Số người đang online : 17 ĐÌNH, CHÙA LỄ PHÁP - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH, CHÙA LỄ PHÁP
post image
ĐÌNH, CHÙA LỄ PHÁP

Được công nhận di tích theo quyết định số 310-QĐ/BT ngày 13 tháng 02...

ĐÌNH, CHÙA LỄ PHÁP



1. Tên di tích: Đình, chùa Lễ Pháp
2. Loại công trình:  
3. Loại di tích:
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 310-QĐ/BT ngày 13 tháng 02 năm 1996


 
5. Địa chỉ di tích: Thôn Lễ Pháp - xã Tiên Dương - huyện Đông Anh - Hà Nội
6. Tóm lược thông tin về di tích:
        Đình Lễ Pháp nằm tại cuối thôn Lễ Pháp, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội. Hiện nay, đình nằm tại góc Tây - Nam của thôn Lễ Pháp, ngay bên bờ con sông Hoàng Giang phía Cổ Loa. Chùa thôn Lễ Pháp cũng nằm ngay tại đình.
        Lai lịch vị thần được thờ trong đình:
        Trong tấm bài vị thờ ở hậu cung đình có ghi rõ tên húy của Thánh là “Đống Vang đại vương”. Một trong số những sắc phong của đình còn giữ lại được cũng ghi rõ người được phong là Thành hoàng là “Ông Đống” (Sắc phong thời Khải Định). Ngay trong các tấm bia ký, hoành phi, câu đối còn sót lại trong đình cũng là những bằng cứ giúp ta khẳng định thêm được rằng: Vị Thánh được thờ phụng trong đình chính là ông Đống.
        Vào cuối thế kỉ III trước Công Nguyên, An Dương Vương Thục Phán dựng nước Âu Lạc, đóng đô tại Cổ Loa. Thuở đó, khu Cổ Loa là trung tâm của đất nước lại là miền đất cao ráo, khoáng đãng, gần nguồn nước, giao thông thủy bộ thuận tiện.
         Sau khi định đô và cho đắp thành Cổ Loa có thành cao, hào sâu, An Dương Vương Thục Phán đã chuyên chú ngay vào việc huấn luyện quân phòng chống giặc phương Bắc. Trong triều đình Âu Lạc có nhiều tướng lĩnh giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu … Cao Lỗ - người có công chế tạo ra nỏ thần (một loại nỏ liên hoàn “nhất phát sát vạn nhân”), lại cũng là người thiết kế xây dựng thành Cổ Loa được An Dương Vương tín nhiệm cử giữ cửa thành phía Bắc - nơi xung yếu bậc nhất của Loa thành. Vì có thành cao, hào sâu, có nỏ thần cùng nhiều tướng lĩnh tài giỏi cho nên Triệu Đà nhiều lần đem quân sang xâm lược đều bị đánh bại. Một trong số nhiều tướng lĩnh tài ba ấy của triều đình Âu Lạc là Nồi Hầu.
        Theo thần tích ở làng Chiêm Trạch: Nồi Hầu vốn tên là Nồi, con một người thợ làm nồi đất ở làng Hương Canh (Vĩnh Phúc cũ), tên là Đào Hoàng. Tổ ba đời của Đào Hoàng vốn ở Tuyên Quang, thời An Dương Vương mới dời xuống xuôi ở Hương Canh, chuyên sống bằng nghề nặn nồi niêu, nhà nghèo nhưng lương thiện. Năm Nồi 25 tuổi, An Dương Vương mở khoa thi võ, dân làng cử Nồi đi ứng thi, được trúng tuyển và được bổ làm quan ở kinh đô Âu Lạc, phong chức Nồi Hầu.
        Vào khoảng thế kỉ III trước Công Nguyên, ở làng Chiêm Trạch, có người con gái họ Dương, 24 tuổi chưa chồng, cha mẹ mất sớm, nàng ở với cậu. Nồi Hầu đem lòng yêu hỏi làm vợ. Vợ chồng sống với nhau hòa hợp, sinh được hai người con trai giống nhau như đúc đặt tên là Đổng và Vực. Đổng và Vực lớn lên, cùng làm quan cho nhà Thục. Trước họa xâm lăng, cả ba cha con Nồi Hầu đều xin đi đánh giặc. Ngoài hàng vạn quân chính quy , ba cha con Nồi Hầu còn về quê huy động được một số khá lớn dân làng kháng chiến, tổ chức thành đội dân binh. Trận chiến thắng oanh liệt nhất của cha con Nồi Hầu là ở tại Tiên Du (Hà Bắc) năm 191 trước Công Nguyên, đã đẩy quân địch lui về tận Vũ Ninh.
        Triệu Đà đã nhiều lần xuất binh đánh Âu Lạc nhưng đều bị thất bại thảm hại, y phải dùng kế cầu hòa cho con trai là Trọng Thủy sang lấy công chúa Mỵ Châu. Khi đó, Nồi Hầu và hai con trai là ông Đổng và ông Vực đã can ngăn quyết liệt nhưng An Dương Vương không nghe. Từ đó Nồi Hầu cáo bệnh cùng hai con trai treo ấn từ quan về sống tại quê nhà ở Chiêm Trạch. Tháng 4 năm 179 trước Công Nguyên, sau khi chiếm được Cổ Loa “Cố đô nhà Thục đã đắm biển sâu”, theo lời Trọng Thủy, Triệu Đà sai người tới Chiêm Trạch, triệu ba cha con Nồi Hầu, lấy danh lợi dụ dỗ mua chuộc. Ba cha con Nồi Hầu cả giận, chửi mắng Triệu Đà là đồ bội ước, Trọng Thủy là tên phản phúc. Triệu Đà liền tiến binh vây chặt làng Chiêm Trạch, Nồi Hầu, ông Đổng, ông Vực đốc xuất dân làng chống cự kịch liệt. Sau vào thế cô, vợ chồng Nồi Hầu và hai con trai phải phá vòng vây chạy về quê cũ ở Hương Canh. Quân Triệu Đà lại kéo tới Hương Canh, hai vợ chồng Nồi Hầu phải giả dạng là người bán nồi, gánh nồi chốn khỏi Hương Canh và quay lại về Chiêm Trạch. Không may quân Triệu Đà phát hiện được, tức tốc đuổi theo. Lũ giặc ập tới, không chịu để giặc bắt hai vợ chồng Nồi Hầu rút dao tự tử. Hai hôm sau, ông Đổng và ông Vực từ Hương Canh trốn được về Chiêm Trạch, thấy bố mẹ đã chết, cũng tự tử theo. Cả gia đình Nồi Hầu được nhân dân chôn ở khu gò cao đầy cây hoa và cỏ rậm, nơi đấy gọi là “Mộ Thánh hóa” (nay là thôn Vĩnh Thanh - xã Vĩnh Ngọc) và được lập đền thờ trong làng cùng những nơi mà cha con Nồi Hầu đi qua và ở lại, trong đó có đình làng Lễ Pháp.
         Kiến trúc của  đình Lễ Pháp:
        Ngôi đình hiện nay có kết cấu hình chữ “Đinh” (hay hình chuôi vồ). Tòa đại đình gồm 5 gian, 3 gian giữa lớn hơn 2 gian trái. Gian hậu cung là nơi để bài vị và các đồ thờ cúng. Trong đình vẫn có sàn nhưng đã bị bóc đi hết chỉ còn để lại dấu vết trên các hố gần chân cột. Bên ngoài đình: theo các cụ kể lại phía trước có 2 dãy hành lang (tả, hữu vu), có gác chuông, cổng có tam quan, bể cạn cùng nhiều cây cối cổ thụ. Ngoài cửa cổng có hai con sấu đá chầu xuống phía đồng. Bao quanh khu đình là một hệ thống tường gạch. 
         Đình được xây dựng ở phía cuối làng nhưng ở một địa thế đất tuyệt đẹp: mặt trước là sông Thiếp uốn lượn quanh co, mặt sau là làng xóm đông vui trù phú. Du khách có thể đến thăm viếng đình bằng cả đường bộ và đường thủy. Đình Lễ Pháp hiện tại tuy có kết cấu đơn giản - đầu thời Nguyễn - nhưng vẫn còn bảo lưu được rất nhiều những yếu tố kiến trúc truyền thống cổ của dân tộc mà tiêu biểu nhất là sàn đình. Những bức phù điêu bên trong, các đầu dư bên ngoài cùng hệ thống cửa võng, cửa bức bàn… vẫn mang đậm phong cách cổ truyền. Điều đáng quý hơn cả là đình Lễ Pháp tuy đã bị tàn phá nhiều lần, ngay trong những năm gần đây còn dùng để làm hợp tác xã thêu, dệt thảm thậm chí có thời gian còn bỏ hoang vắng, nhưng trong đình vẫn còn bảo lưu lại được nhiều hiện vật có giá trị:
        - Trong hậu cung vẫn còn ngai thờ, bài vị Thành hoàng, còn hộp sắc, trong đó có cả sắc phong, tấm sắc nguyên vẹn có niên hiệu Khải Định, những bát hương, đũa thờ, chân đèn vẫn còn giữ lại được tương đối đầy đủ.
        - Đình vốn có nhiều hoành phi, câu đối nhưng đã bị thất tán, nay chỉ còn lại hai bức hoành phi lớn ở cửa võng. Một câu đối khảm trai rất đẹp có niên hiệu Duy Tân.
        - Kiệu thánh còn 2 bộ, một bộ đã bị hư hỏng nặng bộ kiệu này có niên đại rất sớm.
        - Trong đình xưa có rất nhiều đồ thờ, có bát bửu uy nghi, có quần áo tế lễ rất đẹp, đặc biệt là quyển thần phả, tuy nhiên đã bị thất lạc.
Đình Lễ Pháp có tục rước Thánh vào ngày 27 tháng chạp, nhập ngày mùng 6 tháng 1 và rã đám vào ngày mùng 10 tháng 1. Đây là những ngày hội lớn của làng, thường là ban ngày vào đám, tối diễn tuồng. Người vào tế lễ đều mặc áo đỏ, thêu rồng phượng, ông chủ tế lễ đội mũ chỉnh tề. Đình vốn là nơi rất tôn nghiêm “Nội bất xuất, ngoại bất nhập” chỉ những người có chức sắc mới được vào, nữ giới tuyệt đối không được lai vãng tới.       

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành