Số người đang online : 32 CHÙA BẢO THÁP - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CHÙA BẢO THÁP
post image
CHÙA BẢO THÁP

Đã xếp hạng di tích lịch sử,văn hóa cấp quốc gia theo quyết định...

CHÙA BẢO THÁP



 
1.    Tên di tích:  Chùa Bảo Tháp
2.    Loại công trình: Chùa cổ
3.    Loại di tích:  Lịch sử văn hóa
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử,văn hóa cấp quốc gia theo quyết định 993/QĐ- 28/9/1990

 
5.    Địa chỉ di tích: Đội 7 thôn Thượng Phúc Xã Tả Thanh Oai-  huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội
6.    Tóm lược thông tin về di tích
        Chùa Bảo Tháp là ngôi chùa cổ kính hiện nay ở Hà Nội được dựng từ thời Lý
        Chùa Bảo Tháp do chính một hoàng tử nhà Lý dựng, tu và hoá Phật tại đây (Lý Thầm). Về hoàng tử nhà Lý , ông là Lý Thầm, con vua Lý Cao Tông, em vua lý Huệ Tông. Tương truyền ông về đây dựng chùa vào khoảng năm 1220-1225. Thời kỳ này nhà Lý đã suy yếu, quyền lực dần về tay nhà Trần. Có lẽ ông đi tu để tránh nạn diệt tôn thất nhà Lý của Trần Thủ Đô. Trước của chùa sừng sững hai ngôi mộ tháp, bên hữu là Phật Tây Trúc, bên tả là bồ tát nhà Lý.
        Vị sư tổ thứ hai độ ở chùa Bảo Tháp là Hồ Bà Lam, ông trẻ của Hồ Quý Ly, về đây vào năm 1329. Ngoài thời gian tụng kinh niệm Phật, ông chiêu tìm những trẻ mồ côi về nuôi dưỡng, tấm lòng từ bi bác ái của ông đã lan truyền khắp nơi. Nhiều người già cả, cô đơn đâu đâu cũng tim về chùa xin nương tựa.Ông sẵn lòng thu nhận không chối một ai, có lúc người ta tá túc quá đông, ông phải đi hành khất để nuôi. Dân tôn sùng ông như Phật sống. Việc hoả thiêu của ông đã trở thành điển tích ở đây: Ông cho mục đồng kiếm củi 3 năm, đến ngày 14-4-1375 đã tự hoả thiêu. Trước khi lên dàn thiêu, ông con dặn lại “ Đến ngày giỗ ta, hãy giúp ta mang cho người già cả cô đơn, những goá bụa mội người một nắm xôi” Di chúc của ông đã được thực hiện nhiều năm. Ngày 14 tháng 4 âm lịch (1329),ngài đắc đạo hỏa thiêu hóa phật. Hàng năm ngày 14 tháng 4 âm lịch là ngày tưởng niệm ngài.
        Bà họ Hồ tên là Hồ Thuận Nương, sinh ngày 12-5-1301. Năm 16 tuổi (1317) bà về làm thứ phi của vua Trần Minh Tông nhường ngôi là vua Trần Hiến Tông(1329-1341). Bà được phong hoàng thái phi. Từ ngày vu quy bà sinh được trai, gái 10 người, lúc trưởng thành các con bà đều được vua yêu, triều thần nể phục. Ba vị kế thừa ngôi báu được ghi ở ngọc phả là vua Trần Hiến Tông(1314-1341) và Trần Nghệ Tông(1370-1372), còn vua Trần Duệ Tông(1373-1377) do em gái bà Đôn Từ sinh ra, bà Đôn Từ cũng được phong hoàng thái phi. Khi lánh nạn Chiêm Thành đốt phá Thăng Long, bà về Trang Hạ thuộc phủ ứng Thiên, đạo Sơn Nam. Gặp được ông chú là Hồ Bà Lam đang tu ở chùa Bảo Tháp. Sẵn lòng mộ đạo, lại gặp thiền sư vốn là thân thích trong hoàng tộc nên bà xin lưu lại chùa tụng kinh niêm phật, sớm hôm hầu hạ Bồ Tát, cùng chăm sóc nuôi dạy trẻ mồ côi. Lúc này chưa được vào chùa nên bà làm một gian nhà nhỏ cạnh tam quan chùa ở. Bà còn ở chùa thêm 3 năm nữa, được biết sự linh hiển của ngài Pháp Vũ ở am cuối làng nên bà đã bỏ ra 30 thếp vàng xây dựng chùa Dâu, theo lệ Tứ pháp ở am chùa ngoài. Thời gian này bà trông nom cả hai chùa. Khi giặc tan, đất nước yên bình, nhà vua cho đón bà về triều, dân lang lưu luyến tiễn đưa bà bước lên thuyền rồng. Giữa bốn bể trời mênh mông, cờ hoa rực rỡ, bỗng có một đám mây ngũ sắc trên đầu, mây tan không thấy bà đâu nữa. Hôm ấy là 16 tháng hai. Dân làng cho rằng bà thiêng nên dựng miếu thờ trên nền nhà cũ, cạnh tam quan chùa (Miếu Minh Từ).

 
           Chùa Bảo Tháp có quy mô lớn, toạ lạc trên khu đất đất rộng 5368m2. Các công trình kiến trúc của chùa gồm: tam quan, mộ tháp, tiền đương, thượng điện, hành lang, phương đình và hậu cung. Sân phía bên phải có một mộ tháp phật Tây Trúc, bên trái là Bồ Tát nhà Lý (Lý Thầm). Hai mộ tháp đều xây hình bát giác, ba tầng. Đỉnh nóc đắp nổi  4 hình rồng uốn khúc thành hình quả dành. Liền với sân chùa là nhà tiền đường khá lớn gồm 7 gian được làm theo kiểu đầu hồi bít đốc. Nối với gian giữa và chạy vào phía trong là toà thượng điện của chùa. Cách tường sau của toà thượng điện một khoảng sân nhỏ là nhà phương đình. Sát với phương đình là hậu cung nơi để khám thờ trong có tượng thánh tổ, thiền sư trụ trì đầu tiên ở chùa là bồ tát nhà Lý.
           Chùa còn giữ được nhiều hiện vật quý như : bia dựng (1390), 3 quả chuông(1814), một khánh đồng (1843), một bộ kiệu bát cống chạm rồng thế kỷ 18, 32 đạo sắc phong sớm nhất là năm Cảnh Trị thứ 8 (1670) đời vua Lê Hiển Tông, một cuốn thần phả soạn năm Hồng Phúc( 1572).
           Làng Thượng Phúc lấy ngày hoá Bồ Tát họ Hồ 14 tháng tư và ngày hoá của bản tượng Pháp Vũ 24 tháng 4 để tổ chức hộ chùa.
          Từ đầu tháng hai các cụ già dã bàn việc mở hội, sau khi đã đồng tâm nhất trí  thì cắt cử mọi việc, người lo tiếp khách thập phương, người đi kén quân cờ, quân kiệu. Từ sáng sớm ngày 16 tháng 2 trẻ già trai gái  trong làng và khách thập phương đã tề tựu ở đền Minh Từ để rước thánh về đình. Trống cái chiêng to đều do hai người khiêng, một người che tán, một ông thủ kiệu vừa đi sau đánh. Đám rước đi đến đâu chiêng trống đàn sáo vang lừng đến đấy, ở các ngõ xóm, bên kia sông dân làng Khúc Thuỷ bày bàn thờ vái vọng sang.
          Về đến nơi, để kiệu ở san và rước thánh vào ngự trong đình, các cụ ông tế nhập tịch. Buổi chiều là cuộc thi bơi thuyền trên dòng sông Nhuệ, năm thì bơi thuyền gỗ, có năm bơi thuyền thúng. Ngày 17 tháng hai trong đình khách thập phương về lễ bái, ngoài sân tổ chức các trò vui đánh cờ người, đập niêu, chọi gà…
          Sáng 18 tháng 2 rước thánh hoàng cung.
          Vị thành hoàng làng cũng có một không hai: Bà có uy của thần, có đức của phật lại là hoàng thái phi, mẫu nghi triều Trần- bà Minh từ Hồ Thuận Nương.
          Hội làng vào ngày 16 tháng 2 âm lịch.
         Chùa Bảo Tháp được Bộ Văn Hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1990.




 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành