Số người đang online : 18 ĐÌNH TỨ ĐÌNH, CHÙA SÙNG PHÚC - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH TỨ ĐÌNH, CHÙA SÙNG PHÚC
post image
ĐÌNH TỨ ĐÌNH, CHÙA SÙNG PHÚC

Được công nhận di tích theo quyết định số 1728-QĐ ngày 02 tháng 01...

ĐÌNH TỨ ĐÌNH, CHÙA SÙNG PHÚC


Đình Tứ Đình     

1. Tên di tích: Đình Tứ Đình, Chùa Sùng Phúc
2. Loại công trình:  
3. Loại di tích:
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 1728-QĐ ngày 02 tháng 01 năm 1991
5. Địa chỉ di tích: Tổ 4 - Tư Đình - Phường Long Biên - TP. Hà Nội
6. Tóm lược thông tin về di tích:
      Di tích Đình Tứ Đình và chùa Sùng Phúc hiện nay thuộc cụm Tư Đình, phường Long Biên, thành phố Hà Nội. Trước đấy, từ các thời Lê, Tây Sơ, qua triều Nguyễn đến năm 1945, di tích thuộc thôn Tử Đình, xã Cổ Linh, tổng Cự Linh, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (thời Lê và Tây Sơn), tỉnh Bắc Ninh (thời Nguyễn). Sau 1945, Cổ Linh được đổi thành xã Long Biên, thuộc quận 8, ngoại thành Hà Nội. Từ năm 2004 đến nay thuộc Quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
     Đình Tứ Đình được xây dựng để thờ 3 vị phúc thần có công với đất nước. Đó là hai vị tướng tài: Đô Hồ và Đại Lã - những người đã cùng vua Lê Đại Hành chống Tống thắng lợi năm 981 và Linh Lang hoàng tử - người thắng giặc phương Bắc ở thế kỉ 17. Trong ba vị thần hoàng làng được thờ tại đình nói trên, Linh Lang Đại Vương có vị trí quan trọng nhất, quyết định tới thời gian, hình thức lễ hội và những điều húy kỵ trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của nhân dân địa phương.
     Đình được xây dựng trên khu đất rộng ở trong khu vực cư trú của làng. Đình có kết cấu hình chữ Nhị gồm đại đình và Hậu cung. Trước kia, nối hai dãy nhà này là một phương đình vuông 8 mái tạo cho di tích có hình chữ Công. Ngoài ra, để trở thành một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh, đình còn có hai dãy dải vũ, công, ao, nằm trong một quy hoạch chung, thống nhất. Do sự tán phá khắc nghiệt của tự nhiên, do chiến tranh loạn lạc nên các bộ phận kiến trúc này đã mai một dần. Hiện tại di tích chỉ bảo tồn được hai kiến trúc chính nắm song song với nhau: đại đình bề thế nằm phía trước, hậu cung nhỏ hơn ở phía sau.
      Đại đình là một nếp nhà ngang rộng lòng nắm theo hướng Bắc. Đình được xây gạch kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Nền được lát gạch vuông màu đỏ nhạt, kích thước 20 x 20cm. Trong lòng nhà, các hàng chân cột phân chia diện tích thành 5 gian không đều nhau: gian giữa rộng, các gian bên bằng nhau. Trước đây, đại đình có hệ thống sàn gỗ làm chỗ ngồi cho các giáp mỗi khi có việc làng, ngày nay bộ ván sàn đã mất, dấu tích của sân đình còn lưu lại qua hệ thống mộng đầm hình chữ nhất trên chân các cột cái và cột quân.
Hậu cung là một nếp nhà ngang ba gian xây gạch kiểu tường hồi bít đốc, tay ngai. Do kiến trúc này mới trải qua một lần trùng tu lớn vào năm Bảo Đại thư 3 (1928) nên có kết cấu xây dựng khá đơn giản. Chính giữa bờ nóc đắp nổi cao một mặt hổ phù lớn đang ngậm vành trăng, hai hồi đầu có đầu rồng hướng nóc về mái. Các bộ vì đỡ mái cũng được làm thống nhất theo kiểu “chồng giường giá chiêng hạ bẩy”.
Do mỗi nếp nhà trong di tích có những chức năng sử dụng khác nhau nên điêu khắc trang trí trên mỗi bộ khung nhà cũng mang nặng những sắc thái riêng. Nếu như các con giường, hoàng, xà câu đầu trong hậu cung được bào trơn, bào sôi để tạo ra sự nhẹ nhàng, thanh thoát cho kiến trúc thì bộ khung nhà đại đình được người xưa đặc biệt quan tâm đến việc thể hiện các đồ án hoa văn trang trí chùa, nhằm làm sinh động thêm bộ mặt ngôi đình.


Chùa Sùng Phúc
 
       Chùa Sùng Phúc (hay còn gọi là Chùa Sùng Khánh) được xây dựng từ rất sớm trên thế đất đẹp của làng. Tuy việc xác định niên đại tuyệt đối của di tích còn cần phải sưu tầm, khảo cứu thêm, nhưng sự tồn tại của chùa Sùng Phúc ở đầu thời Lê Trung Hưng đã được khẳng định chắc chắn qua hệ thống tượng tròn hiện còn. Cuối thế kỉ 19, cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp, Đạo Thiên chúa phát triển mạnh mẽ ở nước ta và đã bắt rễ vào một số làng xã truyền thống của người Việt. Tại thôn Tử Đình, do số người công giáo gia tăng đã tạo ra sự phân lập dân cư của làng thành hai bộ phận: lương dân và giáo dân. Trước sự gia tăng của các tín đồ Thiên chúa giáo trong cộng đồng dân cư, nên những vị Chức sắc trong làng đã họp bàn để phân chia các kiến trúc truyền thống thành hai phần: nhóm lương dân tiếp tục bảo quản và sử dụng ngôi đình, chùa để cho người công giáo lấy gỗ, ngói xây dựng nhà thờ. Trước tình trạng trên, dân làng đã gom góp tiền của để xây dựng lại ngôi chùa Sùng Phúc ở vị trí hiện nay và đem các đồ tế khí, tượng pháp về tọa lạc trong chùa mới.
     Các bộ phận kiến trúc của Chùa bao gồm: chùa chính, nhà tổ, vườn tháp được quy hoạch tập trung tạo thành một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh. Bao quanh những nếp nhà ngang, dọc là vườn cây lưu niên rộng lớn tạo ra sự thanh u, tĩnh mịch cho nới của thiền.
Chùa chính có két cấu chữ đinh gồm tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Giống như những ngôi chùa cổ khác được quy hoạch lại vào thời Nguyễn, thiêu hương và thượng điện của chùa Sùng Khánh được nhập lại thành một nếp nhà đạo gắn vời tiền đường. các nếp nhà này được xây tường bao quanh để tạo ra không gian khép kín cho kiến trúc của chùa.
    Nhà tiền đường gồm năm gian xây gạch kiểu tường hồi bít đốc, tay ngai, mái lợp ngói ta. Chính giữa bờ nóc xây mảng tường nhỏ để ghi tên chùa bằng chữ Hán: “Sùng Phúc Tự”. Nền nhà tiền đường được tôn cao 30cm so với mặt sân, gian giữa để trống thông với thượng điện, các gian bên xây những bệ gạch cao, sát tường hậu để là nơi tọa lạc cho các nhân vật được thờ.
Thượng điện là lớp nhà dọc 4 gian không đều nhau và có bộ khung chịu lực gồm hai loại vì khác nhau: vì ngoài cùng làm kiểu “chống giường giá chiêng”, các vì trong làm kiểu “thượng chồng giường hẹ kẻ”.
     Khu nhà mẫu được xây dựng theo hướng Đông, ở bên phải sân chùa. Kiến trúc của nhà mẫu là nếp nhà ngang hình chữ nhất và được xây gạch kiểu tường hồi bít đốc, tay ngai.
     Khu vườn tháp được xây dựng ngay sát trên trái của nhà tiền đường, Các tháp mộ cổ được bao quanh bởi hệ thống tường hoa cao 1m40. Ở mặt chính nam mở một cửa ra vào. Ba ngọn tháp có kích thước lớn, hình trụ vương và được xây gạch để trần.
Ngoài những bộ phận kiến trúc chính, chùa còn một số nếp nhà ngang nhỏ để làm nơi tiếp khách, bếp núc phục vụ cho sinh hoạt của những người trông non chùa và các tín đồ.
     Trong quá trình tồn tại, do trải qua nhiều bước thăng trầm biến đổi của lịch sử, tự nhiên xã hội nên các di vật quý trong di tích đình và chùa Sùng Phúc bị thất tán, mai một đi nhiều. Tuy vậy, những di vật hiện còn trong di tích vẫn phản ánh rõ nội dung, lịch sử của di tích và mang những giá trị thẩm mĩ, nghệ thuật cao.
     Đình hiện còn một bức hoành phi tên gọi xưa của đình “Cổ Linh Đình”, ba đạo sắc phong thần thời Nguyễn, một cuốn ngọc phả ghi sự tích thần Linh Lang, ba bộ long ngài trang trí rồng, pháo từ thế kỉ thứ 19, một bộ đòn kiệu thế kỉ thứ 19
    Chùa hiện còn bức hoành phi, 8 đôi câu đối, 2 y môn chạm nổi mai lão, trúc lão, bát bửu của đạo phật, 6 đàn chân đèn gióng trúc, hai cuốn thư chạm cúc, điểu thế kỉ 19, một chuông đồng thời Nguyễn, hai bia đá thời Nguyễn, bốn bức cửa võng sơn son thiếp vàng thế kỉ 19 và 26 các bức tượng khác nhau được điêu khắc từ thế kỉ 17, 18, 19.
    Di tích đình Tư Đình và chùa Sùng Phúc gắn liền với những nhân vật có nhiều đóng góp với lịch sử đấu tranh oanh liệt chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nội dung lịch sử và giá trị kiến trúc nghệ thuật của di tích là những vốn cổ quý giá làm cơ sở cho việc phát huy giáo dục truyền thống yêu nước và lòng tự hào về tài năng lao động sáng tạo của tổ tiên. Cùng với thời gian, hiện thực lịch sử buổi ban đầu được phủ lên một màn huyền thoại để trở thành những biểu tượng văn hóa có giá trị của dân tộc.       

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành
купить диплом фармацевта
http://diplom-belarus.com
купить диплом института
http://www.diplomi-price.com
купить диплом техникума
edu-digest.ru
где купить диплом
http://www.proobzh.ru
купить аттестат
www.edu-nt.ru/
купить аттестат за 9 класс
student-madi.ru
купить диплом о среднем образовании
www.dof-edu.ru
купить диплом фармацевта
http://www.proobzh.ru
купить диплом автомеханика
http://krsk-school47.ru http://www.russdiplomik.com/diplom-czena.html russdiplomik.com/diplom-farmaczevta.html www.russdiplomik.com/diplom-s-reestrom-o-vyisshem-obrazovanii.html www.russdiplomik.com/kupit-diplom-v-ekaterinburge.html www.russiany-diplomans.com/kupit-diplom-moskva russiany-diplomans.com/kupit-diplom-novomoskovsk https://russiany-diplomans.com/kupit-diplom-ekaterinburg https://russiany-diplomans.com/kupit-diplom-pskov https://arena-diplom24.com/attestat-za-11-klass http://www.arena-diplom24.com https://ryazan.arena-diplom24.com/ voronezh.arena-diplom24.com diploms-goznak.com/attestat-vechernej-shkoly http://diploms-goznak.com/kupit-diplom-v-dnepropetrovske diploms-goznak.com/kupit-diplom-v-zhitomire http://diploms-goznak.com/kupit-diplom-v-zaporozhe diploms-goznak.com/kupit-diplom-v-ivano-frankovske http://diploms-goznak.com/kupit-diplom-v-kirovograde купить диплом киев http://www.diploms-goznak.com/kupit-diplom-v-odesse http://www.diploms-goznak.com/vrach http://diploms-goznak.com/ купить диплом медицинского училища http://www.diploms-goznak.com/diplom-starogo-obraztsa купить диплом техникума, колледжа www.diploms-goznak.com/farmatsevt купить диплом юриста купить медицинский диплом www.diploms-goznak.com/svidetelstvo-o-rozhdenii купить свидетельство о смерти diploms-goznak.com/svidetelstvo-o-brake купить свидетельство о разводе
купить диплом института
купить диплом в москве
купить диплом института
купить диплом о среднем специальном