Số người đang online : 26 ĐÌNH PHÙ LÃO - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH PHÙ LÃO
post image
ĐÌNH PHÙ LÃO

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 147/VHQG ...

ĐÌNH PHÙ LÃO


 
1.    Tên di tích: Đình Phù Lão.
2.    Loại công trình: Đình.
3.    Loại di tích: Kiến trúc
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 147/VHQG   ngày 24 tháng 12 năm 1982 của Bộ Văn hóa.
 
 
5.    Địa chỉ di tích: Thôn Tây Lò, Xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
6.    Tóm lược thông tin về di tích.
       Địa dư hành chính: Đình nằm địa dư hành chính thôn Tây Lò, làng Phù Lão, xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Đình được xây dựng vào thời Hậu Lê, khai móng năm 1680, dựng đình năm 1688 (thời niên đại Lê Chính Hòa thứ XV), dựng bia đá năm 1690. Đình là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân ba thôn: Phù Lão, Tráng Quán và Trường Hà.
      Hình dáng của Đình Phù Lão giống hệt chiếc nhà sàn của người Đại Cồ Việt (miền thượng). Hai bên có lát sàn ván, gian giữa để lối đi ra vào theo kiến trúc kiểu “con chồng giá chiêng”. Xung quanh Đình bưng ván đống đố, phía trước được gắn song con tiện, có cửa ra vào.
      Nét độc đáo của Đình Phù Lão so với các ngôi đình khác đó chính là nghệ thuật điêu khắc từ thời Hậu Lê. Đường nét hài hòa, tư duy, sáng tạo, phản ánh được quá khứ, hiện tại và vị lai.
Để xây dựng đình dân làng đã thuê thợ từ miền nam ra làm, gỗ để xây dựng đình  được mang từ Thanh Hóa ra và hoàn toàn bằng gỗ Lim.
      Đình Phù Lão phản ánh cuộc sống dân gian, với các chủ đề Tứ Linh, Tứ Quý; được thể hiện trên các bức phù điêu, đó là cảnh sinh hoạt xã hội, sinh hoạt gia đình, cuộc sống của những người sĩ, nông, công, thương, cảnh dân làng mở hội, trai gái tình tự, đấu võ, đấu gươm, các cô gái cưỡi trên mình rồng. Bên cạnh đó còn có các bức trạm rồng, rồng mẹ, rồn con, các cảnh rồng, phượng, hoa, lá… Chính vì các giá trị văn hóa này mà đình Phù Lão trở nên nổi tiếng trong và ngoài tỉnh.
      Đình thờ bốn vị ngai, hai vị ngai là Đức Thượng Đẳng bản thổ Cao Sơn, Quý Minh và hai vị ngai Ông Hậu, Bà Hậu có công bỏ tiền cùng dân làng xây dựng đình.
      Với những giá trị lịch sử vô cùng ý nghĩa, Đình Phù Lão đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1982 và được đón bằng công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia ngày 27 tháng 03 năm 1990.
      “Xuân Thu nhị kì” – Tháng 3(âm lịch) mở hội, tháng 8(âm lịch) việc làng. Hội làng Phù Lão mở vào ngày 14,15 tháng 3 âm lịch . Cả làng tổ chức rước 3 kiệu Rồng Bát cống, tập trung ở Tân Quang rồi cùng nhau rước ra đền Từ Khảo tế lễ. Hội làng được tổ chức ở khu văn chỉ và hàng tổng có vật giải, chọi gà, đu tiên, đu cây, kéo cóc, tổ tôm điếm, cờ người, rối nước, bắn cây bông, ca hát…
       Cờ người của làng Phù Lão dùng 32 cô gái trẻ làm quân, các cô mặc quần áo mầu mới, có đeo chữ của quân cờ mình nhận. Trong ván cờ người này, cô gái nào đẹp nhất đóng tướng ông, tướng bà. Đây cũng chính là hình thức thi người đẹp của làng.
       Hội đình Phù Lão ngày nay vẫn được duy trì, nó đã góp phần làm cho khu di tích này vừa có giá trị văn hoá vật thể, vừa làm tăng giá trị văn hóa lâu dài một cách tích cực nhất.
       Trải qua, hơn 3 thế kỉ, Đình Phù Lão vẫn giữ được nét mộc mạc, cơ bản về kiến trúc, nghệ thuật của ngôi đình cổ Việt. Với những mảng trạm trổ đặc sắc và rất sông động… Với giá trị là một công trình kiến trúc tiêu biểu, độc đáo, không chỉ riêng tỉnh Bắc Giang mà cũng hiếm thấy ở các ngôi đình truyền thống ở miền Bắc Việt Nam.
       Qua thời gian di tích ngày càng xuống cấp, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt chủ trương cho tiến hành đầu tư tu bổ, tôn tạo quy mô lớn di tích Đình Phù Lão; thời gian thực hiện trong ba năm (2009 - 2011). Bao gồm các hạng mục chính: trùng tu Đại đình, trùng tu nhà Tiền tế, dựng y môn, dựng nhà bia và tôn tạo cảnh quan, tổng thể di tích thêm phần khang trang tố hảo, nhân dân phấn khởi… Với tổng kinh phí đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa của bộ văn hóa thể thao, du lịch gần 4 tỉ đồng.
      Đến nay, công tác tu bổ, tôn tạo các hạng mục của di tích đã thực hiện theo đúng chủ trương, kế hoạch đề ra.
      Ngày 29/8/2011, tại thôn Tây Lò, xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, ngành Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh, chính quyền địa phương đã tổ chức lễ nghiệm thu việc tu bổ, tôn tạo Đình Phù Lão.
      Với tầm quan trọng và  giá trị của di tích, dự án tu bổ, tôn tạo di tích Đình Phù Lão đã góp phần làm cho di tích ngày càng khang trang, tố hảo xứng đáng với tầm vóc lịch sử và giá trị văn hóa của khu di tích lịch sử quốc gia.
7.    Một số hoạt động nhà trường đã làm trong nội dung chăm sóc di tích.
       Phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được Bộ GD & ĐT triển khai trong toàn ngành và hoạt động trong giai đoạn 5 năm (từ 2008 đến 2013). Qua đó, các cơ sở giáo dục phổ thông phải xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội đặc biệt là học sinh phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và trong các hoạt động xã hội, góp phần vào sự phát triển của đất nước.
       Trường THCS Đào Mỹ hiện có 13 lớp với 438 học sinh. Trường nằm trên địa bàn xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Trong các năm qua, trường THCS  Đào Mỹ đã đạt được thành tích tốt trong việc tham gia phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”,tạo được môi trường tốt để cho các em học tập. Trong các tiêu chí xây dựng phong trào ngoài việc  xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn nhà trường còn quan tâm đến công tác chăm sóc, phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng địa phương đó là khu di tích lịch sử đình Phù Lão được Bộ văn hoá xếp hạng di tích cấp quốc gia bằng nhiều việc làm cụ thể như sau:
        Tổ chức cho học sinh tham quan tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương. Đây là mặt mạnh trong việc triển khai phong trào của trường trong thời gian qua. Việc này đã góp phần giáo dục truyền thống cách mạng và lịch sử, làm cho học sinh hiểu, thấm nhuần đi đến tôn vinh giá trị văn hoá dân tộc từ hoạt động thực tiễn.
        Nhà trường đảm nhận và chăm sóc di tích lịch sử đình Phù Lão. Thường xuyên tổ chức cho học sinh quét dọn, chăm sóc, góp phần làm cho quang cảnh nơi đây ngày càng sạch đẹp hơn, tôn nghiêm hơn. Tuyên truyền giới thiệu các di tích của địa phương với bạn bè, cộng đồng dân cư và khách du lịch.
         Tổ chức tuyên truyền giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng được thực hiện thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong giờ chủ nhiệm, tiết chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt ngoại khoá, cho các em học sinh được tham gia phục vụ lễ hội như: tham gia múa lân, rước kiệu....
         Nhà trường tổ chức xây dựng trang Web của trường trong đó có những bài viết, hình ảnh tuyên truyền, giới thiệu khu di tích lịch sử đình Phù Lão tới bạn bè và khách du lịch trong và ngoài nước.
        Nhìn chung, phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ từ cán bộ giáo viên đến học sinh. Đối với giáo viên, các thầy cô giáo nêu cao tinh thần “Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu” và “Tất cả vì học sinh thân yêu”, mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn người học. Trường học gắn bó mật thiết với địa phương và có chất lượng giáo dục toàn diện với hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Qua đó, môi trường trường học thân thiện học sinh cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khoá, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể để “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
 




 
8.    Đề xuất kiến nghị.
       Đề nghị nhà nước, các cấp lãnh đạo địa phương quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất hơn nữa để cho các em học sinh có một môi trường thuận lợi nhất để học tập và rèn luyện.
9.    Thông tin về trường THCS Đào Mỹ.
a. Họ và tên hiệu trưởng: Trần Thị Nga
    Chuyên ngành đào tạo: CĐSP Văn
    Năm tốt nghiệp đại học/CĐ: 1983
    Điện thoại: 0983185405
    Địa chỉ email: tranngac2daomy@gmail.com
b. Họ và tên Tổng phụ trách: Hoàng Thị Huệ
    Chuyên nghành đào tạo: GDCD – CTĐ. 
    Năm tốt nghiệp: 2009.
    Điện thoại: 01643.964.968
    Địa chỉ email: thuhue141188@gmail.com
c. Địa chỉ trường: xã Đào Mỹ - Lạng Giang – Bắc Giang.
    Điện thoại cố định của trường: 02403.890.510
    Địa chỉ Email: c2daomylg.bacgiang@gmail.com

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành