CHÙA KHÁM LẠNG
CHÙA KHÁM LẠNG
Share on facebook 0 người thích - Thích
CHÙA KHÁM LẠNG
1. Tên di tích: Chùa Khám Lạng
2. Loại công trình: Đền, chùa
3. Loại di tích: Kiến trúc
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 53/1999/QĐ-BVHTT ngày 02 tháng 8 năm 1999
2. Loại công trình: Đền, chùa
3. Loại di tích: Kiến trúc
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 53/1999/QĐ-BVHTT ngày 02 tháng 8 năm 1999
5. Địa chỉ di tích: Thôn Bến, Xã Khám Lạng, Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
6. Tóm lược thông tin về di tích
Chùa Khám Lạng, xã Khám Lạng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang là công trình Phật đường được xây dựng từ năm 1432, cách TT Đồi Ngô 3km về phía Nam đi theo quốc lộ 37 Bắc Giang - Hải Dương là đến Chùa Khám Lạng.
Chùa Khám Lạng toạ lac trên một gò đồi hình con Quy, có sông Lục, núi Huyền, viền danh giới phía Đông, sông Cầu Lồ chảy dọc phía Tây, phía Nam kề vùng quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc, phía Bắc lại có đền Hang Non cao phong đột khởi, nên chằm cũng nhiều. Cách đây ngót một ngàn năm vùng đất Khám là nơi danh nam thắng cảnh, sơn thuỷ hữu tình của ngàn xưa để lại. Người dân vùng Khám sau trước nghĩa tình cần cù lao động, thuỷ chung với non sông đất nước. Cả xã chung lưng đấu cật cùng với các sư tổ xây dựng Chùa Hàng xã ( nay là Chùa Khám Lạng, xã Khám Lạng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). Thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Chùa Khám Lạng đã có 7 đời sư Tổ về trụ trì Chùa. Các sư Tổ đã về chăm lo hương khói, tín ngưỡng cho nhân dân và hướng cho tín đồ, phật tử đi đúng đạo pháp dân tộc.
Chùa Khám Lạng được Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia, là nét đẹp văn hoá của người dân vùng Khám. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, ngôi Chùa chính đạo đã bị chiến tranh và thời gian phá huỷ, làm mất đi phần nào cảnh quan, kiến trúc cổ xưa. Nhưng đến nay vẫn còn giữ được nét cổ kính của bao đời để lại.
Về kiến trúc Chùa Khám Lạng, có một quy mô lớn với diện tích trên 4000m2 theo một trục hướng Nam, gồm 2 khối nhà chính: 1 là toà Thiên Đường Thượng Điện, 2 là nhà Tổ Đệ Nhất và một số công trình khác. Thượng Điện được thiết kế khang trang theo hình chữ Công. Vào Chùa ta cảm nhận được nét cổ kính trang nghiêm nơi phật tự. Theo sử sách văn bia ghi lại Chùa Khám Lạng là 1 trong 2 ngôi chùa của nước ta có Toà Sen Đá trạm trổ rồng, hoa văn cổ kính mang giá trị thẩm mỹ cao của thời nhà Lý (Lý Công Uẩn). Ngoài ra còn có những hiện vật quý hiếm như Toà Sen Tam thế bằng đá trổ hoa văn, Bát Hương đá với đường kính 0,5m, mõ gỗ dài 1,2m. Đây là những hiện vật quý hiếm mang tính xã hội sâu sắc, thể hiện tinh thần nhân văn cao cả.
Với tâm thức tín ngưỡng truyền thống hàng năm cứ đến ngày mồng 5 mồng 6 tháng 3 âm lịch nhân dân vùng Khám lại tổ chức Lễ Hội Chùa để tưởng nhớ các Sư Tổ đã về trụ trì Chùa. Kể từ năm 2000 đến nay Lễ Hội Chùa Khám Lạng tháng 3 đã trở thành Lễ Hội Truyền Thống Nhà nước cấp xã.
Di tích LSVH xã Khám Lạng như một bông sen khổng lồ nở giữa trời sen, ta về Chùa cầu phúc, cầu may, bái vọng đất trời, tôn tạo thêm vẻ đẹp vĩnh hằng và sức trường tồn của di tích.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Chùa Khám Lạng, xã Khám Lạng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang là công trình Phật đường được xây dựng từ năm 1432, cách TT Đồi Ngô 3km về phía Nam đi theo quốc lộ 37 Bắc Giang - Hải Dương là đến Chùa Khám Lạng.
Chùa Khám Lạng toạ lac trên một gò đồi hình con Quy, có sông Lục, núi Huyền, viền danh giới phía Đông, sông Cầu Lồ chảy dọc phía Tây, phía Nam kề vùng quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc, phía Bắc lại có đền Hang Non cao phong đột khởi, nên chằm cũng nhiều. Cách đây ngót một ngàn năm vùng đất Khám là nơi danh nam thắng cảnh, sơn thuỷ hữu tình của ngàn xưa để lại. Người dân vùng Khám sau trước nghĩa tình cần cù lao động, thuỷ chung với non sông đất nước. Cả xã chung lưng đấu cật cùng với các sư tổ xây dựng Chùa Hàng xã ( nay là Chùa Khám Lạng, xã Khám Lạng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). Thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Chùa Khám Lạng đã có 7 đời sư Tổ về trụ trì Chùa. Các sư Tổ đã về chăm lo hương khói, tín ngưỡng cho nhân dân và hướng cho tín đồ, phật tử đi đúng đạo pháp dân tộc.
Chùa Khám Lạng được Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia, là nét đẹp văn hoá của người dân vùng Khám. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, ngôi Chùa chính đạo đã bị chiến tranh và thời gian phá huỷ, làm mất đi phần nào cảnh quan, kiến trúc cổ xưa. Nhưng đến nay vẫn còn giữ được nét cổ kính của bao đời để lại.
Về kiến trúc Chùa Khám Lạng, có một quy mô lớn với diện tích trên 4000m2 theo một trục hướng Nam, gồm 2 khối nhà chính: 1 là toà Thiên Đường Thượng Điện, 2 là nhà Tổ Đệ Nhất và một số công trình khác. Thượng Điện được thiết kế khang trang theo hình chữ Công. Vào Chùa ta cảm nhận được nét cổ kính trang nghiêm nơi phật tự. Theo sử sách văn bia ghi lại Chùa Khám Lạng là 1 trong 2 ngôi chùa của nước ta có Toà Sen Đá trạm trổ rồng, hoa văn cổ kính mang giá trị thẩm mỹ cao của thời nhà Lý (Lý Công Uẩn). Ngoài ra còn có những hiện vật quý hiếm như Toà Sen Tam thế bằng đá trổ hoa văn, Bát Hương đá với đường kính 0,5m, mõ gỗ dài 1,2m. Đây là những hiện vật quý hiếm mang tính xã hội sâu sắc, thể hiện tinh thần nhân văn cao cả.
Với tâm thức tín ngưỡng truyền thống hàng năm cứ đến ngày mồng 5 mồng 6 tháng 3 âm lịch nhân dân vùng Khám lại tổ chức Lễ Hội Chùa để tưởng nhớ các Sư Tổ đã về trụ trì Chùa. Kể từ năm 2000 đến nay Lễ Hội Chùa Khám Lạng tháng 3 đã trở thành Lễ Hội Truyền Thống Nhà nước cấp xã.
Di tích LSVH xã Khám Lạng như một bông sen khổng lồ nở giữa trời sen, ta về Chùa cầu phúc, cầu may, bái vọng đất trời, tôn tạo thêm vẻ đẹp vĩnh hằng và sức trường tồn của di tích.
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Ánh sáng muôn đời của Tổ Tông
Ánh sáng muôn đời của Tổ Tông
0 Bình luận