ quy định lại phép thi. Ngày 12 tháng 4 năm Giáp Tý (1744), quần thần dân biểu tôn Chúa Vũ lên ngôi vương.

Kể từ đó, có nhiều cải cách được ban hành, như: phủ đổi thành điện, những gì trình lên vua gọi là tấu, Thân quân gọi là Vũ lâm quân, Văn chức đổi là Hàn lâm viện. Về hành chính thì chia làm 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình và Công. Phàm văn thư vẫn dùng niên hiệu vua Lê nhưng đối với các thuộc quốc thì xưng là Thiên vương. Y phục từ quan đến dân cũng thay đổi...
Về đối ngoại

Cuộc tranh giành ngôi vua đưa nước Chân Lạp vào tình cảnh nội chiến kéo dài từ năm Mậu Ngọ (1738) đến năm Đinh Sửu (1757). Theo lời yêu cầu của các vua Chân Lạp, Chúa Vũ cho quan quân sang can thiệp. Để đền đáp công ơn, các vị vua này đã hiến tặng nhiều vùng đất cho Chúa Vũ, được liệt kê ra như sau:

    Năm 1753, người Côn Man (tức người Chămpa sinh sống trên đất Chân Lạp) bị ngược đãi. Năm 1755, Chúa Vũ lại nghe vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Ang Tong) thông sứ với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài để lập mưu đánh mình. Lập tức, chúa sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh Nặc Nguyên, giải thoát được khoảng 5.000 người Côn Man. Bị truy nã, Nặc Nguyên chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ tâu lên chúa Nguyễn xin dâng hai vùng là Tầm Bôn và Lôi Lạp (nay là Tân An và Gò Công) để tạ tội (1756).

    Năm 1757 Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận dâng cho chúa Nguyễn vùng Préah Trapeang (Trà Vinh) và Srok Trang (Sóc Trăng) để được Chúa Vũ phong làm vua Chân Lạp.

Nhưng sau đó Nặc Nhuận bị người con rể là Nặc Hinh giết và cướp ngôi. Con Nặc Nhuận là Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ che chở và cầu cứu với chúa Nguyễn. Nhận lời, Chúa Vũ sai thống suất Trương Phúc Du sang đánh và giết chết Nặc Hinh, đưa Nặc Tôn lên làm vua Chân Lạp. Năm 1757, vua Nặc Tôn xin dâng đất Tầm Phong Long (vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu tương ứng với Châu Đốc, Sa Đéc bây giờ) để tạ ơn chúa Nguyễn.

Ngoài ra, Nặc Tôn còn tặng riêng cho Mạc Thiên Tứ năm phủ là: Kompong Som (Vũng Thơm), Kampot (Cần Bột), Chal Chun (Chưn Rùm), Bantey M éas (Sài Mạt) và Raung Veng (Lình Quỳnh) để tạ ơn. Tuy nhiên, Mạc Thiên Tứ lại đem những đất ấy dâng chúa Nguyễn.
Hoàn thành công cuộc Nam tiến

Năm Đinh Sửu (1757), theo đề nghị của ký lục dinh Long Hồ là Nguyễn Cư Trinh và thống suất Trương Phước Du, Chúa Vũ thuận cho dời trị sở dinh Long Hồ và châu Định Viễn từ Cái Bè (Tiền Giang) về xứ Tầm Bào thuộc địa phận Long Hồ thôn (tức vùng chợ Vĩnh Long ngày nay). Cử Tống Phước Hiệp làm lưu thủ, đồng thời còn cho lập ba đạo để hỗ trợ việc coi giữ đó là: Đông Khẩu (ở phía Nam Sa Đéc), Tân Châu (ở đầu Cù lao Giêng, không phải tại thị trấn Tân Châu ngày nay) và Châu Đốc.

Đến đây (1757), kể như vùng đất Nam Bộ ngày nay đã thuộc về Chúa Vũ.
Những năm cuối đời & mất

Sau khi hoàn thành công cuộc Nam tiến của mình, trong những năm cuối đời, Chúa Vũ đâm ra say mê tửu sắc, không còn thiết tha việc nước nữa. Theo thông tin trên trang Nguyễn Phước tộc, thì:

    Để dễ dàng trong việc tiếm quyền, chính Trương Phúc Loan đã khuyến dụ Chúa Vũ đi vào con đường nữ sắc. Một cung phi rất được ngài sủng ái là Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu, con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền. Đây chính là mầm mống gây cảnh suy tàn của triều đại sau này.

Ngày 20 tháng 5 năm Ất Dậu (7 tháng 7 năm 1765), Chúa Vũ qua đời, ở ngôi 27 năm, thọ 51 tuổi.

Chúa Vũ được táng tại lăng Trường Thái ở làng La Khê (Hương Trà, Thừa Thiên). Đến đời vua Gia Long, Chúa Vũ được thờ tại Thái Tổ Miếu (tức Thái Miếu trong Hoàng thành Huế), án thứ tư bên tả.

Nguyễn Phúc Thuần, con trai thứ 16 của Chúa Vũ lên ngôi, dâng thụy hiệu cho cha là: Trí Hiếu Vũ Vương. Năm Bính Dần (1806), Vua Gia Long truy tôn là: Trí Hiếu Vũ Hoàng Đế, miếu hiệu là Thế Tông.
Gia đình

    Trương Thị Dung (1712 - 1736), (còn có tên là Trừ, là Hiện), Chánh quán huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, con của quan Chưởng cơ Trương Văn Sáng. Ban đầu, bà vào hầu nơi tiềm để, được phong làm Hữu Cung tần. Bà tính tình cẩn thận, có phong thái của các hậu phi thời xưa. Khi mất, được phong tặng là Tu Nghi Phu Nhân, sau truy tặng Ôn Thành Trương Thái Phi. Vua Gia Long truy tôn : Ôn Thành Huy Ý Trang Từ Dục Thánh Hiếu Vũ Hoàng Hậu, Lăng táng tại làng Dương Xuân (Hương Trà, Thừa Thiên), tên lăng là Vĩnh Thái. Bà được phối thờ với Vũ vương ở Thái Miếu, án thứ tư bên tả.

    Bà sinh được 3 trai 1 gái : Trưởng công tử Nguyễn Phúc Chương (được phong tước Thành Công), Nhị công tử Nguyễn Phúc Côn (Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế nhà Nguyễn), Tam công tử Nguyễn Phúc Dực (được phong tước Ý Công) và Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Dao.

    Trần Thị Xạ (1716 - 1750), pháp danh là Hải Pháp, người làng Trung Quán (huyện Khang Lộc, tỉnh Quảng Bình), con của quan Khám Lý Năng Tài Hầu. Bà vào hầu nơi tiềm để lúc 20 tuổi. Nhờ dung hạnh, biết chìu chuộng nên bà được sủng ái. Khi Võ vương lên ngôi bà được tấn phong làm Quý nhân. Bà là người hiền thục, thận trọng lời ăn tiếng nói, hành động có phép tắc. Những lúc rảnh tang bà thường đến chùa dâng hương lễ Phật. Lúc bị bệnh, bà cấm không cho tả hữu trình cho Võ vương biết.

    Khi bà mất, Võ vương rất thương tiếc, sắc phong tặng : Chiêu Nghi Liệt Phu Nhân, thụy là Từ Mẫn. Lăng táng tại làng Dương Xuân (Hương Thủy, Thừa Thiên), Võ vương cho khắc bia dựng trước mộ (nay vẫn còn).

    Bà sinh được 4 công tử là : Nguyễn Phúc Kính, Nguyễn Phúc Bản, Nguyễn Phúc Yến, Nguyễn Phúc Tuấn và 2 Công nữ (không rõ tên).

    Nguyễn Phúc Ngọc Cầu (1734 - 1804), bà là con của Thái bảo Dận Quận công Nguyễn Phúc Điền (con thứ 12 của Nguyễn Phúc Chu). Lúc nhập cung, bà được Võ vương rất sủng ái. Năm 1774, khi Định vương Nguyễn Phúc Thuần (con của bà) vào Gia Định, bà lập ngôi chùa Phước Thành ở An Cựu (Huế) để tu. Khi bà mất, được truy tặng là Tuệ Tĩnh Thánh Mẫu Nguyên Sư, đạo hiệu là Thiệu Long giáo chủ. Lăng táng trong khuôn viên chùa Phước Thành, theo kiểu hình tháp nhà Phật.

    Bà sinh được hai Công tử là: Nguyễn Phúc Diệu (được phong là Thiếu bảo Quận công) và Nguyễn Phúc Thuần.

Nhận xét

Trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam có đoạn:

    Nguyễn Phúc Khoát thông minh, cương nghị, cả quyết, việc gì định làm thì nhất quyết làm cho bằng được, nên đôi khi tàn nhẫn...
    Ông được nhiều nhân tài phù tá, nổi bật nhất là tướng Nguyễn Cư Trinh, nhờ đó mà việc nội trị và ngoại giao đều tốt đẹp.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành
купить диплом магистра