Số người đang online : 10 SINH TỪ, PHẦN MỘ VÀ ĐỀN THỜ VIỆP QUẬN CÔNG HOÀNG NGŨ PHÚC - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

SINH TỪ, PHẦN MỘ VÀ ĐỀN THỜ VIỆP QUẬN CÔNG HOÀNG NGŨ PHÚC
post image
SINH TỪ, PHẦN MỘ VÀ ĐỀN THỜ VIỆP QUẬN CÔNG HOÀNG NGŨ PHÚC


SINH TỪ, PHẦN MỘ VÀ ĐỀN THỜ VIỆP QUẬN CÔNG HOÀNG NGŨ PHÚC




1.     Tên di tích: Sinh từ, phần mộ và Đền thờ Việp Quận Công Hoàng Ngũ Phúc
2.     Loại công trình:  Sinh từ, phần mộ, đền thờ
3.     Loại di tích: Lịch sử
4.     Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 154/QĐ ngày 25 tháng 01 năm 1991


 
5.     Địa chỉ di tích: Thôn Tân Phượng - xã Tân Mỹ - thành phố Bắc Giang - tỉnh Bắc Giang
6.     Tóm lược thông tin về di tích.

         Hoàng Ngũ Phúc người xã Phụng Công huyện Yên Dũng trấn Kinh Bắc (nay là xã Tân Mỹ - Thành Phố Bắc Giang - tỉnh Bắc Giang), ông sinh năm Quý Tị (1713) và mất năm Bính Thân (1776), người có công lớn trong việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở Đàng Ngoài và là một chỉ huy có tài trong cuộc Nam chinh.
         Hoàng Ngũ Phúc sinh ra trong một gia đình làm nghề nông, sớm bộc lộ tài năng và là người có nhiều mưu kế, lúc trẻ ông được làm Giám quan hầu trong cung. Cuộc đời quan trường của ông bắt đầu từ năm Canh Thân (1740) khi được phong làm Tả Thiếu Giám tước Việp Trung hầu, rồi thăng đến Nội sai Hình phiên.
         Khoảng giữa thế kỷ XVIII, bấy giờ ở Đàng Ngoài các cuộc nổi dậy nổ ra liên tiếp khắp nơi, như nổi dậy của Nguyễn Hữu Cầu từ năm 1741 đến năm 1751, nổi dậy của Hoàng Công Chất từ năm 1739 đến năm 1769, nổi dậy của Nguyễn Danh Phương từ năm 1740 đến năm 1751 và nổi dậy Lê Duy Mật từ năm 1738 đến năm 1770,v…v… Trong thời buổi nổi loạn đó, cũng may là có tướng quân Hoàng Ngũ Phúc xuất thế, rồi Bắc chiến, Đông phạt, Tây hành và Nam chinh để giữ vững vương triều cùng giang sơn đất nước trong một thời gian khá dài.
Cuộc đời binh nghiệp và chinh chiến của Hoàng Ngũ Phúc được bắt đầu hết sức vẻ vang, sách Đại Việt sử ký tục biên ghi: “Tháng 2 (năm 1743), cho Tả Thiếu Giám Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc làm Đốc lĩnh đạo Kỳ binh. Hoàng Ngũ phúc dâng lên 12 điều về binh pháp và được chúa Trịnh Doanh chấp thuận sai đưa ra thi hành. Nhân đem binh pháp ấy hiểu thị cho Thống tướng đạo Chính binh là Hoàng Công Kỳ”.
Từ đó, Hoàng Ngũ Phúc luôn được các chúa Trịnh tin dùng và cử đi chinh chiến khắp nơi, đánh dẹp các cuộc nổi dậy. Nghiệp binh của Hoàng Ngũ Phúc rất vẻ vang, chiến công của Hoàng Ngũ Phúc rất hiển hách, ông luôn đem lại chiến thắng lẫy lừng để bảo vệ vững chắc vương triều vua Lê - chúa Trịnh.
          Để dẹp được các cuộc nổi dậy vào giữa thế kỷ XVIII cũng như tiến đánh phía Nam, các chúa Trịnh phải cần đến những người có trí thông minh, có tài thao lược, giỏi dùng binh. Một trong số những người xuất chúng đó có Việp công Hoàng Ngũ Phúc. Nhận định này có thể chứng minh qua các một số sự kiện lịch sử được ghi chép trong quốc sử, mà Hoàng Ngũ Phúc là một trong những nhân vật đóng vai trò quan trọng trong những thành công ấy, đó là:
          Sự kiện thứ nhất: Vào tháng 6 (năm 1744), Hoàng Ngũ Phúc vây đánh giặc ở Đồ Sơn, thắng trận. Nguyễn Hữu Cầu trốn lên sông Thọ Xương trấn Kinh Bắc, đắp lũy dọc theo hai bờ sông từ Quế Nham ở thượng lưu đến Khê Kiều ở hạ lưu đều đóng Cọc gỗ. Dưới sông bày chiến thuyền hơn 100 chiếc. Đồn lũy liên lạc với nhau. Quan quân lo sợ không dám đánh. Bọn Trần Đình Miên tiến quân…, bị giặc đánh toàn quân tan vỡ. Hoàng Ngũ Phúc nghe nói vùng Bắc thất thủ, liền đem quân theo sông Nguyệt Đức đến đóng ở Võ Giàng…. Tháng 7 (năm 1744), ông dâng khải tâu rằng: “Nguyễn Hữu Cầu sau khi bị thua, đồ đảng phân tán, thế dễ đánh. Nếu được voi khỏe đi cùng, giúp uy thế cho quân, thần sẽ lùa voi xông đánh, khiến cho địch đầu đuôi không cứu được nhau, thì ta có thể chắc thắng”… Hoàng Ngũ Phúc đem quân chặn ngang dòng sông, hợp cả 5 đạo quân, 10 viên đại tướng, quân sỹ hơn 12 ngàn người. Dân huyện Yên Thế xin dâng một vạn bát gạo làm lương quân. Chúa Trịnh ban khen và đem gạo ấy thưởng cho quân sỹ. Sau đó, Nguyễn Hữu Cầu liền vây và chiếm doanh trại Thị Cầu. Nguyễn Hữu Cầu bị thua, sang sông chạy lên phía Bắc, quân triều đình được giải vòng vây. Chúa Trịnh Doanh bổ dụng Hoàng Ngũ Phúc làm Quyền trấn Kinh Bắc, sau đó cho làm Thống lĩnh Bắc lộ.
           Sự kiện thứ hai: Vào tháng Giêng (năm 1745), lưu thủ Thái Nguyên là Văn Đình Ức thu phục trấn thành. Trước  đây dòng họ Mạc đã đánh phá Võ Nhai, nên Thái Nguyên thất thủ. Chúa sai Văn Đình Ức tiến đánh và hội cùng quân Hoàng Ngũ Phúc thẳng tiến đến Thái Nguyên, quân Mạc trốn, bèn lấy lại trấn thành.
          Sự kiện thứ ba: Mùa xuân tháng Giêng (năm 1750), Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Đình Trọng đại phá Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất ở miền Đông Nam. Hoàng Công Chất bỏ chạy vào Thanh Hóa. Nguyễn Hữu Cầu chạy vào Nghệ An. Phạm Đình Trọng đem quân đuổi theo. Chúa Trịnh triệu Hoàng Ngũ Phúc về Kinh bàn định kế sách thân chinh miền Tây.
           Sự kiện thứ tư: Tháng 11 (năm 1750), bàn đem đại quân chinh phục mặt Tây. Sai Hoàng Ngũ Phúc triệu tập quan quân các đạo và quân sĩ các xứ ở bờ sông Bồ Đề… Chúa sai Tả quân Hoàng Ngũ Phúc cùng luyện Quận công Đỗ Thế Giai định 37 điều quân lệnh yết thị cho quân sỹ… Tháng 12 chúa Trịnh đem việc chinh phạt tâu vua. Giờ Dậu xuất quân. Triệu Hoàng Ngũ Phúc đến ủy cho quyền “Tri quân vụ” coi quân binh.
           Sự kiện thứ năm: Chúa Trịnh Doanh mất. Bấy giờ (tháng 5 năm 1767) Lê Duy Mật đã giữ Trấn Ninh,…, nghe tin Trịnh Sâm nối ngôi chúa, nhân cơ hội đánh phá địa phương các huyện hương Sơn, Thanh Chương xứ Nghệ An… Tin báo đến chúa sai Nguyễn Nghiễm làm Hiệp đốc cùng Bùi Thế Đạt hội bàn đánh dẹp. Quan quân tiến đánh, quân Lê Duy Mật lui chạy. Chúa nghĩ không trừ được Lê Duy Mật thì hai xứ Hoan (Nghệ), Ái (Thanh) vẫn bị ngáng trở. Bèn cùng Hoàng Ngũ Phúc mật bàn (kế dẹp loạn)… Thăng và trao chức tước cho các quan…Cho Hoàng Ngũ Phúc tước Công một chữ…. Lại gia ban cho Hoàng Ngũ Phúc là Dực vận Đồng đức công thần.
          Sự kiện thứ sáu: Tháng 4 ( năm 1774), lúc đó Hoàng Ngũ Phúc đã 62 tuổi và xin nghỉ hưu, được đồng ý và cho làm quốc lão va gia phong hai chữ công thần…Nhưng Quận Việp chưa về đến nhà. Chúa Trịnh đã sai Quận Việp làm Bình Nam Thượng tướng quân, thống xuất tướng sĩ các cơ hiệu đội 23 dinh và thủy binh các đạo Thanh, Nghệ vào Nam, đi trước đến Nghệ An… Tháng 10 ( năm 1774), Quận Việp vượt sông Gianh, bèn làm tờ hịch kể tội ác của Trương Phúc Loan… Tháng 2 ( năm 1775), Hoàng Ngũ Phúc tiến đến thành Phú Xuân. Bề tôi cận thần của chúa Nguyễn đến cửa quân xin hang… Tháng 5 ( năm 1775), Hoàng Ngũ Phúc tiến đến dinh Quảng Nam, đưa thư về kinh báo tin thắng trận… Tháng 7 ( năm 1775), Hoàng Ngũ Phúc tiến đến Châu ô, đi đứng phải có người nâng đỡ… Hoàng Ngũ Phúc ở Châu ô ngày càng suy yếu nhưng vẫn cố gắng làm việc. Nguyễn Văn Nhạc dẫu biết Hoàng Ngũ Phúc ốm, nhưng vẫn không giám làm gì… Tháng 11 ( năm 1775), Hoàng Ngũ Phúc dâng khải nói rằng “ Điều tai họa của thiên hạ chẳng gì lớn hơn là không đủ sức mà cố làm. Thuận Hóa đã dẹp yên, thế cũng nguôi giận. Nay quân sĩ mấy năm liền bị sai phái mãi, nào vận lương, nào đánh giặc, người ở nhà, người đi đều mệt mỏi. Xin để Quảng Nam ra ngoài sự suy nghĩ, sau này sẽ tính…Khiến cho binh dịch nhẹ gánh, nhân dân nghỉ vai. Sau một vài năm long người ở Thuận Hóa đã ổn định, tài lực có thể dung, bấy giờ mưu đánh Quảng Nam mới đủ sức”. Chúa Trịnh nghe theo, sau đó Hoàng Ngũ Phúc phát bệnh nặng. Và Đại việt kí tục biên nghi: “ Ngày 17 [6/3/1776] Hoàng Ngũ Phúc mất ở trên thuyền tại Vĩnh Dinh trấn Nghệ An. Tin về đến Kinh, chúa Trịnh thương khóc mãi không thôi. Nghỉ chầu 3 ngày. Sai đem 5 thuyền đến hộ tang về an tang. Cho tên thụy là Trung Chính. Cấp cho tiền thuế của 5 xã, mỗi năm 1 nghìn quan để thờ cúng. Gia phong là Ưu vọng tài trí Thượng đẳng Phúc thần, lại cho thờ phụ ở miếu đình”
          Hoàng Ngũ Phúc do có công lao đặc biệt, triều đình cho phép Hoàng Ngũ Phúc xây sinh từ ở làng quê Phụng Công và cử Nhữ Công Toản xã Hoạch Trạch huyện Đường An, đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 ( 1736), Đồng dự chính vụ Quyền phủ sự, Hữu hiệu điểm Trung phái hầu soạn văn. Nguyễn Nghiễm người xã Tiên Điền huyện nghi xuân, đỗ Tiến sĩ khoa Tân Hợi niên hiệu vĩnh Khánh thứ 3 (1731), giữ chức Nhập thị Tham tụng Công bộ Thượng thư kiêm Quốc tử giám Tế tửu Nhập thị Kinh diên Xuân Lĩnh hầu nhuận sắc.
          Và khi Hoàng Ngũ Phúc mất, các quan đương triều phúng viếng câu đối ca ngợi tài đức của ông có đến gần trăm câu . Trong cuốn “Tây triều đông quán đối liên” Trong số câu đối này, có câu nghi tên người soạn, có câu không nghi tên người soạn, song có thể thấy đây là những người làm quan cùng thời với Hoàng Ngũ Phúc soạn ra. Nội dung của các câu đối sinh động, ca ngợi tài năng đạo đức của Bình Nam Thượng tướng quân Việp công Hoàng Ngũ Phúc












0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành